Giảng viên đại học công nghệ đam mê nghiên cứu khoa học
Giảng viên CNTT Đỗ Quang Hưng, trường ĐH Công nghệ GTVT đam mê nghiên cứu khoa học và tâm niệm, đào tạo phải gắn với thực tiễn…
Giảng viên CNTT Đỗ Quang Hưng, trường ĐH Công nghệ GTVT luôn tâm niệm, đào tạo phải gắn với thực tiễn ngành giao thông. Ảnh: Giảng viên CNTT Đỗ Quang Hưng (đứng phát biểu) dẫn sinh viên tham quan môi trường thực tế tại doanh nghiệp công nghệ thông tin
Tâm huyết đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo
Tranh thủ ngày cuối tuần, chúng tôi mới gặp được giảng viên Đỗ Quang Hưng (SN 1979), Phó khoa CNTT trường Đại học Công nghệ GTVT vì anh luôn bận rộn với công tác giảng dạy và nghiên cứu các đề tài KHCN…
Chia sẻ với chúng tôi, anh Hưng cho biết, được giao phụ trách quản lý, tổ chức đào tạo nhiều chuyên ngành Hệ thống thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông, Truyền thông và mạng máy tính, Công nghệ thông tin, Cơ điện tử và các học phần Tin học đại cương, Kỹ thuật điện, điện tử cho các chuyên ngành khác trong toàn trường.
Vì vậy, khối lượng công việc quản lý, giảng dạy tại khoa tương đối lớn, đòi hỏi anh phải sắp xếp sao cho đảm bảo được nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của các học phần trong chương trình đào tạo. Anh Hưng cũng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, biện soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, quỹ đề kiểm tra, thi học phần, môn học được nhà trường giao.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là giảng dạy, đào tạo sinh viên, anh luôn dành thời gian nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất.
“Để nâng cao chất lượng đào tạo, việc cung cấp, truyền đạt cho các em sinh viên kiến thức nền tảng, hàn lâm là chưa đủ, cần phải làm sao hướng dẫn các em có được kiến thức thực tiễn và kĩ năng thực hành tốt”, anh Hưng chia sẻ.
Với quan điểm đó, anh Hưng luôn tích cực nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật; Tham gia xây dựng và quản lý các phòng thí nghiệm chuyên ngành, phòng thực hành, thực tập của khoa.
Giai đoạn 2016-2020, anh Hưng tham gia viết và được xuất bản 35 bài báo, trong đó có 29 bài là tác giả chính, trong các hội nghị khoa học quốc tế, các tạp chí quốc tế thuộc danh mục SCOPUS và ISI; viết và được in 3 chương sách (book chapter) xuất bản bởi nhà xuất bản Springer; Chủ biên 2 sách chuyên khảo bằng tiếng Anh; Chủ biên biên soạn 4 giáo trình phục vụ công tác đào tạo; Thành viên chính của một dự án nghiên cứu phối hợp với đại học Delft (Hà Lan), thành viên chính của một đề tài nghiên cứu cấp Bộ GTVT, chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở…
Với những đóng góp của cá nhân giảng viên Đỗ Quang Hưng, Khoa CNTT trường Đại học Công nghệ GTVT luôn là địa chỉ đào tạo uy tín, thu hút được lượng lớn sinh viên theo học hàng năm
Video đang HOT
Gắn chương trình giảng dạy với ứng dụng thực tiễn ngành giao thông
Là cán bộ quản lý của Khoa CNTT, anh Hưng và lãnh đạo khoa cùng các trưởng bộ môn luôn quan tâm việc gắn kết giữa kiến thức hàn lâm, kiến thức trong nhà trường với các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn về CNTT như FPT, VNPT… Quan điểm là giảng dạy gắn với ứng dụng thực tiễn để các em sinh viên tốt nghiệp ra trường là có thể đi làm được ngay.
Chính vì vậy, khoa luôn khuyến khích các giảng viên trẻ ngoài học nâng cao học vị, còn tham gia học, đạt các chứng chỉ thực hành nghề nghiệp mang tính thực tiễn cao về phát triển công nghệ phần mềm, về mạng… để có kiến thức thực tế, áp dụng vào trong giảng dạy, giúp các em sinh viên có kĩ năng thực hành tốt.
