Giao dịch chuyển khoản của Vietcombank bị lỗi do Viettel ‘quá tải’
Liên tục các giao dịch chuyển khoản trực tuyến của Vietcombank gặp lỗi bởi nhà mạng Viettel quá tải
Liên tục các giao dịch chuyển khoản trực tuyến của Vietcombank gặp lỗi bởi tin nhắn mã OTP bị nghẽn mạng
Những ngày gần đây, Báo Giao thông nhận được phản hồi của khách hàng là chủ tài khoản của Vietcombank, sử dụng thuê bao Viettel, gặp lỗi trong giao dịch trực tuyến Internet banking.
Cụ thể khi thực hiện giao dịch trực tuyến, tới khâu xác nhận mã bảo mật OTP, khách hàng phải đợi từ 5-10 phút mới nhận được tin nhắn gửi mã về điện thoại. Trong khi đó mỗi lệnh giao dịch chỉ cho phép xác nhận trong vòng khoảng 1 phút để giữ bảo mật cho tài khoản. Chính vì vậy khi mã OTP về điện thoại chậm, khách hàng sẽ phải thực hiện lệnh giao dịch từ đầu. Có khách hàng phải thực hiện tới chục lần mới thành công! Thậm chí có người không thực hiện được.
Chị Nguyễn Thủy (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết trong chiều 12/11 chị thực hiện thao tác thanh toán cước phí di động xong hết lần này tới lần khác đều không thành công do không nhận được mã OTP. “Thực hiện lệnh giao dịch mấy lần từ chiều mà không xong. Tới tối thì hàng loạt tin nhắn gửi mã OTP đổ về điện thoại”, chị Thủy cho hay.
Tương tự, chị Mai Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bức xúc khi không thực hiện chuyển khoản được cho đối tác. “Mã OTP gửi về rất chậm khiến tôi phải hủy hàng loạt lệnh. Trong khi đó lại bị đối tác thúc giục tuy nhiên không thể ra ngân hàng giao dịch vì đã quá giờ hành chính”, chị Trang bày tỏ. Quá bức xúc, chị Trang gọi điện phản ánh sự việc tới đường dây chăm sóc khách hàng Vietcombank. “Nhân viên cho hay, ngân hàng vẫn thực hiện đẩy mã OTP như thường. Đây có thể lỗi của nhà mạng, bởi nhiều khách hàng sử dụng mạng viettel cũng gặp tình trạng như vậy”, chị Trang bày tỏ.
Video đang HOT
Chị Trang gọi điện phản ánh sự việc tới đường dây chăm sóc khách hàng Vietcombank. Nhân viên trực tổng đài cho hay, ngân hàng vẫn thực hiện đẩy mã OTP như thường. Cũng theo nhân viên này, các trường hợp phản ánh lỗi tương tự đều rơi vào khách hàng sử dụng thuê bao của Viettel, trong khi các mạng khách vẫn hoạt động bình thường. Ngân hàng cũng đã làm việc với nhà cung cấp dịch vụ Vietel, yêu cầu nhanh chóng khắc phục lỗi.
Chị Mai Trang bức xúc: “Vậy mà Viettel không hề thông tin đến khách hàng về sự cố, cũng không hướng dẫn, khuyến cáo khách hàng xử lý khi rơi vào tình huống đó. Cách hành xử như vậy rất thiếu chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng khách hàng”
Được biết, tình trạng trên kéo dài từ 9/11 tới chiều nay (13/11) mới được khắc phục. Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện nhà mạng Viettel, thừa nhận sự cố khách hàng giao dịch trực tuyến bị chậm mã OTP. “Thời gian vừa qua lượng giao dịch trực tuyến tăng rất mạnh, tin nhắn mã OTP bị lặp nhiều trong khi Viettel lại đang chạy hệ thống chặn tin nhắn rác, dẫn tới lỗi chậm gửi tin mã OTP. Ngay sau khi biết được thông tin Viettel đã làm việc với ngân hàng và các trang thương mại điện tử để khắc phục”, đại diện này cho hay.
