Giảng viên tập sự ĐH Ngoại thương là thủ khoa kép
Ước mơ theo đuổi nghề giáo thôi thúc Nguyễn Việt Hoa chọn học chương trình thạc sĩ tại ĐH Ngoại thương và cố gắng đạt thành tích thủ khoa cả đầu vào lẫn đầu ra.
“Nhận lời chúc mừng từ sinh viên dù mới chỉ là giảng viên tập sự, tôi rất cảm động và hạnh phúc”, cô Nguyễn Việt Hoa, 27 tuổi, chia sẻ về ngày 20/11 đầu tiên trong nghề giáo của mình.
Cô giáo trẻ, thường được sinh viên gọi là “cô Bông”, bắt đầu công tác tại khoa Kinh tế quốc tế, ĐH Ngoại thương (Hà Nội), từ tháng 3 năm nay nhưng ước mơ đứng trên bục giảng lại nhen nhóm từ những ngày đầu vào trường.
Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa hiện là giảng viên tập sự tại khoa Kinh tế quốc tế, ĐH Ngoại thương.
Cố gắng làm “người chọn nghề” suốt 7 năm
Cô Nguyễn Việt Hoa trúng tuyển ĐH Ngoại thương năm 2013. Cô giáo trẻ tâm sự thời phổ thông, cô không xác định mình thích làm công việc gì.
Đến khi vào trường, ngay từ tiết học Kinh tế vi mô đầu tiên, cô khát khao được đứng trên bục giảng, chia sẻ kiến thức, truyền cảm hứng và tình yêu môn học cho sinh viên giống như những gì các thầy cô đã làm.
Năm 2017, “cô Bông” tốt nghiệp loại xuất sắc với GPA đạt 3,83/4, thành tích đứng thứ 7 trong số 548 sinh viên cùng khóa chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
Tuy nhiên, thay vì chọn du học, cô Việt Hoa quyết định theo học chương trình thạc sĩ Kinh tế quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh (MIE) của ĐH Ngoại thương vì trường có chính sách tạo điều kiện cho học viên tốt nghiệp xuất sắc từ chương trình MIE tham gia xét tuyển làm giảng viên, trợ giảng khi các bộ môn thuộc khoa, học viện có nhu cầu tuyển dụng.
Với mong muốn công tác tại chính khoa mình theo học, Nguyễn Việt Hoa nỗ lực nhiều. Cô trở thành thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra chương trình MIE khóa đó.
“Thực ra, tôi từng đi thực tập ở một vài công ty bên ngoài nhưng thấy công việc đó không phù hợp với mình. Trong suy nghĩ của tôi lúc nào cũng chỉ có mong ước làm cô giáo”, thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa chia sẻ.
Với Việt Hoa, sinh viên khóa dưới luôn mang lại cho cô niềm cảm hứng và niềm yêu nghề vô tận. Bên cạnh đó, những thầy cô đi trước cũng là động lực để cô vững tâm theo đuổi niềm đam mê.
Việt Hoa nhớ hồi còn học thạc sĩ, một thầy giáo cô rất yêu quý, kính trọng từng nói: “Để có thể theo nghề giáo, quan trọng nhất là niềm đam mê, lòng yêu nghề. Và thầy thấy được ở em điều đó”.
Nhờ những lời động viên khích lệ ấy, cô gái trẻ càng có thêm động lực để nỗ lực vì khát vọng ấp ủ từ khi còn là sinh viên năm nhất, cố gắng làm “người chọn nghề” trong suốt hơn 7 năm “dành cả thanh xuân để theo đuổi ước mơ”.
Video đang HOT
Xác định chắc chắn con đường của mình, Nguyễn Việt Hoa quay trở lại ngôi trường từng theo học 4 năm đại học và 2 năm thạc sĩ để làm việc, cống hiến cho trường, khoa như một cách để trả ơn những thầy cô đã giúp cô có được ngày hôm nay.