Trong chương trình, nội dung giảng dạy, đào tạo có các môn học thể hiện đặc thù của hệ thống thông tin và công nghệ thông tin trong ngành giao thông như: công nghệ điện tử truyền thông trong hệ thống thông tin ITS, ứng dụng giao thông thông minh…
Chính vì vậy thu hút được lượng lớn sinh viên theo học tại khoa. Sinh viên ra trường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Khoa cũng có được vị trí nhất định trong khối các khoa CNTT thuộc các trường không chuyên về CNTT.
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường và khoa tiếp tục gắn kết kiến thức chuyên sâu về ngành CNTT với môi trường thực tiễn tại doanh nghiệp. Các cán bộ, giảng viên có đề tài nghiên cứu gắn với ngành giao thông hơn nữa. Các chương trình đào tạo luôn cập nhật công nghệ; đồng thời định kỳ rà soát lại nội dung chương trình để xem kiến thức nào còn phù hợp và tăng giảm thế nào cho hợp lý, làm sao cho các em sinh viên được tiếp cận công nghệ mới cũng như công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng…
Đánh giá về Phó khoa CNTT Đỗ Quang Hưng, PGS. TS. Vũ Ngọc Khiêm, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ GTVT cho biết, anh Hưng một giảng viên tâm huyết với nghề, với các em sinh viên, luôn cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng thương hiệu, uy tín Khoa CNTT nói riêng và nhà trường nói chung.
Với những nỗ lực trong công tác giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu, giảng viên Đỗ Quang Hưng đã đạt được nhiều thành tích, trong đó: Báo cáo xuất sắc tại Hội nghị Khoa học trẻ ngành GTVT năm 2016; đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở các năm học 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT năm học 2015-2016 và 2017-2018. Năm 2020, được Bộ trưởng Bộ GTVT tặng Bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020.
Cô giáo "chắp cánh" ước mơ nghiên cứu khoa học của học sinh ra thế giới
Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, cô Phùng Thị Kim Huệ về với tỉnh Gia Lai để làm giáo viên. Qua đó, cô đã "chắp cánh" cho nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học của học sinh vươn ra thế giới.
Nuôi dưỡng những "mầm xanh" khoa học
Cô Phùng Thị Kim Huệ (giáo viên môn Sinh học, Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không chỉ tâm huyết với nghề, mà còn là người khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH) cho học sinh trên địa bàn tỉnh vùng núi Gia Lai
Tâm sự về công tác xây dựng phong trào nghiên cứu trong nhà trường, cô Huệ cho biết: "Ngay từ năm 2014, việc tổ chức các cuộc thi khoa học - kĩ thuật (KHKT) dành cho học sinh trên địa bàn tỉnh còn khá mới mẻ.
Bằng những kinh nghiệm tham khảo ở nhiều trường trong và ngoài nước, tôi đã mạnh dạn xin tổ chức hội thảo đầu tiên về phong trào nghiên cứu KHKT cho học sinh tại tỉnh Gia Lai.
Sau nhiều khó khăn, hội thảo đã có 99 ý tưởng của học sinh được đề xuất. Kể từ đó đến nay, phong trào nghiên cứu trong học sinh ngày càng lớn mạnh, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thầy cô giáo và các em học sinh".
Trên hành trình thực hiện ước mơ của các học sinh luôn có sự âm thầm giúp đỡ của cô giáo Phùng Thị Kim Huệ (ngoàni cùng bên trái)
"Trong quá trình hướng dẫn học sinh tham gia NCKH, có rất nhiều khó khăn. Theo đó, công tác này trong các trường phổ thông chưa được xem trọng như ở các trường đại học và cao đẳng mà vẫn chỉ là hoạt động mang tính phong trào, lập thành tích, chưa được lan tỏa rộng rãi.
Ngoài ra, giáo viên không có đủ điều kiện thời gian, kinh nghiệm, nhà trường không có kinh phí, thiết bị cho việc thí nghiệm, học sinh còn thiếu nhiều kiến thức, kĩ năng nghiên cứu...", cô Huệ bộc bạch
Nhằm khích lệ học sinh NCKH, phát huy sự sáng tạo, cô Huệ thường xuyên cung cấp thông tin về những cuộc thi sáng tạo, KHKT. Đồng thời, cô còn gợi mở nhiều đề tài, dự án có ý nghĩa thiết thực và khuyến khích các em đề xuất ý tưởng.
Cô cũng tích cực nghiên cứu để xuất bản nhiều công trình trên các tạp chí Việt Nam và thế giới để "tạo lửa" cho học trò. Trong giờ học, cô Huệ luôn liên hệ đến nhiều kiến thức thực tiễn, có tính ứng dụng để cô trò cùng trao đổi, tạo cho tiết dạy sôi nổi.
