Giành giật sự sống cho bệnh nhân 40 tuổi bị viêm màng não nguy kịch
Quá trình mổ, kíp phẫu thuật đã tiến hành khoan mở hộp sọ, bơm rửa, làm sạch mủ trong não đến khi dịch rửa trong, dẫn lưu áp xe dịch mủ…
Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh và tình trạng lâm sàng dần tốt lên.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã thực hiện ca phẫu thuật cứu sống bệnh nhân nam T.A.T (40 tuổi, trú tại phường Cẩm Trung, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) bị viêm màng não nguy hiểm sau hơn 1 tháng điều trị tích cực.
Theo người thân bệnh nhân, khi đang ở nhà, anh T đột ngột co cứng tay chân, sùi bọt mép khoảng 5 phút rồi tỉnh lại và không nhớ gì hết. Trước khi xảy ra sự việc khoảng 2 ngày, bệnh nhân có đau đầu, sốt nhẹ và được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám. Đáng chú ý, bệnh nhân có tiền sử suy thượng thận, vảy nến và đái tháo đường type 2 đang điều trị thường xuyên.
Bệnh nhân T được đưa vào khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả điều trị với chẩn đoán: Cơn động kinh/viêm xoang/suy thượng thận/tăng huyết áp/đái tháo đường type 2/hạ kali máu/vảy nến. Trong thời gian này, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và không có cơn co giật.
Kip phẫu thuật Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cứu bệnh nhân.
Sau 7 ngày vào viện, bệnh nhân đột ngột xuất hiện cơn co giật toàn thân và kết quả chụp CT sọ não chưa phát hiện dấu hiệu bất thường. Lúc này, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực-Chống độc-Thận nhân tạo để theo dõi và điều trị tiếp.
Tại đây, bệnh nhân được chọc dịch não tủy và nuôi cấy, tuy nhiên kết quả nuôi cấy dịch não tủy không thấy mọc vi khuẩn. Do kết quả cận lâm sàng không tương xứng với bệnh cảnh lâm sàng, nên các bác sĩ tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa trong bệnh viện và đưa ra chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não.
Tiếp đó bệnh viện thực hiện hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Các chuyên gia Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã thống nhất với chẩn đoán của Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (bệnh nhân bị viêm màng não). Cùng với đó, bệnh nhân tiếp tục thực hiện theo kế hoạch điều trị của Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả đã đề ra.
Sức khỏe bệnh nhân T.A.T đang hồi phục tốt sau ca mổ.
Tuy nhiên, những ngày sau bệnh nhân vẫn sốt liên tục, tình trạng lâm sàng chậm cải thiện, các bác sĩ tiến hành đổi kháng sinh để điều trị tiếp. Đến ngày 25/11, kết quả xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy dương tính với virus EBV và kết quả chụp cộng hưởng từ có hình ảnh viêm não, áp xe màng não.
Video đang HOT
Bệnh viện thực hiện hội chẩn liên khoa, xem xét tất cả quá trình điều trị, các yếu tố diễn biến mới và khẳng định bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật ngay.
Quá trình mỗ, kíp phẫu thuật đã tiến hành khoan mở hộp sọ, bơm rửa, làm sạch mủ trong não đến khi dịch rửa trong, dẫn lưu áp xe dịch mủ… Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, tình trạng lâm sàng dần tốt lên. Đến nay, tình hình sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, hồi phục nhanh, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo BS.CKI Nguyễn Văn Phái – khoa Hồi sức tích cực-Chống độc-Thận nhân tạo, bệnh viêm màng não do virus EBV rất hiếm gặp. Trường hợp này, người bệnh mắc nhiều bệnh nền nên diễn biến bất thường, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ đã luôn theo sát người bệnh để có phác đồ phù hợp…
Thuốc điều trị lưỡi bản đồ
Lưỡi bản đồ là tình trạng bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng đỏ không đều trông giống như bản đồ.
Ở một số người, các mảng đỏ có thể gây viêm, đau hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm và đồ uống.
1. Lưỡi bản đồ là gì?
Lưỡi bản đồ còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính, là một tình trạng viêm lành tính không rõ nguyên nhân, đặc trưng bởi các mảng ban đỏ đa ổ, không đều, giống như vết loét với viền trắng trên bề mặt lưỡi hoặc rìa bên.
