Giao dịch không tiền mặt “lên ngôi”, lượng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng tăng mạnh
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt khi dịch bệnh bùng phát có thể là nguyên nhân khiến lượng giao dịch thanh toán nội địa tăng mạnh trong quý II, đồng thời với đó, lượng tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng tăng mạnh.
Giao dịch thanh toán qua thẻ ngân hàng tăng mạnh
Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, số liệu giao dịch thanh toán nội địa trong quý II/2020 tăng mạnh. Cụ thể, số lượng giao dịch được thanh toán bằng thẻ ngân hàng là hơn 171 triệu món với giá trị giao dịch trên 399.000 tỷ đồng.
Con số này tăng mạnh so với với gần 86 triệu món, tương đương gần 206.000 tỷ đồng trong quý I-2020; và gần 97 triệu món với trên 222.000 tỷ đồng trong quý IV-2019.
Video đang HOT
Trong khi đó, số lượng giao dịch qua ATM và POS/ EFTPOS/EDC lại có xu hướng giảm. Cụ thể, số lượng giao dịch qua ATM đạt hơn 233,7 triệu món với hơn 631.500 tỷ đồng (so với con số quý I là gần 727.700 tỷ đồng); số lượng giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC là hơn 72,7 triệu món với 128.300 tỷ đồng (quý I hơn 148.4000 tỷ đồng).
Cũng theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, số lượng thẻ ngân hàng cũng tăng lên trong quý II/2020 là hơn 2,9 triệu thẻ, lũy kế đạt 90,69 triệu thẻ.
Cùng với việc tăng mạnh các giao dịch thanh toán qua thẻ thì lượng tiền gửi thanh toán của khách hàng cũng tăng mạnh. Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy đến cuối quý II/2020, toàn hệ thống ngân hàng có gần 524.000 tỷ đồng tiền gửi thanh toán của cá nhân trong tài khoản ngân hàng, tăng gần 47.300 tỷ đồng so với quý I. Trước đó, trong quý I/2020, tổng tiền gửi thanh toán của cá nhân đã giảm gần 23.300 tỷ đồng.
Đây là tiền gửi không kỳ hạn đang hoạt động của cá nhân tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng (như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngoài thẻ). Đối với tiền gửi thanh toán, ngân hàng chỉ phải trả lãi suất rất thấp, 0,1-0,2%/năm.
Loại bỏ thẻ "chết", số lượng thẻ ngân hàng giảm mạnh
Sau khi loại bỏ số thẻ "chết", số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành tại thời điểm cuối quý I/2020 còn 103,13 triệu thẻ, giảm mạnh so với con số 171,3 triệu thẻ hồi cuối tháng 9/2019.
Ngân hàng nhà nước cho biết, để phản ánh thực trạng hoạt động thẻ, kể từ quý 4/2019, cơ quan này sẽ thực hiện công bố tổng số lượng thẻ đang lưu hành thay cho chỉ tiêu tổng số lượng thẻ đã phát hành lũy kế, phản ánh sự gia tăng số lượng thẻ mới phát hành qua từng kỳ số liệu.
Tổng số lượng thẻ đang lưu hành là tổng số lượng tất cả các thẻ do tổ chức phát hành thẻ đã phát hành và đang lưu hành tại ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, không bao gồm các thẻ do tổ chức phát hành thẻ phát hành nhưng chưa được kích hoạt, thẻ đã hết hạn sử dụng, các thẻ đã bị đóng, hủy theo yêu cầu của chủ thẻ hoặc do tổ chức phát hành thẻ đóng, hủy thẻ.
Ngân hàng Nhà nước đã loại bỏ tới hơn 72 triệu thẻ "chết" trong con số thống kê về thẻ ngân hàng
Với thống kê này, số lượng thẻ theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước đã giảm mạnh kể từ sau quý III-2019. Cụ thể, tại thời điểm cuối tháng 9/2019, lượng thẻ ngân hàng theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước lên tới 171,3 triệu thẻ. Tuy nhiên, đến cuối quý IV-2019, cơ quan này ghi nhận có 99 triệu thẻ đang lưu hành. Như vậy, đã có ít nhất hơn 72 triệu thẻ "chết" bị loại ra khỏi con số thống kê.
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tại thời điểm cuối quý I-2020, số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành là 103,13 triệu thẻ. Trong đó, có 87,78 triệu thẻ nội địa và 15,35 triệu thẻ quốc tế.
Như vậy, con số thẻ lưu hành trung bình tính trên dân số Việt Nam (kể cả người già và trẻ nhỏ) vào khoảng hơn 1 thẻ/người.
Cũng theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tại thời điểm cuối quý I-2020, số lượng giao dịch qua ATM đạt gần 251 triệu món với 727.691 tỷ đồng; lượng giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC đạt trên 81,5 triệu món với khoảng 148.419 tỷ đồng.
Số lượng giao dịch thanh toán nội địa bằng thẻ ngân hàng cùng thời điểm đạt gần 86 triệu món với 205.617 tỷ đồng.
Tiền gửi không kỳ hạn của người dân trong tài khoản ngân hàng tăng mạnh trở lại Lượng tiền gửi thanh toán (hay tiền gửi không kỳ hạn) của cá nhân tăng mạnh trở lại trong quý II là chỉ báo cho thấy mức độ sẵn sàng chi tiêu đã phục hồi rõ rệt sau "làn sóng" dịch bệnh lần thứ nhất. Diễn biến này cũng có lợi cho hệ thống ngân hàng bởi tiền gửi thanh toán có lãi...