Giảng viên tìm cách ngăn bệnh béo phì, tiểu đường cho người Việt
Có phải ăn nhiều cơm mà tỉ lệ người mắc bệnh béo phì và tiểu đường ở Việt Nam ngày càng tăng? Câu hỏi trên đã thôi thúc giảng viên Phạm Văn Hùng đi tìm câu trả lời suốt nhiều năm qua.
PGS.TS Phạm Văn Hùng trong giờ giảng dạy tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) – Ảnh: NHƯ HÙNG
Ngày 18-5 tới đây, PGS.TS Phạm Văn Hùng (44 tuổi, Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ là một trong hai nhà khoa học được Bộ Khoa học và công nghệ trao giải thưởng chính của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 – giải thưởng khoa học uy tín của VN – với công trình “Nghiên cứu cơ chế hình thành dạng tinh bột không bị thủy phân ứng dụng trong phòng chống các bệnh tiểu đường và béo phì”.
Chúng tôi rất cần có sự hợp tác với các doanh nghiệp để có thể sản xuất sản ph ẩm thực phẩm và sản phẩm thực phẩm chức năng, đưa các sản phẩm này thành những sản phẩm thương mại
PGS.TS PHẠM VĂN HÙNG
Từ xác định gạo có lượng đường huyết cao
“VN là nước nông nghiệp, người dân có thói quen sử dụng gạo và các sản phẩm từ gạo. Hiện tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường và béo phì tăng nhanh, nhất là ở lứa tuổi học sinh.
Có phải do việc ăn nhiều cơm mà bệnh béo phì và tiểu đường tăng nhanh? Có phương pháp nào làm giảm khả năng sinh đường của các loại gạo?” – PGS Hùng chia sẻ về ý tưởng nghiên cứu của mình.
Để trả lời các câu hỏi, nhóm nghiên cứu của PGS Hùng đặt ra các mục tiêu: xác định khả năng kháng tiêu hóa và khả năng sinh đường huyết của các loại tinh bột gạo có hàm lượng amylose khác nhau.
Đồng thời, nghiên cứu phát triển phương pháp biến đổi cấu trúc của hạt tinh bột gạo nhằm làm tăng hàm lượng tinh bột kháng tiêu hóa và hạn chế khả năng sinh đường.
Theo PGS Hùng, việc tìm ra dạng tinh bột kháng tiêu hóa cũng có nhiều nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
“Tôi đã được tiếp cận từ năm 2002 khi được GS Morita nhận làm nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Phủ Osaka, Nhật Bản. Tôi đã có công trình công bố về vấn đề này từ năm 2004. Sau khi về VN, tôi nhận thấy vấn đề này vẫn còn rất mới. Do đó tôi đã tiếp tục hướng nghiên cứu này” – PGS Hùng cho biết thêm.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phạm Văn Hùng hoàn toàn là người Việt, trong đó ngoài ông còn có hai cộng sự gồm học viên Huỳnh Thị Châu và PGS.TS Nguyễn Thị Lan Phi, công tác tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Các kết quả nghiên cứu đã xác định được cấu trúc, tính chất, khả năng sinh đường và chỉ số đường huyết của các loại gạo phụ thuộc vào hàm lượng amylose khác nhau, trong đó có năm loại gạo phổ biến của VN.
Nhóm nghiên cứu đã tìm ra cơ chế tạo kháng tiêu hóa của các phân tử tinh bột có khối lượng phân tử và độ dài mạch khác nhau.
“Bằng phương pháp thử đường máu trên chuột đã nhận thấy hầu hết các loại gạo đều sinh ra lượng đường huyết rất cao, trừ mỗi tinh bột gạo nếp có chỉ số trung bình. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bệnh béo phì và tiểu đường” – PGS Hùng chia sẻ.
Đến tìm ra tinh bột có chỉ số đường huyết thấp
Bên cạnh kết quả trên, nhóm đã phát triển thành công phương pháp vật lý sử dụng nhiệt và ẩm để hạ chỉ số đường huyết của các loại gạo xuống mức trung bình và thấp.
Đây là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm sinh đường thấp sử dụng cho các bệnh nhân béo phì, tiểu đường và người ăn kiêng.
TS Lê Tiến Dũng, chuyên gia về công nghệ sinh học và là thành viên hội đồng sinh học nông nghiệp, nhận xét công trình nghiên cứu này đặt ra định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, khoa học dinh dưỡng và công nghệ thực phẩm.
Với các nhà chọn, tạo giống thì nghiên cứu này còn là cơ sở khoa học để chọn tạo các giống lúa gạo có khả năng kháng tiêu hóa nhằm làm giảm chỉ số đường huyết của gạo.
