Giao dịch phái sinh 7 tháng đầu năm tăng 95%
Khi thị trường cổ phiếu có nhiều biến động, thị trường chứng khoán phái sinh vẫn có được sự tăng đáng kể.7 tháng năm 2020, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai (HĐTL) tăng xấp xỉ 95% so với năm 2019, đạt 173.009 hợp đồng/phiên.Kỷ lục được thiết lập là mốc 356.033 hợp đồng tại phiên giao dịch ngày 29/7/2020.Ngày 5/8, OI toàn thị trường phái sinh đã đạt 38.817 hợp đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.
3 năm kể từ khi khai trương hoạt động (10/7/2017), thị trường chứng khoán phái sinh hiện có 2 sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 (HĐTL) và trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Trong đó, hợp đồng tương lai TPCP là sản phẩm dành riêng cho các nhà đầu tư tổ chức.
Tính hết tháng 7/2020, đã có tổng số hơn 67,9 triệu hợp đồng tương lai được giao dịch. Năm 2019, khối lượng giao dịch bình quân đạt 88.740 hợp đồng/phiên, tăng 12,6% so với năm trước đó. 7 tháng năm 2020, khối lượng tăng xấp xỉ 95% so với năm 2019, đạt 173.009 hợp đồng/phiên. Mức khối lượng giao dịch kỷ lục được thiết lập là mốc 356.033 hợp đồng tại phiên giao dịch ngày 29/7/2020.
Nguồn: HNX
Để so sánh, Sở Giao dịch Hợp đồng tương lai Đài Loan (TAIFEX) phải mất 13 năm, Sở Giao dịch chứng khoán phái sinh Thái Lan (TFEX) phải mất hơn 7 năm mới đạt được số lượng hợp đồng giao dịch như mức Sở GDCK Hà Nội (HNX) đạt được hiện nay.
Nguồn: HNX
Video đang HOT
Khối lượng hợp đồng mở (open interest – OI) gấp 4,7 lần từ 8.077 hợp đồng vào thời điểm cuối năm 2017 lên 38.001 hợp đồng ngày 31/7/2020. Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, khi thị trường cổ phiếu có nhiều biến động, thị trường chứng khoán phái sinh vẫn có được sự tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch HĐTL trên chỉ số VN30 tăng gần 30% và OI tăng 12% so với tháng trước đó. Trong tháng 4/2020, khối lượng giao dịch phái sinh tăng 19% và OI tăng 70% so với tháng 3. Mới đây nhất, sau đợt sụt giảm mạnh của thị trường cơ sở do tác động của dịch Covid 19 lần 2 vào cuối tháng 7, ngày 5/8, OI toàn thị trường phái sinh đã đạt 38.817 hợp đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nguồn: HNX
Với sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, với đặc thù là sản phẩm dành riêng cho nhà đầu tư tổ chức nên giao dịch của sản phẩm này chưa thât sư sôi động. Sau 1 năm ra mắt, có 296 hợp đồng được giao dịch.
Nguồn: HNX
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn liên tục tăng hàng tháng. Đến cuối tháng 7/2020, đã có 132.274 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, tăng gấp 1,5 lần so với cuối năm 2019. Hệ thống thành viên giao dịch và bù trừ của thị trường chứng khoán phái sinh đến nay đã có 19 công ty chứng khoán, tăng 5 thành viên so với năm 2019.
Nguồn: HNX
Trong thời gian tới, bên cạnh các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số, HNX cũng có kế hoạch nghiên cứu phát triển các sản phẩm hợp đồng tương lai dựa trên các cổ phiếu đơn lẻ (SSF) và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ (SSO).
Đồng thời, HNX đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý và đơn vị tổ chức thị trường có liên quan để xây dựng khung pháp lý chuẩn bị cho việc ra mắt các sản phẩm mới, có thể áp dụng từ sau năm 2020. Ngoài ra, Sở cũng không ngừng nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt là phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức trên thị trường phái sinh. Song song với đó, HNX tiếp tục phối hợp các cơ quan quản lý để tăng cường công tác giám sát trên thị trường phái sinh cũng như giám sát liên thị trường, đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả, và an toàn cho nhà đầu tư.