Một số nghiên cứu cho thấy lưỡi bản đồ có thể là do một số yếu tố bệnh lý như:
Nhiễm trùng
Dị ứng
Thiếu hụt dinh dưỡng
Tình trạng tự miễn
Bệnh vẩy nến
Thiếu hụt vitamin cũng được coi là nguyên nhân tiềm ẩn, ví dụ, thiếu hụt vitamin D, B, B6, B12, axit folic, sắt và kẽm. Những thay đổi về hormone, trong đó có sử dụng thuốc tránh thai đường uống, các yếu tố tâm lý, như căng thẳng, lo lắng được cho là những yếu tố góp phần gây ra lưỡi bản đồ.
Lưỡi bản đồ có thể gây viêm, đau hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm và đồ uống.
2. Thuốc nào dùng điều trị lưỡi bản đồ?
Trong hầu hết các trường hợp, lưỡi bản đồ không có triệu chứng, vì đây là tình trạng lành tính nên không cần điều trị. Trong trường hợp có triệu chứng, như đau và/hoặc cảm giác nóng rát, có thể cân nhắc sử dụng:
2.1 Nước súc miệng
Nước súc miệng kháng histamin là dung dịch dùng để rửa khoang miệng. Cơ chế hoạt động của nước súc miệng này là ngăn chặn tác động của histamin được sản xuất từ những tế bào bạch cầu khi tiếp xúc với những dị nguyên từ môi trường bên ngoài tác động. Nước súc miệng nhìn chung là an toàn.
Tác dụng phụ phụ thuộc vào thành phần của sản phẩm, có thể bao gồm: Kích ứng tại chỗ, phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn...
2.2 Thuốc bôi tại chỗ
Trường hợp ngứa rát, châm chích khó chịu quá mức có thể bôi thuốc trực tiếp lên lưỡi như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc corticoid tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống tăng sinh, co mạch giúp làm giảm triệu chứng. Khi được sử dụng đúng cách, thuốc thường an toàn, hiếm khi gây ra các tác dụng phụ.
2.3 Thuốc đường uống
- Thuốc kháng sinh :Nếu có bội nhiễm cần dùng kháng sinh phổ rộng đường uống như cephalosporine thế hệ 2, 3, trong 7-10 ngày. Cephalosporin có độc tính thấp và nói chung là an toàn. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng. Tuy nhiên chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chống nấm : Nếu có bội nhiễm nấm có thể dùng kháng nấm đường uống bằng itraconazole, uống trong 2 tuần.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống nấm itraconazole là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu. Một số người dùng có thể gặp phát ban hoặc ngứa da... Những tác dụng phụ này thường nhẹ và tự biến mất sau một thời gian.
2.4 Bổ sung vitamin B nếu bị thiếu hụt
Trong một số trường hợp, thiếu hụt vitamin B có thể gây ra lưỡi bản đồ. Trường hụt đã từng bị thiếu hụt vitamin B cần tăng lượng vitamin B thông qua chế độ ăn uống hoặc dùng viên bổ sung vitamin. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm trái cây, đậu Hà Lan, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và cá.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin B để đảm bảo chúng không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.
Cần tránh các thực phẩm gây kích ứng.
3. Những điều người bệnh cần lưu ý
- Duy trì vệ sinh răng miệng: Đánh răng và lưỡi thường xuyên để giữ cho miệng sạch sẽ; sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm tránh gây kích ứng lưỡi.
- Tránh thực phẩm gây kích ứng: Xác định và tránh những thực phẩm có thể gây khó chịu, như thực phẩm cay, có tính axit hoặc có kết cấu thô, cứng.
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng, giúp giảm kích ứng.
- Sử dụng các biện pháp làm dịu: Một số người thấy dễ chịu hơn khi sử dụng các biện pháp tự nhiên như lô hội hoặc mật ong, nhưng cần phải thử nghiệm để xem có phản ứng nào không.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, vì vậy hãy cân nhắc các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc các bài tập thở sâu.
- Kiểm tra răng định kỳ: Đi khám răng định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng và trao đổi bất kỳ mối lo ngại nào với nha sĩ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn cảm thấy khó chịu nghiêm trọng hoặc có những thay đổi về triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ để được đánh giá thêm và tư vấn cụ thể.
Người phụ nữ 64 tuổi 'thoát' khỏi ung thư vú nhờ làm việc này Tin tưởng vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam, bà P.T.M.L (64 tuổi, sống tại Hoa Kỳ) đã bay gần 20 tiếng từ Mỹ về Việt Nam để phẫu thuật và điều trị căn bệnh ung thư vú. Tin tưởng vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam, bà P.T.M.L (64 tuổi, sống tại Hoa Kỳ) đã bay...