Giao dịch chứng khoán chiều 7/12: Các nhóm cổ phiếu đua nhau nổi sóng, VN-Index lên sát mốc 1.030 điểm
Dòng tiền chảy mạnh giúp các nhóm cổ phiếu đua nhau nổi sóng, đặc biệt là nhóm cổ phiếu thép, đã kéo VN-Index lên vùng đỉnh mới của hơn 3 năm qua.
Mặc dù có chút thận trọng khiến thanh khoản sụt giảm nhưng nhóm cổ phiếu bluechip với tâm điểm là dòng bank tiếp tục đóng vai trò lực đỡ chính giúp thị trường duy trì đà tăng điểm trong phiên sáng đầu tuần ngày 7/12.
Bước sang phiên giao dịch chiều, dòng tiền mạnh tiếp tục được bơm vào thị trường giúp sắc xanh lan tỏa. Chỉ số VN-Index ngày càng nới rộng biên độ và thử thách thành công mốc 1.030 điểm, xác lập đỉnh mới của thị trường trong hơn 3 năm qua (kể từ tháng 7/2018 đến nay).
Tuy nhiên, thị trường có chút hạ nhiệt trong những phút cuối phiên khiến VN-Index không giữ được mốc 1.030 điểm. Dù vậy, diễn biến khởi sắc của các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, thép, chứng khoán, đã giúp thị trường tiếp tục có phiên tăng khá tốt.
Đóng cửa, sàn HOSE có 275 mã tăng và 149 mã giảm, VN-Index tăng 8,49 điểm ( 0,83%), lên 1.029,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 520,34 triệu đơn vị, giá trị 10.096,92 tỷ đồng, giảm 6% về khối lượng và 5,64% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 4/12. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 46,78 triệu đơn vị, giá trị 1.166,83 tỷ đồng.
Các cổ phiếu lớn nhóm ngân hàng hỗ trợ tốt cho đà tăng thị trường như VCB tăng 2,2% lên 93.100 đồng/CP, TCB tăng 1% lên 25.050 đồng/CP, BID tăng 3,2% lên 43.000 đồng/CP, VPB tăng 1,1% lên 28.100 đồng/CP.
Cũng thuộc ngành tài chính, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến tích cực với SSI tăng 2,5%, HCM tăng 1% lên 24.800 đồng/CP, VND tăng 2,7% lên 19.200 đồng/CP, BVS tăng 6,2% lên 12.000 đồng/CP, BSI tăng 2% lên 10.500 đồng/CP, APS tăng 6,7% lên 3.200 đồng/CP, SHS tăng 1,4%, ORS tăng 3% lên 10.200 đồng/CP.
Ngoài ra, một số mã lớn khác cũng có diễn biến tích cực như VNM, GAS và PLX tăng gần 1%, SAB tăng 2,5% lên 207.000 đồng/CP.
Đáng chú ý trong phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu thép. Lực cầu sôi động đã tiếp sức cho các cổ phiếu trong nhóm này đua nhau nổi sóng. Cụ thể, HPG tăng 3,4% lên mức 38.200 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh dẫn đầu thị trường, đạt 24,4 triệu đơn vị.
Thêm vào đó, HSG tăng trần lên mức 19.650 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh đạt gần 19,6 triệu đơn vị, dư mua trần gần 0,3 triệu đơn vị; NKG cũng tăng hết biên độ lên mức 13.950 đồng/CP và khớp gần 7,6 triệu đơn vị; TLH và VGS cũng có mức tăng 5,4-5,5%…
Trong khi các mã lớn như VHM và VJC vẫn giao dịch dưới mốc tham chiếu, hoặc MBB, STB đảo chiều giảm, thì TCH lại hồi phục sắc xanh cùng giao dịch tăng vọt. Kết phiên, TCH tăng 0,3% lên mức 19.750 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 23,27 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản trên sàn HOSE, chỉ sau HPG.
Video đang HOT
Trên sàn HNX, mặc dù trong gần suốt phiên chiều thị trường vẫn lình xình giằng co nhẹ, nhưng lực cầu tăng vọt cuối phiên đã giúp HNX-Index bật cao.
Đóng cửa, sàn HNX có 117 mã tăng và 55 mã giảm, HNX-Index tăng 0,5 điểm ( 0,33%), lên 152,48 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 58 triệu đơn vị, giá trị hơn 764 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,11 triệu đơn vị, giá trị 68,4 tỷ đồng.
