Giao dịch chứng khoán phái sinh tuần mới: Linh hoạt ứng biến
Thị trường liên tục “dền dứ” trong suốt tuần qua, cả bên mua và bên bán đều chưa có lý do để hành động quyết liệt. Thị trường có thể sẽ đòi hỏi nhà đầu tư linh hoạt ứng biến với các sự kiện, tin tức mới.
Thiếu nhóm trụ dẫn dắt
Thị trường giữ được đà tăng trong thời gian gần đây là do sự len lỏi linh hoạt của dòng tiền ở các nhóm ngành nhỏ như tài nguyên cơ bản (HPG), bán lẻ (MWG), điện, nước và xăng dầu (GAS).
Trong 3 nhóm ngành trụ lớn nhất trên thị trường chỉ có nhóm thực phẩm – đồ uống (VNM) là thu hút được dòng tiền đầu cơ ngắn hạn.
Nhóm cổ phiếu trụ chững lại trong tuần qua.
Trong khi đó, hai nhóm ngành trụ có mức độ ảnh hưởng lớn đến chỉ số chung khác là bất động sản (VIC, VHM), ngân hàng (VCB) chưa thực sự tạo được hiệu ứng lan tỏa tích cực.
Trong xu hướng của thị trường tăng giá (bull-market), lịch sử cho thấy phải có ít nhất 2 nhóm ngành trụ dẫn dắt thì quá trình đi lên của chỉ số chung mới bền vững.
Hiện tại chỉ có nhóm thực phẩm – đồ uống phát huy được vai trò dẫn dắt khiến quá trình đi lên của VN30 gặp nhiều trở ngại.
Thậm chí, xét trong ngắn hạn, tình trạng “xanh vỏ, đỏ lòng” đang diễn ra khi về mặt điểm số VN30 duy trì được đà tăng ngắn hạn nhưng nhịp tăng này không đến từ các trụ dẫn dắt lớn nhất, mạnh nhất, mà đến từ những nhóm ngành nhỏ hơn.
Khối ngoại giảm bán ròng
Video đang HOT
Khối nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trong 2 tuần gần đây, bất chấp thị trường giữ được đà tăng trong ngắn hạn. Động thái bán ròng của khối ngoại đã níu chân thị trường, nhưng dòng tiền nội vẫn miệt mài hấp thụ lượng bán ra này, giúp thị trường tránh được nguy cơ giảm nhanh theo quán tính.
Nếu thị trường ghi nhận sự đồng thuận của cả dòng tiền nội và dòng tiền ngoại, chỉ số có khả năng sẽ bứt phá, thậm chí khối ngoại giảm bán ròng cũng có thể là chất xúc tác tích cực cho thị trường chung.
Giá trị giao dịch tích lũy của khối ngoại trên VN30.
Thực tế, trong vài phiên gần đây, mức độ bán ròng của khối ngoại thu hẹp dần, giúp VN30 giữ được sự cân bằng. Trong phiên giao dịch gần nhất, khối ngoại quay trở lại mua ròng 34 tỷ đồng trên VN30, kết thúc chuỗi 11 phiên bán ròng liên tiếp. Trường hợp khối này không còn bán ròng mạnh, đây sẽ là yếu tố tháo gỡ nút thắt dồn nén của thị trường trong vài tuần gần đây.
Nhật ký giao dịch tuần qua
Giao dịch trong tuần qua tương đối ảm đạm, giá biến động trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp trên thị trường phái sinh, biên dao động chỉ 7 điểm, đòi hỏi nhà đầu tư phải vào/ra lệnh chính xác mới có được thành quả.
Việc thị trường dao động trong biên độ là diễn biến không khó để dự báo, nhưng biên độ biến động hẹp hơn so với kỳ vọng ban đầu là 15 – 20 điểm nên các kế hoạch giao dịch không được áp dụng suôn sẻ.
Diễn biến VN30F, VN30 và mức chênh lệch giá.
Kế hoạch trong trung hạn là canh mua khi giá phái sinh điều chỉnh về quanh khu vực 850 – 852, tuy nhiên, mức giá thấp nhất trong tuần chỉ là 865 nên trống vị thế trong trung hạn.
Trong ngắn hạn, chỉ có một cơ hội xuất hiện vào ngày 7/10 khi giá tiếp cận khu vực cận trên đã xác định trước quanh 870 điểm, mục tiêu ban đầu hướng tới là vùng 850 – 852 nhưng thực tế giá ngay lập tức bật nảy trở lại và không tạo thành cú trượt. Do đó, nhiều nhà đầu tư chốt vị thế bán tại mức giá 867.
Phiên 9/10 chứng kiến giá một lần nữa tiếp cận kháng cự quanh 870 và dền dứ ở đây một khoảng thời gian. Đây là phiên giao dịch cuối tuần và đi ngược xu hướng lớn nên quyết định không mở vị thế bán sẽ tránh được rủi ro nắm giữ qua hai ngày nghỉ cuối tuần. Đặc biệt, thị trường càng nhiều lần có khả năng muốn điều chỉnh nhưng không thể điều chỉnh thì rất dễ có những phiên bật lên.