Theo Báo Mới
Chỉ 5% thuê bao di động được chuyển mạng giữ nguyên số để đánh giá tác động đối với thị trường
5% thuê bao di động được chuyển mạng giữ nguyên số để đánh giá tác động của dịch vụ đối với thị trường
Trong bối cảnh nhận được rất nhiều khuyến nghị của các tổ chức, liên minh viễn thông thế giới cũng như để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường viễn thông, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã phê duyệt Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao và ban hành thông tư số 35/2017/TT-BTTTT ngày 23/11/2017 quy định về việc chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số. Đây là hành lang pháp lý cơ bản để các đơn vị liên quan đầu tư, thiết lập, nâng cấp hệ thống thiết bị triển khai dịch vụ.
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số được triển khai sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thị trường viễn thông, doanh nghiệp viễn thông, thuê bao di động và đáp ứng mục tiêu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Đối với thuê bao di động: Đem lại khả năng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình trong khi vẫn giữ được số điện thoại, xóa bỏ rào cản phải thay số điện thoại mới, gây rắc rối trong công việc và sinh hoạt của người sử dụng.
Đối với doanh nghiệp viễn thông, đây là động lực cho doanh nghiệp di động tăng cường năng lực cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng nhất là các khách hàng lâu năm đã gắn bó với mình. Đây có thể coi là một kênh phát triển thuê bao trong bối cảnh thị trường viễn thông di động đang dần bão hòa.
Đối với thị trường viễn thông, việc tạo dựng môi trường cạnh tranh tương tự như nhiều nước trên thế giới sẽ giúp cho các doanh nghiệp di động có kinh nghiệm để phát triển kinh doanh ra các nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo ra xu hướng cá thể hóa số điện thoại qua đó góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông, giá trị gia tăng đi kèm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng phát triển.
Việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số là một trong các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy cạnh tranh.
Về cách thức triển khai, dịch vụ chuyển mạng triển khai theo mô hình Cơ sở dữ liệu tập trung, các nhà mạng sẽ cập nhật thông tin về thuê bao chuyển mạng tại Cơ sở dữ liệu tập trung về hệ thống thiết bị của mình để phục vụ cho việc định tuyến cuộc gọi, tin nhắn... đến các thuê bao đã chuyển mạng.
Thời gian vừa qua, Cục Viễn thông và các doanh nghiệp di động đã tích cực phối hợp, làm việc để đưa dịch vụ chuyển mạng đến với người sử dụng dịch vụ viễn thông. Do đặc tính kết nối của các mạng viễn thông nên quá trình triển khai đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc: dịch vụ triển khai cần sự nâng cấp hệ thống; thống nhất về qui trình khai thác, giá cước dịch vụ, điều kiện sử dụng dịch vụ, v.v... không chỉ giữa các doanh nghiệp di động mà cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung.
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số được triển khai trong bối cảnh các doanh nghiệp di động đang cung cấp dịch vụ cho trên 120 triệu thuê bao nên phải thực hiện từng bước chắc chắn để không có tác động tiêu cực đến hoạt động của toàn bộ mạng viễn thông. Cục Viễn thông và các doanh nghiệp di động đã thống nhất sẽ triển khai dịch vụ đối với các thuê bao trả sau (khoảng 5%) để đánh giá tác động của dịch vụ đối với thị trường, kịp thời có các biện pháp để loại bỏ tác động tiêu cực nếu có trước khi triển khai trên diện rộng.
Đến nay, sau khi đã hoàn thành quá trình thử nghiệm dịch vụ với tải thật, Bộ TT&TT đã chỉ đạo Cục Viễn thông và các doanh nghiệp di động, cố định,... sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho thuê bao di động với kế hoạch cung cấp dịch vụ trên phạm vi cung cấp dịch vụ toàn quốc.
Đối với các mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone cung cấp dịch vụ cho thuê bao trả sau từ 16/11/2018. Từ 1/1/2019, các doanh nghiệp Viettel, VinaPhone, MobiFone và Vietnamobile sẽ đồng loạt cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho cả thuê bao di động trả trước và trả sau.
Bộ TT&TT tin tưởng dịch vụ chuyển mạng sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho các thuê bao di động, doanh nghiệp viễn thông và sự phát triển của thị trường dịch vụ di động.
Theo Báo Mới
Phí chuyển mạng giữ nguyên số là 120.000 đồng Ngày 16/11, ba nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam là VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (Mobile Number Portibility - MNP) cho khách hàng. Hiện dự kiến phí rời mạng là 60.000 đồng và mức phí chuyển đến sử dụng mạng mới là 60.000 đồng. Như vậy tổng chi phí chuyển...