Với quyết tâm theo đuổi nghề giáo, “cô Bông” trân trọng cơ hội tập sự tại ngôi trường mình từng theo học.
Là giảng viên tập sự, “cô Bông” chủ yếu trực khoa, tham gia vào công việc chung của khoa và hoạt động của nhà trường. Ngoài ra, cô soạn bài, làm trợ giảng online cho giáo sư nước ngoài ở lớp chương trình tiên tiến.
“Lần đầu tiên làm trợ giảng, dù chưa được đứng lớp giảng dạy, tôi học hỏi rất nhiều điều từ các thầy cô. Công việc khiến tôi hạnh phúc, thấy mình chọn đúng đường. Mỗi ngày đi làm đều là một ngày vui, không hề mệt mỏi”, cô giáo trẻ tâm sự.
Một ngày làm việc thường bắt đầu lúc 8h, kết thúc lúc 17h nhưng Nguyễn Việt Hoa thích nán lại đến hơn 18h vì cảm thấy tập trung làm việc hơn khi ở văn phòng.
Ngoài công việc chuyên môn của giảng viên tập sự, cô còn tham gia các hoạt động khác của trường như làm mentor cho chương trình We, the icebreakers đợt 2 năm 2021 hay tham gia tiết mục trình diễn thời trang công sở trong buổi meeting chào mừng ngày 20/11 của trường.
Ước muốn trở thành cô giáo tốt
Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa tự đánh giá cô đang trong thời gian chuyển giao giữa hai giai đoạn lớn trên hành trình theo đuổi ước mơ – trong cánh gà và trên sân khấu. Mỗi giai đoạn đều cần có sự rèn luyện nghiêm khắc cùng những điều kiện khác nhau để phát triển, thể hiện năng lực.
Trong 9 tháng làm giảng viên tập sự, cô Việt Hoa luôn trau dồi chuyên môn để sẵn sàng đứng trên bục giảng của trường. Cô cũng xác định cho mình tinh thần không ngừng học hỏi, chỉ chờ ngày được bước lên “sân khấu”, thử thách bản thân ở vị trí mới và tiếp tục nỗ lực hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.
Cô Việt Hoa mong muốn trở thành cô giáo tốt, có tâm, có tầm.
Qua 9 tháng, cô Việt Hoa trân trọng cơ hội tập sự tại khoa Kinh tế quốc tế – môi trường văn minh mà ở đó, mọi người được nói lên ý kiến của mình và các thầy cô, đồng nghiệp đi trước sẵn sàng động viên, chia sẻ.
“Trong quá trình tập sự, tôi còn nhiều điều sơ suất nhưng mọi người luôn động viên yếu tố chính của giảng viên là năng lực chuyên môn, thái độ làm việc nghiêm túc, đam mê với nghề. Vì vậy, tôi hy vọng có cơ hội tiếp tục gắn bó dài lâu với nơi này”, nữ giảng viên tập sự chia sẻ về trải nghiệm đáng nhớ, niềm tự hào khi công tác tại khoa Kinh tế quốc tế.
Dù chưa trực tiếp đứng lớp, “cô Bông” cũng suy ngẫm về mối quan hệ với sinh viên. Cô mong đợi vào sự tôn trọng đến từ hai phía.
Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa cho rằng sinh viên là lứa tuổi bắt đầu thành niên và trưởng thành, vừa tươi mới, muốn phá bỏ khuôn khổ nhưng cũng yếu đuối, mới chân ướt chân ráo từ cấp 3 bước chân vào đại học nên rất cần người chỉ dẫn tốt.
Do đó, cô quan niệm thay vì áp đặt, khắt khe, giảng viên có thể trở thành người chỉ dẫn, đồng hành tốt nhất để sinh viên vừa học kiến thức vừa tự tin vận dụng vào thực tế theo cách của riêng mình.
Cô cho rằng nếu có thể tạo bầu không khí bình đẳng, tự do, đủ tôn trọng nhau giữa giảng viên và sinh viên, việc dạy – học sẽ rất thoải mái mà vẫn có tình thầy trò trong đó.