Chứng khoán ngày 15/6: Thanh khoản cao kỷ lục, đạt hơn 1 tỷ USD
Nhà đầu tư được chứng khiến một phiên giao dịch khớp lệnh tới hơn 1 tỷ USD.
Chứng khoán ngày 15/6: Thanh khoản cao kỷ lục, đạt hơn 1 tỷ USD. Ảnh minh họa: TTXVN
Sở dĩ phiên hôm nay khớp lệnh đạt kỷ lục từ khi khai trương thị trường chứng khoán Việt Nam là nhờ giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu VHM.
Theo đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6, VN - Index giảm 31,05 điểm (3,6%) xuống 832,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 708,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 22.734 tỷ đồng. Toàn sàn có 96 mã tăng, 45 mã đứng giá và 291 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 3,09 điểm (2,64%) xuống 113,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 88,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 827,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 57 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 109 mã giảm giá.
Chỉ số UPCoM cũng giảm 0,41 điểm (0,73%) xuống 55,54 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 41,48 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 439,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 86 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 103 mã giảm giá.
Như vậy, tính chung trên toàn thị trường, thanh khoản hôm nay đạt tới hơn 24.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD). Thanh khoản cao như vậy là do VHM giao dịch thỏa thuận lên tới hơn 201,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 14.500 tỷ đồng.
Nếu như phiên sáng thị trường còn "lình xình", giữ giá thì đến phiên chiều các chỉ số đồng loạt lao dốc. Hàng loạt cổ phiếu lớn, nhỏ chìm sâu trong sắc đỏ.
Cụ thể, trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 25 mã giảm giá, trong khi chỉ có 5 mã tăng giá. Các mã giảm giá mạnh có thể kể đến như SSI giảm 6,8% xuống mức giá sàn, VHM giảm 6,7%, SAB giảm 5,2%, VNM giảm 5,1%, HPG giảm 4,2%, PNJ giảm 3,9%, MSN giảm 3,6%, VRE giảm 3,5%, VIC giảm 3,1%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng giảm rất sâu. Cụ thể, VPB giảm 6,5%, BID giảm 6,1%, TCB giảm 5%, ACB giảm 4,9%, CTG giảm 4,3%, VCB giảm 4,2%, MBB giảm 3,7%...
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng chung cảnh ngộ. Theo đó, PVC giảm tới 7,9%, PVD giảm 5,6%, PVB giảm 5,3%, PVS giảm 4,8%, GAS giảm 3,4%, PLX giảm 2,7%...
Phiên hôm nay, nhờ giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư nước ngoài đối với VHM, thị trường cũng có mức mua ròng kỷ lục.
Cụ thể, trên HOSE, khối ngoại mua ròng tới 14.282,34 tỷ đồng. Theo đó, riêng VHM, khối ngoại đã mua ròng hơn 14.500 tỷ đồng. Tiếp đến là CTG được mua ròng hơn 47,6 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 4,98 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh nhất sàn này là SHB (hơn 4,1 tỷ đồng, SHS (trên 1,6 tỷ đồng).
Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng 21,15 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh là LPB (hơn 18,5 tỷ đồng), VEA (hơn 3,89 tỷ đồng), VTP (hơn 2,1 tỷ đồng).
Trên thị trường thế giới, các thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên 15/6, tiếp tục đà giảm từ tuần trước, do những lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai của đại dịch COVID-19 trên khắp thế giới, điều có thể khiến tốc độ nới lỏng phong tỏa cũng như đà phục hồi kinh tế bị hãm lại.
Chốt phiên, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 1,02%, xuống 2.890,03 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,16%, hay 524,43 điểm, xuống 23.776,95 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 3,47%, xuống 21.530,95 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 4,76%, xuống 2.030,82 điểm./.
Theo xu hướng của thế giới, chứng khoán trong nước chìm trong sắc đỏ Giới đầu tư trên thế giới còn nhiều lo ngại về làn sóng lây nhiễm đại dịch COVID-19 lần thứ hai khiến các thị trường chứng khoán lớn tại châu Á giảm điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đi xuống trong phiên sáng 15/6. Giao dịch chứng khoán tại Sàn Maybank KimEng (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN Cuối phiên...