Bên cạnh đó, cô Huệ cũng tổ chức các cuộc thi sáng tạo trong lớp học, các giờ thực hành kĩ năng để không chỉ giúp học sinh cảm thấy hứng thú học tập, hiểu thêm những kiến thức mở rộng không bị bó hẹp kiến thức trong sách giáo khoa mà qua đó có thể chọn lựa các em nổi bật để hướng dẫn tham gia các cuộc thi khoa học, kỹ thuật các cấp.
Cô Phùng Thị Kim Huệ (giữa) cùng học sinh nhận giải khoa học, kỹ thuật năm học 2016-2017.
Để khắc phục việc thiếu kinh phí thực hiện, cô kêu gọi sự đóng góp từ phía doanh nghiệp. Gần đây, cô Huệ đã sáng lập ra Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên với hy vọng sẽ tập hợp các nhà khoa học về Gia Lai để giúp đỡ học sinh.
Cô cùng các nhà khoa học các thực hiện các nghiên cứu nhằm giúp địa phương khắc phục các vấn đề về môi trường, phát triển các cây trồng nông nghiệp.
Liên tục giành giải ở các cuộc thi khoa học, kỹ thuật
Chỉ trong 5 năm, cô Huệ tham gia hướng dẫn đội tuyển học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, Gia Lai) tham gia cuộc thi sáng tạo KHTK và năm nào cũng giành được giải cấp tỉnh và quốc gia.
Trong 2 năm học gần đây, Bộ GD&ĐT đã chọn 2 dự án nghiên cứu của cô Huệ hướng dẫn để đưa đi tham dự cuộc thi sáng tạo KHKT Quốc tế tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, dự án "Nghiên cứu khả năng đánh dấu và ức chế tế bào gốc ung thư từ hệ nano phát quang đất hiếm - kháng thể (TMC), định hướng điều trị đích căn bệnh ung thư" đã đạt huy chương vàng cuộc thi Phát minh và Sáng chế Thế giới (WICO) năm 2020.
Em Lê Nhật Minh (học sinh trường chuyên Hùng Vương, người đã giành huy chương vàng cuộc thi WICO năm 2020) cho biết: "Ngay từ khi đề tài mới chỉ là ý tưởng, cô Huệ đã cùng em lập ra nhiều phương hướng nghiên cứu.
Cô kết nối với các giáo sư, trung tâm, viện nghiên cứu sinh học để góp ý kiến cho đề tài của em tham gia dự thi. Ngoài giờ dạy, hai cô trò tranh thủ những buổi trưa để chạy đua với thời gian nhằm giúp cho em nộp dự án đúng tiến độ.
Không những em mà nhiều bạn trong trường đều xem cô như một người mẹ để cùng trao đổi ý tưởng và trò chuyện trong cuộc sống".
Trao đổi với chúng tôi, cô Lê Thị Thu - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hùng Vương cho biết: "Trong quá trình công tác ở trường, TS. Phùng Thị Kim Huệ là một cô giáo có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, là tấm gương tiêu biểu trong phong trào tự học, sáng tạo và nghiên cứu.
Đặc biệt, cô là người khởi xướng các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cho học sinh hào hứng tham gia, không chỉ mang lại nhiều thành tích cho trường, cho tỉnh mà con tạo được làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ và gây dựng được phong trào lớn mạnh".
Cô Phùng Thị Kim Huệ tham dự Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục năm 2020.
Được biết, trong 5 năm qua, cô Phùng Thị Kim Huệ đã có nhiều dự án được công bố trong và ngoài nước. Hiện nay, cô Huệ đang chủ nhiệm một dự án lớn có từ nguồn kinh phí nhà nước và hướng dẫn khoa học cho 2 dự án về hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Với những đóng góp không ngừng nghỉ đó, cô Huệ đã vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Năm 2018, cô Huệ nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT.
Mới đây nhất, cô đại diện cho 26 ngàn cán bộ giáo viên của tỉnh Gia Lai tham dự và nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT về điển hình tiên tiến của ngành Giáo dục trong giai đoạn 2016-2020.
"Bông hồng" tài năng của ĐH Xây dựng Với sự cố gắng, phấn đấu không ngừng nghỉ trong học tập, cô gái Lê Hải Yến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), khoa Kinh tế và quản lý xây dựng đã trở thành một trong những thủ khoa đầu ra xuất sắc của trường ĐH Xây dựng, được Thành đoàn Hà Nội vinh danh. Học tập ở ngôi trường thường được các bạn...