“Giành giật” con vì chuyện học hè
Đón đầu kỳ nghỉ hè của con, chị Trinh vội vàng đi đăng ký các lớp học hè, Toán, Anh, Văn cho con, “chạy trước” chương trình. Anh Mạnh chồng chị không đồng ý, đòi cho cháu về quê. Cậu con trai đang học lớp 3 đứng giữa cuộc giành giật của bố mẹ.
Từ đầu tháng 5, anh Mạnh (ngụ ở Q.3, TPHCM) đã đồng ý với bố mẹ hè này sẽ cho cu Kem về quê với ông bà. Mấy năm rồi, liên tục đi học hè cháu không được về quê chơi dù chỉ cách hơn trăm cây số (ở Tây Ninh). Nghe chồng nói vậy, chị Trinh vợ anh nhảy dựng lên nói rằng mình đã đăng ký cho con học thêm, không thể về quê được.
Khi con còn chưa nghỉ hè, nhiều bậc cha mẹ đã đôn đáo lo tìm chỗ học hè cho con. (Ảnh minh họa)
Hai vợ chồng anh Mạnh nổi xung với nhau vì cho rằng người kia tự ý quyết định, không hỏi ý kiến mình. Anh Mạnh thuyết phục vợ rằng con học quanh năm đã rất căng thẳng, cần phải nghỉ
ngơi, hít thở không khí trong lành nhưng chị Trinh không nghe, chỉ chăm chăm cho rằng bây giờ hè phải học trước chương trình nếu không vào năm học thua bạn bè ngay. “Con nhà người ta đi học hết, sao con anh phải nghỉ? Nghỉ để cho nó kém, nó dốt đi vào năm học lại không biết chữ gì”, chị Trinh nói.
Anh Mạnh không chịu, nói rằng mình đã hứa với ông bà, không thể thay đổi. Chị Trinh nghe vậy cầm điện thoại gọi ngay cho bố mẹ chồng thông báo cháu đích tôn phải đi học, không về quê được. Ông bà nội nhớ cháu, cố thuyết phục còn bị con dâu “răn”: “Học sinh ở thành phố đâu phải như ở quê. Ông bà rủ rê cháu, cháu nó học kém ông bà chịu tránh nhiệm được không?”.
Anh Mạnh cũng không vừa, vẫn khẳng định với bố mẹ, chờ cháu tổng kết sẽ đưa cháu xuống chơi với ông bà. Vợ chồng họ cãi nhau mấy tuần nay mà vẫn chưa đi đến hồi kết.
Sợ con học nhiều phát bệnh, chị Hiền (ngụ ở P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP.HCM) quyết định ngày hè năm nay sẽ không ép con đi học thêm mà để cháu vui chơi. Chồng chị nghe vậy nổi khùng, anh cho rằng ngày hè là cơ hội để con học nâng cao, trau dồi Ngoại ngữ và học thêm một số môn năng khiếu với lý lẽ trẻ học nhiều quá sẽ phát bệnh, hè là để con chơi. Chồng chị cười tỏ ý chê vợ kém hiểu biết: “Vậy cả thiên hạ này người ta phát bệnh hết chắc. Hè thời của cô cách đây hai chục năm khác với giờ nhiều lắm. Chiều lắm vào cho nó hư đi”.
Thấy chị Hiền khăng khăng theo ý của mình, chồng chị vẫn đi đăng ký học thêm ở trường cho con. Ngoài ra anh còn đăng ký liền các môn ngoại ngữ ở các trung tâm. Anh lôi con ra và hỏi: “Mày thích học hay thích chơi? Nếu thích chơi thì cho nghỉ học, sau này đi ăn mày”. Cô con gái nhìn bố mẹ nước mắt ngắn nước mắt dài: “Con đi học” dù trước đó cháu đã nói với mẹ hè được chơi là thích nhất.
Chị Hiền uất ức: “Ông ấy đăng ký đóng tiền rồi, không học thì cũng phải học. Bây giờ mình không cho cháu đi học chắc chắn gia đình sẽ chẳng được yên”.
Video đang HOT
Đừng “cưỡng bức” ngày hè của trẻ
Từ nghỉ hè dường như đang ngày càng đang xa vời với trẻ em thành phố bởi chưa kịp nghỉ bố mẹ các em đã có ngay kế hoạch học tập trong hè cho con. Nếu con không học hè, họ lo lắng rằng con sẽ quên hết bài vở, không kịp theo bạn bè khi nào năm học mới.
Trong ảnh: Trẻ vui chơi tại Thảo Cầm Viên, TPHCM).