“Mục đích ban đầu của mình khi thi vào ĐH Ngoại thương không phải là để trở thành giáo viên, nhưng sau 4 năm học ở đây, mình nhận ra rằng nếu sau này mình có cơ hội tiếp bước các thầy cô, mình nhất định sẽ cố gắng làm một cô giáo vừa có tâm, vừa có tầm, một cô giáo tốt”, Nguyễn Việt Hoa từng viết vào năm 2017, thời điểm cô đứng trước ngưỡng cửa tốt nghiệp đại học.
Sau hơn 4 năm, suy nghĩ, mục tiêu đó vẫn không thay đổi dù Việt Hoa thừa nhận mới tập sự 9 tháng, cô chưa biết bản thân đạt được mấy phần trong dự định ấy. Sắp tới, cô sẽ tham gia khóa học về nghiệp vụ sư phạm của nhà trường như một phần để chuẩn bị trở thành cô giáo thực thụ.
Ba học sinh cùng lớp là thủ khoa đầu vào của ĐH Ngoại thương
Quang Hưng, Thiên Kim, Minh Thư là thủ khoa ở 3 phương thức tuyển sinh của ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM). Cả 3 bạn đều học lớp 12A2, trường THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương).
Nhận được thông báo trúng tuyển, Phạm Quang Hưng, Nguyễn Ngọc Thiên Kim và Hồ Huỳnh Minh Thư bất ngờ khi biết đều là thủ khoa đầu vào của ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) năm 2021.
Cụ thể, Quang Hưng là thủ khoa ở phương thức tuyển sinh 3 (xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm thi tốt nghiệp THPT). Thiên Kim là thủ khoa ở phương thức 4 (xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, tổ hợp A1). Minh Thư là thủ khoa ở phương thức xét tuyển 5 (dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức).
"Trong buổi lễ khai giảng năm học 2021-2022 của ĐH Ngoại thương, khi nghe nhà trường giới thiệu về thủ khoa đầu vào, em mới biết 2 bạn cùng lớp cũng là thủ khoa của trường. Lớp em có một nhóm nhắn tin trên mạng xã hội, nhận được thông tin này, chúng em vui lắm", Minh Thư nói.
Từ trên xuống: Quang Hưng, Minh Thư và Thiên Kim.
Cùng trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại
Tổng điểm thi 3 môn khối xét tuyển đại học A1 của Thiên Kim là 29,15. Trong đó, điểm thành phần các môn lần lượt là Tiếng Anh 10, Toán 9,4 và Vật lý 9,75. Với kết quả này, Thiên Kim là thí sinh có điểm thi khối A1 cao thứ 5 toàn quốc và cao nhất của tỉnh Bình Dương.
Chia sẻ với Zing , nữ sinh cho biết phương pháp học của bản thân là tập trung ghi nhớ kiến thức ngay tại lớp. Sau đó, Kim sẽ tự ôn tập lý thuyết và áp dụng kiến thức đã học vào các bài tập.
Thiên Kim cũng làm nhiều đề thi, ghi chú các câu tính sai trong cuốn sổ nhỏ để rút kinh nghiệm. Mỗi ngày, nữ sinh chia thời gian để học đều 3 môn trong tổ hợp xét tuyển. Buổi sáng, Kim học các môn tự nhiên và chiều sẽ làm đề thi Tiếng Anh.
Là thủ khoa của ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) ở phương thức tuyển sinh 5, Minh Thư đạt điểm số 1.056/1.200 bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
"Học sinh lớp em đều ở nội trú nên thầy quản nhiệm tìm mẫu đề thi mô phỏng dạng bài đánh giá năng lực cho lớp cùng nhau ôn tập. Đối với những câu khó, tư duy logic, thầy quản nhiệm giải chung với lớp. Những đề thi này không có đáp án, vì vậy ở lớp học, tụi em sẽ bàn luận với nhau, chọn ra một đáp án mà số đông cho là đúng", Thư nói.
