Giáo án, nói lại cho rõ!
Giáo viên nói chung muốn dạy học tốt phải có chuẩn bị giáo án trước, không có trường hợp ngoại lệ nào dành riêng cho phó hiệu trưởng, hiệu trưởng.
Chuyện giáo án của giáo viên không phải là chuyện mới với nhà giáo, giáo án thật ra được xếp vào … “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”; hôm nay tôi lại tiếp tục nói về giáo án.
Giáo viên, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng đi dạy có cần giáo án không?
Giáo án là kế hoạch làm việc, kế hoạch dạy học của giáo viên. Muốn làm việc có hiệu quả tốt thì phải có kế hoạch.
Giáo án giúp giáo viên lường trước được những vấn đề phát sinh, dự trù biện pháp, giải pháp giải quyết vấn đề đó.
Như vậy, giáo viên nói chung muốn dạy học tốt phải có chuẩn bị giáo án trước, không có trường hợp ngoại lệ nào dành riêng cho phó hiệu trưởng, hiệu trưởng.
Giáo án được quy định trong điều lệ trường học, là hồ sơ bắt buộc phải có của bất cứ giáo viên nào … dạy học.
Giáo viên muốn dạy học tốt phải có chuẩn bị giáo án trước. (Ảnh minh họa: VnDoc.com)
Giáo án có quan trọng không?
Muốn làm bất cứ việc gì thành công đều phải có kế hoạch; kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, rõ ràng càng dễ thành công hơn.
Với giáo viên, dạy học như đánh giặc dốt, vì vậy giáo án càng quan trọng. Không có giáo viên nào dạy giỏi, có uy tín với đồng nghiệp, học trò mà dạy học không cần giáo án.
Giáo viên dạy giỏi, chuẩn bị giáo án càng chu đáo, một câu không thừa, một từ không thiếu trong tiết dạy.
Giáo án có phải “vòng kim cô” với giáo viên không?
Chuyện Tôn Ngộ Không bị trừng phạt chỉ khi vi phạm Phật pháp, nếu không có vòng “kim cô” thì Tôn Ngộ Không không thể giác ngộ thành Phật, vòng kim cô sẽ biến mất khi Tôn Ngộ Không tu thành chánh quả, chấp hành Phật pháp.
Với giáo viên cũng vậy, muốn trưởng thành trong nghề phải chuẩn bị giáo án tốt trước khi dạy học, nếu không chuẩn bị giáo án trước sẽ bị trừng phạt.
Video đang HOT
Vì vậy chỉ giáo viên lười, thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp, làm việc được chăng hay chớ, dạy học cốt cho hết tiết, đến tháng lĩnh lương, học sinh tiếp thu như thế nào không cần quan tâm mới coi giáo án là vòng kim cô mà thôi.
Chính vòng kim cô mới dành cho giáo viên không thực hiện đúng quy định, quy chế công việc.
Làm đúng lương tâm, trách nhiệm, quy chế chuyên môn, đã đi dạy là có giáo án rồi, giáo án không phải là vòng kim cô, giáo án chính là kế hoạch bài dạy, giúp mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Giáo án có lợi cho học trò không?
Người hưởng lợi đầu tiên từ giáo án không ai khác chính là học trò!
Thầy cô có kế hoạch chu đáo dạy bài sẽ hay, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất, kiến thức học sinh có được từ biết đến hiểu, vận dụng và liên hệ trong cuộc sống; hình thành, phát hiện, bồi dưỡng kỹ năng, năng lực cho học trò; tạo hứng thú và hình thành ham muốn học tập, tự học, nghiên cứu cho học trò.
Nếu không chuẩn bị giáo án tốt, một giáo viên giỏi cũng may ra hoàn thành tiết dạy ở mức trung bình, giáo viên khác chắc chắn khó mà đạt yêu cầu.
Giáo án có cần in ra không?
Điều lệ trường Tiểu học (Điều 30), Trung học (Điều 27) quy định trước khi lên lớp giáo viên phải có giáo án nhưng không quy định là giáo án viết tay, hay đánh máy; hay giáo án điện tử.
Trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2019-2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn,…” không có quy định cụ thể bắt buộc các cơ sở giáo dục quản lý giáo án bằng công nghệ thông tin.
Vì vậy, việc in giáo án hay không in giáo án hoàn toàn do quy định của mỗi trường, cho dù tốn kém hay không, giáo viên cũng phải thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo.
Nếu lãnh đạo nhà trường có năng lực về công nghệ thông tin, nên áp dụng quản lý, kiểm tra, giám sát giáo án điện tử của giáo viên.
Dù muốn hay không muốn, đã di dạy là phải chuẩn bị giáo án. Khẳng định 100% những giáo viên tự chuẩn bị giáo án tốt là giáo viên có trách nhiệm với nghề nghiệp mình đã chọn lựa, chất lượng tiết dạy sẽ tốt hơn.
Làm bất cứ việc gì cũng phải có kế hoạch, giáo viên ngại soạn giáo án, mua giáo án, chỉ chuẩn bị mang tính đối phó nên chuyển đổi nghề nghiệp vì trước hay sau rồi cũng bị đào thải.
Giáo án của người thầy có quan trọng hay không?
Thực tế, việc ký duyệt giáo án của giáo viên giờ đây cũng chẳng mấy ai bắt bẻ nên soạn giáo án trước tiên là để phục vụ cho chính công việc của người thầy.
Từ ngày 3/5 đến ngày 7/5 trên giaoduc.net.vn có 5 bài viết về chủ đề giáo án của người thầy. Có người lên án việc mua bán giáo án của giáo viên, có người giáo án chỉ để đối phó, hết năm cân ký nên mua cho tiện
Chúng tôi rất tán đồng với nhận định: " giáo án là một trong số các loại hồ sơ không thể thiếu của nhà giáo!" của tác giả Sơn Quang Huyến trong bài viết Có bắt buộc giáo viên in giáo án để cán bộ quản lý kiểm tra không?
Và, tất nhiên không bao giờ tán đồng quan điểm mua bán giáo án công khai trên mạng internet bởi người thầy rất khác với người thợ ở chỗ người thợ chỉ cần một bản vẽ, một bản thiết kế là có thể làm thành một sản phẩm hoàn thiện.
Nhưng, người thầy phải khác...
Hình ảnh người thầy đêm đêm thao thức cùng những trang giáo án - (Ảnh minh họa: baonghean.vn).
Giáo án của người thầy không phải chỉ đơn thuần là để ký duyệt và cân... phế liệu
Trước tiên, chúng tôi muốn khẳng định lại: " giáo án là một trong số các loại hồ sơ không thể thiếu của nhà giáo!" bởi điều này đã được quy định rất rõ trong những loại hồ sơ sổ sách bắt buộc của giáo viên.
Trong các loại hồ sơ sổ sách của người thầy thì giáo án là quan trọng bậc nhất. Chính vì quan trọng nên hàng tháng thì nhà nước vẫn phải chi trả tiền giấy bút, soạn bài cho giáo viên ở tất cả các cấp học.
Số tiền này dù không nhiều nhưng cũng đủ để thầy cô in ấn giáo án trong quá trình giảng dạy của mình.
Thực tế, đội ngũ nhà giáo của chúng ta có những người thầy rất giỏi, người thầy giỏi nhưng cũng không hiếm những người thầy...chưa giỏi.
Vì thế, việc thuộc được giáo án hiện nay không phải giáo viên nào cũng thuộc và nhớ một cách chính xác được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, nhớ được chuẩn kiến thức kỹ năng của bài học.
Nói thuộc giáo án để...dạy hàng ngày cho học trò (nhất là học trò nhỏ) thì đơn giản vô cùng nhưng thuộc được giáo án, làm chủ giáo án để dạy cho học trò lớn, để dạy thao giảng chuyên đề hay đi thi giáo viên giỏi các cấp thì lại là một chuyện rất khác.