Công trình này còn giúp đưa ra định hướng để các nhà khoa học và nhà sản xuất thực phẩm nghiên cứu sản xuất những sản phẩm sinh đường thấp cho các bệnh nhân tiểu đường và béo phì; các nhà khoa học dinh dưỡng nghiên cứu để tối ưu hóa khẩu phần ăn khi sử dụng loại gạo thích hợp.
PGS.TS Hồ Thanh Phong – hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế – cho biết theo đánh giá của các nhà khoa học, kết quả của công trình được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu của PGS.TS Phạm Văn Hùng có ý nghĩa cả về mặt khoa học cơ bản và ứng dụng thực tiễn khi được cả hội đồng khoa học chuyên ngành sinh học nông nghiệp và hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018 đề cử giải thưởng chính.
Công trình đã được các chuyên gia thế giới đánh giá cao khi được chấp nhận đăng trên tạp chí Food Chemistry, xếp hạng 9/273 tạp chí chuyên ngành theo SCimago và đã được các nhà khoa học khác trích dẫn 30 lần.
Tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH Phủ Osaka (Nhật Bản), PGS Hùng đã tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại Nhật Bản và Canada. Tuy nhiên PGS Hùng đã quyết định trở về VN.
“Tôi muốn được sống trên quê hương của mình, nơi đó có gia đình và người thân. Ngoài ra tôi nghĩ rằng việc quay về để tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu khoa học cũng nhằm góp một phần nhỏ xây dựng đất nước và truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ tương lai của VN”.
PGS Hùng cho biết rất vui và có nhiều cảm hứng khi nhận thấy nền khoa học nước nhà đang trên đà phát triển.
“Để phát triển khoa học ở các trường đại học VN thì các trường cần phải được nhanh chóng tự chủ và các cơ quan quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học cần chuyển sang mô hình quỹ để giảm bớt những thủ tục về xét duyệt, cấp kinh phí cũng như nghiệm thu và thanh toán cho các nhà khoa học để các nhà khoa học tập trung hơn nữa vào những công trình của mình” – PGS Hùng nói.
TRẦN HUỲNH
Theo tuoitre.vn
Muốn phát triển trường đại học: "Đừng đi đường dài một mình!"
Đó là lời khuyên của các nhà lãnh đạo Trường ĐH Anh quốc Việt Nam (BUV) khi nói về xu hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam. Dành cho báo GD&TĐ một cuộc phỏng vấn, cả 3 nhà quản lý hàng đầu: GS.TS Raymond Gordon - Tổng Giám đốc BUV; GS Adrian Smith - Hiệp sĩ Hoàng gia Anh, Hiệu trưởng Trường ĐH London; Ngài Graham Davies - Hiệu trưởng BUV đã có những chia sẻ, trao đổi rất tâm huyết về những kỳ vọng, trăn trở của một trường ĐH quốc tế khi hoạt động tại Việt Nam.
Ngài Hiệu trưởng Trường Đại học London (thứ hai bên trái sang)
- Hiện có nhiều trường ĐH quốc tế tại Việt Nam, đồng nghĩa với sự cạnh tranh để thu hút sinh viên sẽ càng nhiều hơn. BUV có chiến lược gì mới để tăng sức thu hút sinh viên đến với mình?
* Việt Nam hiện nay là một điểm đến và cũng là đất nước có nền kinh tế đang phát triển, sự đòi hỏi về nhân lực cao đang rất lớn. Chính vì vậy không có gì khó hiểu khi có nhiều trường ĐH quốc tế và các đơn vị đào tạo được mở ra tại Việt Nam. Mỗi đơn vị đào tạo họ đều có những thế mạnh khác nhau. Và chúng tôi tự tin với những điểm khác biệt của mình.
- Học phí của trường quốc tế khá cao so với các trường ĐH khác trong nước. Vậy trường làm thế nào để giúp sinh viên tốt nghiệp từ BUV ra tìm được công việc tương xứng với giá trị tấm bằng và số tiền học phí họ đã đầu tư trong thời gian học tại đây?
* BUV không chỉ giảng dạy sinh viên kiến thức trên sách vở, cái cốt lõi chúng tôi mang đến cho sinh viên chính là các kỹ năng giúp cho sinh viên không những làm việc trong môi trường nước ngoài mà còn làm việc tại Việt Nam.
Ngoài ra, cái chúng tôi hướng đến là cách sinh viên xử lý vấn đề, tiếp cận vấn đề. Chúng tôi kết nối với những đối tác chiến lược để có thể hỗ trợ sinh viên trong quá trình học, như chương trình thực tập tại các công ty nổi tiếng trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, du lịch, ngân hàng. Tới đây BUV và các đối tác sẽ ký kết một chương trình thực tập sinh toàn cầu để sinh viên có cơ hội thực tập tại Việt Nam và nước ngoài.