Theo Minh Thư, thi đánh giá năng lực, thí sinh cần phải chuẩn bị kỹ kiến thức ở tất cả môn học. Khi vào phòng thi, nữ sinh làm trước các câu hỏi thuộc lĩnh vực mình có thế mạnh. Câu nào chưa tìm ra đáp án, nữ sinh tạm bỏ qua.
Trong khi đó, sở hữu điểm thi ở tổ hợp A1 là 28,4 (môn Tiếng Anh đạt 9,8 điểm), Quang Hưng vẫn lựa chọn xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS và điểm thi tốt nghiệp THPT để có cơ hội đậu vào ngành học yêu thích.
Ở phương thức tuyển sinh này, điểm thi IELTS của Hưng là 7,5 được quy đổi thành 9,5 môn Tiếng Anh. Tổng điểm của nam sinh khi xét kết hợp là 28,1.
"Những bạn đang là học sinh lớp 10 và 11 nên học IELTS hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ngay từ bây giờ. Bởi vì khi lên lớp 12, các bạn sẽ không có nhiều thời gian để vừa ôn tập IELTS, vừa học các môn khác. Em đã thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế này vào cuối năm lớp 11", Hưng nói.
Quang Hưng, Thiên Kim và Minh Thư đều trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM). Cả 3 dự định tiếp tục duy trình phương pháp tự học của bản thân và tham gia nhiều hoạt động khác ở đại học để có thêm kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết.
Tập thể lớp 12A2 và thầy quản nhiệm Nguyễn Văn Tây.
Giáo viên cần định hướng cho học sinh
Thầy Nguyễn Văn Tây, quản nhiệm lớp 12A2, cho biết Quang Hưng, Thiên Kim và Minh Thư đều là những học sinh giỏi. Trong thời gian đồng hành với lớp, thầy Tây liên tục cập nhật các phương thức xét tuyển để học sinh nắm bắt cơ hội đậu đại học. Những thông tin được thầy cung cấp đã giúp Thư, Hưng và Kim lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp điểm số của mình.
Đối với bài thi đánh giá năng lực, giáo viên này chia sẻ cả lớp 12A2 cùng nhau ôn tập trong một tháng. Thầy Tây khuyến khích học sinh nộp hồ sơ xét tuyển ở nhiều phương thức như xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, học bạ, xét kết hợp...
"Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng là phải định hướng và tư vấn để học sinh thi đại học. Cả lớp học đồng đều, cùng cố gắng, tiến bộ và thử sức ở các phương thức tuyển sinh khác nhau", thầy Tây chia sẻ.
Cả lớp 12A2 xét tuyển khối A1 vào đại học và có điểm thi trung bình đạt 27,66. 36/39 học sinh có tổng điểm xét tuyển từ 27 trở lên. Trong đó, 12 em có kết quả thi đạt trên 28 điểm.
Lớp còn có 5 bạn đạt điểm tuyệt đối ở môn thi Tiếng Anh là Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Minh Nhật, Nguyễn Ngọc Thiên Kim, Nguyễn Anh Thư và Nguyễn Ngọc Quý Thảo. Ở môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, điểm trung bình của cả lớp là 9,15.
Trước đó, 23 học sinh trong lớp đã được tuyển thẳng vào các trường đại học. Ngoài ra, 30/39 học sinh cũng đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS từ 6,5 trở lên, trong đó có 3 bạn đạt từ điểm 8.
Đại học Đà Nẵng trao hơn 1,4 tỉ đồng học bổng tiếp sức tân sinh viên Đại học Đà Nẵng tổ chức khen thưởng, trao học bổng tổng trị giá 1,4 tỉ đồng cho các tân sinh viên là thủ khoa, sinh viên xét tuyển thẳng kỳ tuyển sinh năm 2020 - 2021 và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chiều nay 17.11, Đại học Đà Nẵng đã tổ chức "Lễ vinh danh thủ khoa và nâng bước...