Cơ hội mua trong nhịp điều chỉnh
Thị trường liên tục “dền dứ” trong suốt tuần qua, đây là hệ quả tất yếu của việc cả bên mua và bên bán đều chưa có lý do để hành động quyết liệt.
Mặt bằng giá của thị trường không còn thấp nhưng bên cầm cổ phiếu chưa có lý do chính đáng hay chưa có tin tức thực sự tiêu cực để đóng các vị thế mua đang nắm giữ, còn bên mua cũng cảm nhận rõ nền giá hiện tại không còn đủ hấp dẫn nên không tự tin trong việc mua đuổi.
Muốn phá đi sự giằng co này phải có chất xúc tác mới về mặt tin tức, nếu không thì trạng thái lình xình nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.
Sự linh hoạt ứng biến với các sự kiện, tin tức mới là điều mà nhà đầu tư nên có sự chuẩn bị. Trong thị trường giá tăng như hiện tại, quá trình lình xình tích lũy được xem là tín hiệu củng cố đà tăng để duy trì xu hướng, còn trong thị trường giá giảm (như năm 2018 – 2019) thì trạng thái lình xình có nguy cơ trở thành hiện tượng phân phối đỉnh. Cho nên, sự tích lũy của thị trường ở thời điểm này là diễn biến không đáng ngại.
Diễn biến và chiến lược giao dịch VN30F1M tuần qua.
Chiến lược giao dịch trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần từ 12 – 16/10), nhà đầu tư nên ưu tiên canh mua khi giá xuất hiện các nhịp chùng xuống khu vực quanh 865 điểm, với mục tiêu ít nhất là về cận trên 870 – 872 điểm.
Hạn chế tham gia bán dò đỉnh khi lực cung bán ra đang có dấu hiệu cạn dần sau nhiều phiên lình xình.
Chiến lược giao dịch trong trung hạn vẫn là canh mua, vùng giá phù hợp là khu vực 850 – 852 điểm. Việc này có thể chưa khả thi trong ngắn hạn, nhà đầu tư cần kiên nhẫn!
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* DTL: Ngày 20/4, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (DTL - HOSE) vào diện kiểm soát kể từ ngày 27/4/2020. Nguyên nhân do, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2018 và 2019 lần lượt là -17,24 tỷ đồng và -140,4 tỷ đồng.
* DBC: CTCP Chứng khoán SSI (SSI), cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC - HOSE), đã bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu DBC trong ngày 13/4. Qua đó, giảm sở hữu tại DBC xuống còn hơn 5,22 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,99%. Lien quan đến BDC, ông Nguyễn Văn Chuyện, em trai ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT của DBC đăng ký bán toàn bộ hơn 169.000 cổ phiếu DBC sở hữu, tỷ lệ 0,19%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 24/4 đến 22/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
* PNJ: CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ - HOSE) đã công bố Báo cáo tài chính quý I/2020 với doanh thu ghi nhận 5.001 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 408 tỷ đồng, giảm 5%.
* HVH: Ông Lê Văn Cường, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC (HVH - HOSE) đã mua vào 200.000 cổ phiếu HVH từ ngày 06/4 đến 21/4 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Cường đã nâng sở hữu tại HVH lên hơn 1,51 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,75%.
* HDC: Lucerne Enterprise Ltd, cổ đông lớn của CTCP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HDC - HOSE) đã bán ra 320.000 cổ phiếu HDC trong ngày 17/4. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại HDC xuống còn hơn 4,32 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,47%.
* APG: Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán An Phát (APG - HOSE) đã mua vào 600.000 cổ phiếu APG từ ngày 15/3 đến 13/4 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Hưng đã nâng sở hữu tại APG lên hơn 3,24 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,54%.
* DXG: CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG - HOSE) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với doanh thu giảm 60% và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 78%, lần lượt xuống 602 tỷ đồng và 67,5 tỷ đồng.
* AST: Penm IV Germany GMBH & CO. KG, cổ đông lớn của CTCP Dịch vụ hàng khong Taseco (AST - HOSE) chỉ mua được hơn 38.000 cổ phiếu AST trong tổng số 500.000 cổ phiếu AST đăng ký mua từ ngày 23/3 đến 21/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nắm giữ hơn 7,52 triệu cổ phiếu AST, tỷ lệ 16,72%.
* FCN: Pyn Elite Fund (Non-Ucits), cổ đông lớn của CTCP Fecon (FCN - HOSE) đã mua vào 500.000 cổ phiếu FCN trong ngày 13/4. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại FCN lên hơn 20,41 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,08%.
* DHG: CTCP Dược Hậu Giang (DHG - HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2020 với doanh thu đạt 858 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 177 tỷ đồng, tăng gần 31%.
Lạc Nhạn
Giao dịch chứng khoán chiều 21/4: La liệt cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 28 điểm Đổ đèo từ sớm do ảnh hưởng tâm lý từ việc giá dầu thô lao dốc, cộng với áp lực chốt lời dâng cao tại nhiều nhóm ngành đã khiến thị trường có phiên giao dịch đỏ lửa, trả lại hết số điểm có được sau chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trước đó. Sau phiên sáng giảm sâu với áp lực bán...