Giảng viên trong mùa dịch Covid-19: Nhớ sinh viên, ‘thèm’ đứng lớp lắm rồi!
Tiếp tục nghỉ thêm 2 tuần để tránh dịch Covid-19, nhiều giảng viên cho biết mình cảm thấy nhớ da diết cảnh điểm danh, những màn tranh luận đỏ mặt, cùng sự nhí nhố đáng yêu của sinh viên trên giảng đường.
Thạc sĩ Châu Thế Hữu (giữa, đeo kính) bên sinh viên – NVCC
“Nhớ tụi nhỏ quá”
Thạc sĩ Nguyễn Thiện Thanh, giảng viên ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường tài nguyên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết đây là kỳ nghỉ dài nhất từ trước tới giờ của mình. “Nghỉ lâu thấy nhớ tụi nhỏ quá. Công việc hằng ngày của giảng viên tụi mình là gắn với sinh viên, ngày nào cũng gặp gỡ, chia sẻ, nhất là mình còn làm thêm công tác đoàn hội. Nhớ cảnh lên giảng đường chia sẻ kiến thức cũng như nhiều câu chuyện vui buồn trong cuộc sống, rồi cảnh dẫn sinh viên đi thực tập, kiến tập xa… vui lắm. Mình nhớ cả những tình huống tranh luận theo chủ đề trong các tiết học, các em mặt đỏ rần quyết bảo vệ chính kiến, tạo cho mình sự hứng thú và cảm xúc vô cùng thú vị”, thạc sĩ Thanh kể. Điều mong muốn nhất lúc này của thầy Thanh là muốn dịch Covid-19 nhanh chóng bị khống chế để sinh viên và giảng viên được trở lại trường sớm nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn, giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng không giấu được tâm trạng nhớ giảng đường, nhớ học trò. “Nhớ nhất là những tiết giảng sinh viên thảo luận sôi nổi, tương tác với nhau, làm việc nhóm để đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho các tình huống mà giảng viên đưa ra. Nhìn sinh viên hào hứng, nhí nhố và nhiệt tình, mình như được truyền thêm cảm hứng mỗi lần lên giảng đường. Mấy ngày nay nghỉ học nhớ trường, nhớ các em lắm”, tiến sĩ Hoàn chia sẻ.
Giảng viên Nguyễn Minh Trí nhớ trường, nhớ sinh viên vì kỳ nghỉ dài không được đứng lớp – NVCC
Video đang HOT
Trong khi đó, Nguyễn Minh Trí, giảng viên môn tiếng Anh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cảm thấy trống vắng khi dịch Covid-19 khiến 2 tháng mình không được đứng lớp. Trí bày tỏ: “Nhớ sinh viên lắm chứ. Nhất là mấy lúc điểm danh, các cô cậu toàn lén lén chui vào bằng cửa sau và bẽn lẽn vào chỗ ngồi, hoặc những khi các bạn đi trễ và xin điểm danh lại với vô vàn lý do như đưa bà ngoại đi khám bệnh, bận đám giỗ, thậm chí là vì… thất tình hay đi làm phù dâu… làm mình không nhịn được cười. Nhớ cảnh tụi nhỏ “ăn vụng” bánh tráng trong giảng đường, bị mình nhắc, thế mà hôm sau lại mua một bịch thật to tặng thầy…”.
Vẫn làm việc để chuẩn bị cho học kỳ mới
Dù được nghỉ để tránh dịch Covid-19 nhưng do trường triển khai hình thức học online trên hệ thống E-Learning trong 3 tuần sắp tới nên giảng viên Nguyễn Minh Trí đang khẩn trương cập nhật tài liệu môn học, giáo trình, bài giảng, các video hướng dẫn lên hệ thống để sinh viên có thể truy cập và tự học tập, nghiên cứu với sự hướng dẫn từ xa của giảng viên.
Hiện thầy Trí vẫn đang dạy lớp online kèm 1-1, đồng thời tổ chức các cuộc thảo luận online bằng giao diện ZOOM trên hệ thống của trường để trao đổi những vấn đề cần thiết với sinh viên. Theo Trí, tuy gặp phải nhiều khó khăn về tương tác giảng dạy, nhưng đây cũng là dịp các trường khai thác hệ thống giảng dạy trực tuyến, cũng là một xu hướng mới trên thế giới nhằm xóa mờ khoảng cách địa lý trong giáo dục. Mặt tích cực là sinh viên có thể học ở mọi nơi chỉ với kết nối internet và một cái tai nghe, không phải di chuyển quá nhiều tốn thời gian và bị ảnh hưởng bởi khói bụi hay kẹt xe.
Với thạc sĩ Châu Thế Hữu, giảng viên tiếng Anh Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, lúc đầu được nghỉ để phòng chống dịch Covid-19 thì cảm thấy mừng vì có thêm một chút thời gian cho gia đình và những việc cá nhân chưa làm được trong tết, nhưng khi thời gian nghỉ càng lâu, lại thấy lo lắng nhiều hơn. Thạc sĩ Hữu cho hay: “Mình lo sinh viên nghỉ lâu quá dễ quên kiến thức và tâm lý thụ động khi trở lại học tập cũng sẽ tăng cao. Bản thân mình cũng thấy bứt rứt lắm rồi, muốn trở lại giảng đường để tiếp tục công việc. Những ngày nghỉ này mình chuẩn bị cho học kỳ mới như làm danh sách lớp, hướng dẫn sinh viên thực tập… Ngoài ra, nghiên cứu và viết các báo cáo, tham luận khoa học, soạn thảo đề cương môn học và chương trình đào tạo…”.