Bên cạnh các cổ phiếu chứng khoán khởi sắc như đã nói ở trên, nhiều mã lớn cũng diễn biến tích cực hơn trong phiên chiều như SHB và PVS đảo chiều tăng nhẹ lên 17.500 đồng/CP, NTP có thời điểm được kéo lên trần và hiện tăng 3,32% lên 37.300 đồng/CP…
Trong nhóm HNX30 chỉ còn 4 mã gồm LHC, NVB, VCG và VCS giao dịch trong sắc đỏ, đáng kể là VCG giảm % xuống mức thấp nhất ngày 40.500 đồng/CP.
Về thanh khoản, top 5 mã dẫn đầu đều giao dịch trong sắc xanh gồm SHB khớp 7,55 triệu đơn vị, CEO khớp 5,4 triệu đơn vị, VPS khớp gần 5 triệu đơn vị, VIX khớp 4,22 triệu đơn vị, TNG khớp gần 3,2 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, lực cầu gia tăng cuối phiên cũng giúp UPCoM-Index kịp đảo chiều hồi phục trước khi thị trường đóng cửa.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,13%), lên 68,7 điểm với 128 mã tăng và 87 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 29,79 triệu đơn vị, giá trị 455,52 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,88 triệu đơn vị, giá trị 51,49 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR nới rộng đà tăng với mức tăng % lên 7.800 đồng/CP và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất thị trường UPCoM, đạt 7,18 triệu đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 là DVN tăng % lên 17.100 đồng/CP và khối lượng giao dịch đạt 3,84 triệu đơn vị.
Một số mã lớn khác cũng giao dịch khởi sắc, hỗ trợ tốt giúp thị trường hồi phục thành công như VGI, VEA, OIL, QNS…
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng nhẹ, trong đó, VN30F2012 tăng 0,8% lên 994,5 điểm, với khối lượng khớp lệnh gần 80.840 đơn vị, khối lượng mở đạt gần 31.610 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, giao dịch sôi động nhất tại CVIC2007 và VNM2016 với 153.356 đơn vị khớp lệnh và 134.006 đơn vị khớp lệnh. Kết phiên, CVIC2007 tăng 2,94% lên 700 đồng/cq, còn VNM2016 đứng giá tham chiếu 680 đồng/CQ.
Giao dịch chứng khoán chiều 8/10: Điểm sáng MSN không giúp VN-Index tránh khỏi phiên giảm điểm
Bảng điện tử bị sắc đỏ chi phối từ sớm đã tạo gánh nặng lên thị trường trong suốt cả phiên giao dịch, nhưng sức bật tốt từ MSN và PNJ đã giúp VN-Index chỉ mất điểm nhẹ khi đóng cửa.
Sau phiên sáng giảm nhẹ, áp lực bán đã nhanh chóng gia tăng ngay sau giờ nghỉ trưa, khiến VN-Index đổ đèo và chỉ tới khi thủng mốc 915 điểm, một số mã lớn thu hẹp đà giảm, và sự hỗ trợ của MSN đã giúp chỉ số nảy trở lại gần với tham chiếu khi đóng cửa.
Đóng cửa, sàn HOSE có 158 mã tăng và 253 mã giảm, VN-Index giảm 0,88 điểm (-0,10%), xuống 918,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 470,3 triệu đơn vị, giá trị 7.946,3 tỷ đồng, giảm hơn 10% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 24 triệu đơn vị, giá trị 755 tỷ đồng.
Như đã đề cập, mã lớn MSN là điểm tựa lớn nhất giúp chỉ số không giảm sâu, khi gần như chỉ đi ngang quanh tham chiếu trong phiên nửa đầu phiên sáng đã được kéo mạnh sau giờ nghỉ trưa, đóng cửa 3,2% lên mức cao nhất ngày tại 63.900 đồng, khớp lệnh có hơn 4,84 triệu đơn vị.
Hỗ trợ thêm cho chỉ số còn có PNJ 2,8% lên 62.800 đồng; HPG 1,1% lên 28.100 đồng; FPT 1,4% lên 51.100 đồng; MWG 1,8% lên 109.500 đồng.
Ở chiều ngược lại, có gần 20 mã trong rổ VN30 giảm, nhưng đa số cũng chỉ giảm nhẹ dưới 1%, còn TCB -2,1% xuống 21.350 đồng; VPB -1,3% xuống 23.450 đồng và cặp đôi ngành tiêu dùng VNM và SAB mất hơn 1%.