Thực tế cho thấy giáo viên làm chủ giáo án trong những tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi một cách khoa học theo từng hoạt động dạy học hiện nay không nhiều.
Cho dù, người thực hiện đều là những người đã được nhà trường, tổ chuyên môn "chọn mặt gửi vàng"... cho dù những tiết dạy đó đã phải nháp đi, nháp lại từ lớp này đến lớp khác.
Người dạy lâu năm một khối thì thuộc lòng giáo án- đó là điều đương nhiên nhưng phần lớn giáo viên từ cấp Trung học cơ sở trở lên thì thường dạy 2 khối lớp và Ban giám hiệu nhà trường cũng thường thay đổi trong phân công qua mỗi năm học.
Có thể năm này dạy đầu cấp, sang năm dạy cuối cấp.
Những thầy cô dạy các môn Tự nhiên thì có phần đơn giản hơn nhưng những môn Xã hội thì số liệu, khái niệm rất nhiều.
Hơn nữa, những năm gần đây ngành giáo dục có nhiều thay đổi. Sách giáo khoa năm 2000 được thiết kế theo từng bài học thì mấy năm nay đã chuyển sang dạy theo nhiều chủ đề khác nhau.
Vậy, giáo án của người thầy có cần không? Giáo án có quan trọng không? Hay chỉ đơn thuần là để ký duyệt và bán phế liệu?
Người thầy có cần soạn giáo án và giáo án có quan trọng không?
Có người cho rằng việc soạn giáo án cũng chỉ để cho có nên nhiều thầy cô chọn mua cho tiện. Đúng là mua thì tiện lắm, vì chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ là có thể sở hữu được bộ giáo án cho riêng mình để đối phó.
Nhưng, mua rồi người thầy có làm chủ giáo án được hay không? Đừng nói mua là để đối phó với Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn.
Thực tế, việc ký duyệt giáo án của giáo viên giờ đây cũng chẳng mấy ai bắt bẻ nên việc soạn giáo án trước tiên là để phục vụ cho chính công việc của người thầy.
Người thầy muốn thuộc được giáo án thì việc đầu tiên phải đọc nội dung sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo rồi mới bắt tay vào soạn giáo án.
Giáo án có đầu tư tốt thì bài giảng trên lớp cũng sẽ tốt theo bởi mình soạn thì đương nhiên mình thuộc giáo án và chủ động hơn trong các hoạt động dạy học của mình.
Hơn nữa, ngày nay giáo án được lưu trên máy tính, hàng năm thì giáo viên chỉ bổ sung những cái hay, cái mới vào bài học. Việc soạn giáo án vì thế cũng không mất quá nhiều thời gian của người thầy- nếu người thầy nặng lòng với nghề.
Mua giáo án của người khác đơn giản lắm bởi nó thuận mua vừa bán như một món hàng ngoài chợ vậy.
Nhưng, mỗi đối tượng học trò ở từng khu vực có cách tiếp cận khác nhau nên giáo án, đề kiểm tra phải căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trường mình thì mới thực hiện được hiệu quả.
Vì thế, những người thầy giỏi, tâm huyết với nghề thường tự soạn giáo án cho riêng mình để dạy và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm qua từng bài học. Chính vì họ xem nghề giáo là nghiệp nên họ có đầu tư chiều sâu, không hời hợt và đương nhiên cũng không cần phải đối phó.
Việc đầu tư cho giáo án là đầu tư chiều sâu cho chuyên môn của chính mình nên không thể xem là lãng phí. Chỉ có những người không soạn được hoặc không muốn soạn mới phải cầm tiền đi mua giáo án từ chính đồng nghiệp của mình.
Giáo án có nơi đang là vòng kim cô với giáo viên, vô tác dụng với học trò Một số lãnh đạo đã tận dụng triệt để sức mạnh của giáo án để "ra tay" với những ai cảm thấy "ngứa mắt" bằng cách kiểm tra đột xuất, bất ngờ như kiểu tập kích. Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, giáo án là một trong 4 loại hồ sơ sổ sách buộc phải có...