Không ít trẻ, lịch học vào dịp hè còn dày đặc hơn trong năm học vì không phải đến trường nên nhiều phụ tranh thủ “nhồi nhét” tất cả các môn học cho con như văn hóa, ngoại ngữ, luyện chữ, học năng khiếu…
Cũng có những phụ huynh mong muốn ngày hè con được nghỉ ngơi nhưng không được vợ/chồng đồng tình. Nhiều cuộc giành giật con nhỏ theo ý mình cũng bắt đầu từ những mâu thuẫn, xung đột này mà ít ai quan tâm đến mong muốn thật sự của trẻ.
Như cháu Kem con anh Mạnh chị Trinh thút thít với bố: “”Bố mẹ làm nhiều cũng phải có lúc nghỉ ngơi, sao nghỉ hè còn bắt con đi học?”. Ông bố này đang hết sức đâu đầu vì nếu anh làm theo ý mình vợ anh “ăn vạ” bằng cách giận dỗi, nhịn ăn nếu anh không chịu cho cháu đi học hè. “Muốn là vậy nhưng thật tình tôi cũng lo để con chơi nó quên hết bài vở, sao lên lớp mới được?”, anh Mạnh nói.
Trước lo lắng của nhiều ông bố bà mẹ là ngày hè nếu trẻ không học bài sẽ quên hết kiến thức, ông Lê Ngọc Điệp, trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) chia sẻ rằng, bộ não của con người có một dung lượng nhất định không thể cứ nhồi nhét kiến thức liên tục. Việc vui chơi, tinh thần thoải mái cũng sẽ giúp trẻ tự nhiên khôi phục các kiến thức đã học chứ không phải chơi là quên như lo lắng của nhiều người.
Ông Điệp cho rằng, nhiều ông bố bà mẹ đang “cưỡng bức ngày hè của con”. Trong khi đây là quãng thời gian trẻ cần để ghỉ ngơi, dưỡng não sau 9 tháng học đã rất mệt mỏi. Những lúc này, phụ huynh ần cho trẻ vui chơi, chăm lo sức khỏe… làm sao để tạo nên ký ức về tuổi thơ thật hồn nhiên, thoải mái với trẻ.
“Nếu có ông bà ở quê nên cho cháu về quê chơi giúp cháu xả hết căng thẳng. Điều này cũng giúp trẻ cảm nhận cuộc sống quanh mình phong phú hơn cũng như tạo nên ký ức tuổi thơ đẹp trong trẻ”, ông Điệp khuyên.
Theo Dân Trí
Teen và trào lưu học hè cùng... người yêu
Đến lớp học với những trang phục hở hang, nước hoa thơm phức, sách vở thì chẳng mang. Vào lớp lại ngồi nói chuyện, đùa giỡn, chẳng học hành. Nhiều teen vẫn làm người khác khó chịu với kiểu đến lớp học chỉ để nũng nịu cùng người yêu.
Lớp học hay công viên?
Hè đến, cảm thấy đi chơi thời gian vẫn chưa đủ. Nhiều đôi bạn rủ nhau cùng đi học thêm. Sẽ rất tốt nếu tất cả đều đến lớp học với thái độ nghiêm túc, dù có thể ở ngoài họ đùa giỡn đủ kiểu. Nhưng lắm khi chẳng được như thế! Nhiều cặp đôi khi yêu biến lớp học thành nơi hẹn hò. Mặc kệ ánh mặt khó chịu của người khác, mặc kệ học chỉ tổ tốn tiền, họ vẫn cứ ngang nhiên... yêu trong trường học.
Từ hơn 1 tháng nay, cặp đôi Thanh Vân và Quốc Việt (trung tâm X, quận 5) đã khiến cho nhiều người khó chịu. Chẳng là mùa hè rảnh rỗi, gia đình Q.Việt bắt anh chàng đi học thêm tiếng Anh để trau dồi kiến thức. Từ chối không được, Q.Việt rủ bạn gái học cùng. Mọi chi phí anh chàng sẽ... lo hết. Thế là tuần 5 ngày, Q.Việt đều đến lớp học tiếng Anh rất chăm chỉ. Nguyên nhân là ngày nào cũng có bạn gái đi học cùng.
Nhiều teen đến lớp với rất nhiều hành động quá tự nhiên.
Nếu yêu nhau khiến teen hướng nhau đến những điều tốt, cùng nhau học tập thì người lớn hẳn sẽ rất vui mừng. Nhưng chẳng phải cặp đôi nào yêu nhau cũng làm được. Anh chàng Q.Việt thay vì đến lớp để học thì đến lớp để... yêu. Ngay tại trong lớp mà Q.Việt và Thanh Vân ôm hôn nhau chẳng nể những người khác nhìn vào. Chẳng thế, Q.Việt còn thản nhiên "tình cảm abc xxyz" bạn gái như không. Thanh Vân cũng chẳng ngại ngùng gì khi bạn bè nhìn thấy.