Thanh khoản trong nhóm STB dẫn đầu với hơn 21,3 triệu đơn vị, giảm 1,1% xuống 13.550 đồng. HPG khớp hơn 18,2 triệu đơn vị; TCB khớp hơn 14,3 triệu đơn vị; TCH khớp được hơn 11,8 triệu đơn vị...
Tại nhóm cổ phiếu thị trường có thanh khoản tốt thì sắc xanh có ITA, PVD, DLG, GVR, DIG, DPM, SCR... Trong đó, ITA khớp lệnh cao nhất HOSE với hơn 29,3 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng chỉ 0,2% lên 5.290 đồng.
Điểm sáng thuộc về TTF, khi trở lại mức giá trần 7% lên 6.290 đồng, khớp lệnh hơn 7,1 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu ROS, FLC, HSG, HQC, HAG, GTN, HBC, DXG, GEX, ASM, LDG chìm trong sắc đỏ, khớp từ 4,97 triệu đến 16,5 triệu đơn vị.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất hôm nay là CTD. Sau khi vọt lên áp sát mức giá trần khi mở cửa đã dần bị đẩy xuống và kết phiên này chỉ còn 1% lên 61.100 đồng, khớp hơn 3,5 triệu đơn vị, cao nhất từ trước tới nay.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng đuối dần ngay khi bước vào phiên chiều, và cũng như VN-Index, sau đó bật nhẹ trở lại và đi ngang cho đến khi đóng cửa.
Nhìn chung sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trên bảng điện tử như ACB -0,9% xuống 23.200 đồng; VCS -1,7% xuống 75.700 đồng; PLC -2,2% xuống 22.400 đồng; TAR -2,2% xuống 22.100 đồng; NDN -2,7% xuống 18.100 đồng...
Nhích lên đáng kể có PVS 1,4% lên 14.200 đồng; SHS 1,6% lên 12.800 đồng; VCG 1% lên 40.300 đồng; hay HUT, TIG, MBG tăng điểm.
Trong khi đó, SHB, NVB, CEO dừng lại ở tham chiếu.
Thanh khoản ACB dẫn đầu sàn với hơn 13,89 triệu đơn vị khớp lệnh; PVS có 9,32 triệu đơn vị; HUT có 4 triệu đơn vị; SHS có 3,68 triệu đơn vị; NVB có 3,2 triệu đơn vị...
Đóng cửa, sàn HNX có 38 mã tăng và 56 mã giảm, HNX-Index giảm 0,52 điểm (-0,38%), xuống 135,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 65,7 triệu đơn vị, giá trị 855,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 8,8 triệu đơn vị, giá trị 99,5 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng rơi nhanh ngay sau khi giao dịch trở lại, và tương tự 2 chỉ số chính đã nảy nhẹ trở lại và đi ngang đến kết thúc phiên.
LPB vẫn được giao dịch lớn nhất với hơn 9,42 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 2,6% xuống 11.400 đồng.
Một cổ phiếu ngân hàng khác là VIB với hơn 3,4 triệu đơn vị khớp lệnh, chỉ đứng sau LPB cũng đã giảm điểm, mất 1,2% xuống 33.000 đồng.
Các cổ phiếu quen thuộc khác như CTR, ACV, QNS, VGI, LTG, C4G, MCH đóng cửa trong sắc đỏ, còn BSR, OIL, BVB, G36, SBS, VGT đứng tham chiếu.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,42 điểm (-0,66%), xuống 63,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 26,9 triệu đơn vị, giá trị gần 400 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,62 triệu đơn vị, giá trị 63,68 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng điểm nhẹ, trong đó, VN30F2010 tăng 0,2% lên 868,7 điểm với hơn 106.000 đơn vị khớp lệnh, khối lượng mở hơn 32.400 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, mã CVRE2007 được mua bán mạnh tay nhất khi có hơn 1,28 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng mã này chỉ đứng giá tham chiếu tại 490 đồng/cq.
Tiếp theo là CVPB2007 với hơn hơn 950.000 đơn vị khớp lệnh, giảm hơn 15% xuống 840 đồng/cq.
Giao dịch chứng khoán sáng 19/6: Bắt đáy HQC và ITA, PVX khuấy động UPCoM Sau 2 và 3 phiên bị chốt lời ồ ạt, lực cầu bắt đáy tại HQC và ITA chảy mạnh trong phiên sáng nay, hấp thụ hết lượng bán sàn. VN-Index cũng thoát khỏi cảnh lình xình như 2 phiên vừa qua. Sau chuỗi 13 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 12 phiên tăng trần liên tiếp (tính tới đầu phiên 16/6)...