- Trong thực tế, đối với các trường ĐH, công tác tuyển sinh rất được coi trọng. Có bao giờ trường ĐH Anh quốc gặp khó trong công tác tuyển sinh? Và trường làm thế nào để tháo gỡ khó khăn này?
"Với giáo dục, chất lượng phải đặt lên hàng đầu thì mới gây được lòng tin, tồn tại và đi được đường dài tại Việt Nam."
GS.TS Raymond Gordon, Tổng Giám đốc BUV
* Đó là điều lãnh đạo BUV nhìn ra được trong những ngày đầu tiên đặt cơ sở tại Việt Nam. Nhưng trên hết, chúng tôi luôn đặt chất lượng của chương trình cũng như thế mạnh chúng tôi muốn mang đến cho sinh viên nhiều hơn là các con số. Có thể trong khoảng thời gian ngắn này, chúng tôi gặp khó khăn đó nhưng trong tương lai, những việc chúng tôi làm hiện tại sẽ mang lại lợi ích cho BUV cũng như cho giáo dục Việt Nam.
Bởi BUV là tên mới với thị trường Việt Nam, trong thời gian này chúng tôi muốn xây dựng lòng tin bằng việc đảm bảo chất lượng đào tạo với sinh viên và phụ huynh.
- Giáo dục bên cạnh truyền thông tin còn cần phải truyền được cảm hứng. Xin hỏi BUV truyền được cảm hứng gì cho sinh viên?
* Trong tất cả mục tiêu của BUV theo đuổi trong quá trình thành lập đến nay, chúng tôi luôn thúc đẩy sinh viên trở thành những người yêu thích sự khám phá, theo đuổi những chân trời mới, là những người biết tri ân với lịch sử, có đạo đức. Chúng tôi chưa bao giờ đặt nặng sinh viên phải là người dẫn đầu, nhưng khuyến khích sinh viên phát triển hết được những khả năng, thúc đẩy và hỗ trợ sinh viên phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu.
Bên cạnh đó, BUV hy vọng sinh viên có thể thích nghi được với những thay đổi của Việt Nam cũng như thế giới bởi hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, cần có khả năng bắt nhịp và thích nghi.
- Thế hệ sinh viên khóa sau ngày càng năng động và có những cách tiếp cận vấn đề, góc nhìn suy nghĩ có khi rất khác so với những sinh viên khóa trước của nhà trường. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để BUV hiểu được sinh viên để cung cấp dịch vụ giáo dục tốt nhất cho họ? Hình bóng của cuộc cách mạng 4.0 hiện lên trong bài giảng ở BUV như thế nào?
* Trường ĐH London là Viện ĐH lớn thứ hai của nước Anh và BUV là một trong những đối tác của ĐH London. Tất cả chương trình học và giáo trình tại Trường ĐH London và BUV là giống hệt nhau. Trước sự thay đổi của thế giới, của nền kinh tế và cách mạng 4.0, chúng tôi luôn thiết kế ra những chương trình mới. Trong năm vừa rồi, chúng tôi thiết kế chuyên ngành mới giảng dạy các khóa về kế toán, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường và đòi hỏi của nền kinh tế.
- Hiện có những đổi mới về giáo dục đại học Việt Nam, trong đó có nhấn mạnh đến việc tự chủ của các trường, ông có lời khuyên nào cho các trường ĐH Việt Nam?
* Tôi tin tưởng rằng mỗi nền giáo dục, mỗi trường đại học sẽ có những định hướng và những cách riêng để thu hút sự quan tâm của sinh viên và phụ huynh. Từ những hiểu biết, tìm tòi của chúng tôi, lời khuyên cho các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay là phải xác định được thế mạnh của trường ĐH, xác định sẽ mang lại cho sinh viên điều gì khác biệt so với những trường ĐH khác trong hệ thống. Bên cạnh đó, đừng đi đường dài một mình! Bên cạnh những gì các bạn tự gây dựng nên, nên có đối tác và trường hợp tác tin cậy.
Gia Hân
Theo giaoducthoidai.vn
Sáng 22-4 tư vấn trực tuyến 'Thi đánh giá năng lực ra sao?' Từ 9h sáng 22-4, buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề 'Thi đánh giá năng lực ra sao?' sẽ diễn ra trên tuoitre.vn. Thí sinh nêu thắc mắc tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Hà Nội - Ảnh: PHƯƠNG CHINH Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, Tổng cục Giáo...