Giảng viên Châu Thế Hữu mong sớm đi dạy lại vì lo sinh viên quên kiến thức – NVCC
Thạc sĩ Châu Thế Hữu còn chủ động tương tác với sinh viên trên Facebook, lập group theo môn học để các bạn có thể ôn tập và tìm hiểu một phần kiến thức. “Xét ở góc độ giảng dạy thì mình thấy đợt nghỉ tránh Covid-19 này cũng là một thách thức cho những trường chưa có hoặc chưa hoàn thiện hệ thống đào tạo online. Dù rằng, có những trải nghiệm trên lớp mà việc giảng dạy online khó có thể thay thế được, ví dụ như việc tương tác bằng lời nói, gương mặt với người học, việc tổ chức trò chơi, hoạt động làm việc nhóm… Không khí sôi nổi với tiếng cười, lời nói ồn ào và cả những gương mặt lo âu, khó có thể tìm được những cảm nhận đó nếu không đến trường, đến lớp”, thạc sĩ Hữu nhìn nhận.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn cho rằng trong thời gian nghỉ tránh dịch Covid-19 này cô cũng đang kiểm tra lại đề cương chi tiết các môn học, họp chuyên môn chuẩn bị cho học kỳ 2, làm công tác biên soạn giáo trình cho năm học tiếp theo…
Theo Thanh niên
Băn khoăn từ ghế giảng đường
Dự thảo lần 1 Thông tư về nội dung chính của văn bằng ĐH vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến đã khiến cho giảng viên, sinh viên bàn tán sôi nổi từ giảng đường, KTX, cả bến xe buýt.
Bằng tốt nghiệp trình độ đại học (ĐH) sẽ không ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, không phân biệt chính quy hay tại chức, đào tạo từ xa, sinh viên tốt nghiệp đại học đều được cấp chung bằng cử nhân... là những vấn đề quá mới đối với Việt Nam.
Trước hết, phải hiểu văn bằng là một chứng chỉ đào tạo thuộc phạm trù vĩnh viễn, còn năng lực của người được cấp bằng là phạm trù thời gian, có thể thay đổi theo thời gian. Nên các quốc gia trên thế giới đều có xu hướng không xếp hạng năng lực người học trên văn bằng.
Mặc dù cơ quan soạn thảo là Bộ GD&ĐT lý giải dự thảo như vậy là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới nhưng mọi người vẫn chưa thông. Đầu tiên là ở Việt Nam, đầu vào của hệ tại chức thấp hơn chính quy, tổ chức đào tạo và chất lượng đào tạo khác nhau nhưng bằng lại giống nhau là điều khiến mọi người băn khoăn.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Nếu bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau thì cần phải nâng cao chất lượng đào tạo tại chức, tổ chức các kỳ thi chung với hệ chính quy. Đây là điều mà khá nhiều người trong cuộc nghi ngại về tính khả thi, nếu không thực hiện được thì đấy là sự bất hợp lý lớn nhất của giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT dự thảo hai thông tư liên quan tới việc cấp bằng, phụ lục văn bằng. Theo đó, ngoài bằng cử nhân thì điểm học tập của sinh viên sẽ được ghi trên phụ lục văn bằng. Nhưng Bộ GD&ĐT lại không nói rõ về thông tư ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp các cấp từ THCS đến ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân - đang chuẩn bị ban hành đã khiến dư luận băn khoăn.
Ngay bằng ĐH còn bị làm giả, tẩy sửa thì cách quản lý phụ lục văn bằng được Bộ quy định như thế nào để chặt chẽ, đảm bảo sự tin cậy về thông tin trên hồ sơ là cả vấn đề lớn. Nhiều nhà tuyển dụng đều cho rằng cần có quy trình quản lý hồ sơ của người học chặt chẽ, minh bạch.
Khá nhiều quốc gia, phụ lục văn bằng (bao gồm ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nơi tổ chức đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo, thông tin về kết quả học tập, tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy...) được bảo quản theo chế độ mật, từ trường ĐH đến với nhà tuyển dụng, không giao cho các cử nhân.
Đúng là nhiều quốc gia đã bỏ bằng kỹ sư, sinh viên theo học học ngành kỹ thuật khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân kỹ thuật. Hệ thống văn bằng chỉ còn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, một số nước như Pháp thì bằng kỹ sư được Hội nghề nghiệp cấp sau khi đi làm vài năm và trải qua kỳ sát hạch, kỹ sư được xem ngang thạc sĩ, được coi như văn bằng sau ĐH. Cái chính là chúng ta phải quy định rõ quá trình chuyển tiếp như thế nào để khỏi nhẫm lẫn bằng "kỹ sư cũ" và "kỹ sư mới".
Ngay ĐH Y, hiện đào tạo có cử nhân y khoa mất 4 năm, trong đó bác sĩ y khoa mất 6 năm. Nếu không làm rõ, cử nhân y khoa 4 năm ra trường trước, lại đi chỉ đạo chuyên môn cử nhân y khoa 6 năm.
Rõ ràng, trong quá trình hội nhập, chúng ta phải tiếp thu cái hay, cái tốt của thế giới nhưng cũng cần tính kỹ đến điều kiện riêng của Việt Nam, tránh tạo sự bất công khi thực thi.
Theo kinhtedothi
Vòng quanh campus 'xịn sò' của ĐH FPT TP.HCM: Vạn ngõ ngách 'sống ảo', cơ sở vật chất chẳng kém cạnh trường Quốc tế Với lối kiến trúc xanh độc đáo, phòng ốc tiện nghi,... campus mới của trường Đại học FPT TP.HCM đã đem lại không gian học tập đầy cảm hứng cho sinh viên cũng như cán bộ giảng viên của trường. Trường Đại học FPT TP.HCM nằm tại đường D1, Khu Công nghệ Cao TP.HCM, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM. Đây được...