Cử chỉ khó coi thì đã đành, ngay cả trang phục đến lớp của cặp bạn trẻ này cũng khá "lạ". Lớp học nhưng Thanh Vân mặc đồ mỏng dính, chỉ đôi ba lần che được... nội y bên trong. Còn anh chàng Q.Việt do muốn "show" ra cái vóc dáng cường tráng của mình nên thường mặc áo thun ba lỗ, quần đùi, trông khá kệch cỡm. Mùi nước hoa nồng mặc của đôi bạn trẻ luôn làm cả phòng khó chịu.
Vì yêu nhau nên dùng gì cũng chỉ một, cả hai luân phiên chia nhau đem sách. Hôm nào nhớ thì còn có cuốn sách xem chung. Có hôm quên, thế là Q.Việt và T.Vân chẳng thèm vào lớp. Cả hai ngồi dưới căn-tin ăn uống hàn huyên. Hết giờ, phụ huynh đến đón thì về, xem như đã đi học.
Chẳng hiểu sao, trước cái nhìn khó chịu của nhiều người, những cặp đôi như vậy chẳng hề thấy ngại. Có chăng vì thói quen, hay đơn giản họ cho rằng học hè, học trung tâm không quan trọng, không lấy điểm nên có quyền thoải mái hóa như thế?
Không chỉ lố lăng còn hung hăng?
Khi đến lớp chỉ nên cố gắng tập trung vào việc học, còn yêu đương thì tính sau nhé.
Nhiều bạn khi thấy những thái độ khiếm nhã nơi học đường đã góp phần lên tiếng. Nhưng chẳng phải ai cũng thích nghe người khác góp ý về mình. Còn người nói, đôi khi cũng khá nặng lời làm người nghe khó chịu. Thế là chiến tranh xảy ra ở các trung tâm học hè chẳng ít.
Như cặp đôi Việt và Vân ở trên, một lần có người bạn cùng lớp lên tiếng nhắc nhở. Nhưng cũng chẳng may là cô bạn này khá thẳng thắn. Không chỉ nhắc Vân chuyện ăn mặc hở hang, cả hai cử chỉ khó xem, cô bạn ấy còn đem nhân cách và đạo đức ra... giảng giải.
Ban đầu còn chịu đựng, sau Vân khó chịu ra mặt, chẳng thèm nghe. Thậm chí Vân còn lên tiếng mỉa mai kiểu: "Người ta có tiền, người ta có quyền. Ăn mặc thế nào là chuyện của tôi, mắc gì bạn cứ phải ý kiến. Những người ăn mặc nhà quê chắc chẳng có người yêu nên ghen tị chứ gì? Mỗi người một suy nghĩ, bạn chẳng có tư cách gì mà lên lớp tôi". Thế là bạn kia không kiềm chế nổi, Vân ăn hẳn một cái tát vào mặt.
Mọi chuyện sẽ chẳng dừng ở đó bởi Việt và Vân cũng chẳng hiền lành hay cam chịu, lập tức "bay" sang đánh lại. Mãi đến lúc có giám thị can thiệp thì cuộc nội chiến mới kết thúc.
Khi góp ý với những cặp như vậy thật rất khó. Nếu không biết cách khéo léo, hay có lời nói đụng chạm đến tự ái, rất dễ bị khích bác nói lại. Tất nhiên, không phải cặp đôi nào cũng vậy. Có những cặp đôi sau khi bị góp ý, họ sửa và tế nhị hơn. Nhưng quan trọng là mục tiêu cuối cùng họ đi học hè, đi học thêm chẳng phải để học mà để gặp người yêu.
Hãy tôn trọng bản thân
Học hè, học trung tâm, đồng ý rằng không lấy điểm, nhưng teen cũng đừng vì thế mà xem thường. Nhất là đừng đem chuyện yêu đương vào lớp học, như vậy sẽ khiến rất nhiều người khó chịu dù họ không nói ra.
Nghiêm túc ở lớp học, hành hành chăm chỉ, teen không chỉ thể hiện nhân cách của mình mà còn thể hiện sự tôn trọng với người khác. Những người được tôn trọng ở đây chính là cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Thêm vào đó, cư xử đúng mực cũng chính là cách teen nâng cao nhân cách của bản thân mình và người ấy.
Theo PLXH
Càng giỏi càng phải học hè "Nhà trường bảo phải cho cháu học hè, thành ra cháu chẳng có thời gian rảnh. Mỗi tuần có 5 buổi học, về nhà lại ôn bài", Chị Hòa, phụ huynh một học sinh lớp 4 lên 5, nói. Ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cuộc đua dạy hè không chỉ diễn ra tại các trường mà còn cả các trung tâm bồi...