Giảng viên đại học: Cần cả “lượng” lẫn “chất”
“Mọi mặt về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tác phong, đạo đức của người giảng viên thì cơ sở đào tạo nơi giảng viên đó công tác phải nắm rõ nhất và hiểu nhất. Cho nên, nhất cử, nhất động của giảng viên trong hoạt động giảng dạy, cơ sở đào tạo điều biết hết” – PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang (Trưởng khoa Phát thanh, Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ với Báo GD&TĐ một góc nhìn về quản lý giảng viên ở cơ sở đào tạo ĐH và sau ĐH.
Cơ sở đào tạo là nơi hiểu rất rõ về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tác phong, đạo đức… của giảng viên mình quản lý. (trong ảnh: Giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng BTEC).
Cơ sở nắm rõ nhất năng lực, trình độ giảng viên
- Nhắc đến vai trò của các cơ sở đào tạo trong việc phát triển và tuyển dụng đội ngũ giảng viên chất lượng, cuối tháng 3 vừa qua, liên quan đến rất nhiều sai sót trong hồ sơ ứng viên GS, PGS năm 2018, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi đến các cơ sở đào tạo trong cả nước, chỉ đích danh những đơn vị buông lỏng trong việc rà soát hồ sơ cũng như quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Điều đó cũng có thấy vai trò của các cơ sở đào tạo rất quan trọng, nếu không muốn nói là điểm chốt, trong việc kiểm soát và đánh giá chất lượng thực của trình độ giảng viên (khác với trình độ về bằng cấp). Điều này cũng liên quan đến ý kiến lâu nay của dư luận về chất lượng đào tạo tiến sĩ, cũng như việc xét duyệt và phong hàm GS, PGS ở nước ta lâu nay. Bà đánh giá gì về vấn đề này?
“Công tác “làm quen” với các hoạt động giảng dạy là cần thiết với một người trước khi trở thành giảng viên chuyên nghiệp”.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang
Cũng giống như bất cứ ngành nghề nào khác, nơi người lao động làm việc là nơi quản lý và hiểu rõ nhất về người lao động đó. vì vậy, cơ sở đào tạo – nơi giảng viên công tác hiểu rất rõ trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tác phong, đạo đức… của giảng viên. Nhất cử nhất động của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và đào tạo như làm việc như thế nào, sinh hoạt chuyên môn ở đâu, kể cả đạo đức, tác phong…, cơ sở đào tạo đều nắm rõ.
Trong các trường ĐH có nhiều kênh phản ánh về người giảng viên. Đó qua đồng nghiệp, qua khoa, tổ bộ môn, qua phản hồi, đánh giá của sinh viên, học viên… Hàng năm, để việc đánh giá giảng viên được đa chiều, các cơ sở đào tạo thường sử dụng phiếu khảo sát sinh viên để đánh giá giảng viên. Nôm na là “trò đánh giá thầy”. Việc khảo sát này được tiến hành thường xuyên sau mỗi môn học, kỳ học, năm học và cả khoá học.
Trong phiếu khảo sát thường ẩn danh nên việc trả lời của sinh viên khá chính xác và khách quan. Nội dung các câu hỏi cũng khá cụ thể và đi thẳng vào các vấn đề của nội dung, phương pháp giảng dạy, cách phân chia lượng kiến thức giữa lý thuyết và thực hành, hình thức đánh giá, tài liệu tham khảo, tác phong giảng dạy… Có những câu hỏi rất cụ thể như: “Em hãy mô tả buổi học đầu tiên của môn học?” để kiểm tra phương pháp giảng dạy của giảng viên. (Thông thường, tiết học đầu tiên, giảng viên phải giới thiệu mục đích, ý nghĩa của môn học, phương pháp dạy và học của môn học đó, các hình thức đánh giá, các nội dung căn bản của môn học, các tài liệu liên quan đến môn học…).
Sau khi có được câu trả lời của sinh viên, bộ phận khảo thí sẽ tổng hợp và gửi về tổ bộ môn, khoa, giảng viên để đánh giá giảng viên và rút kinh nghiệm. Cho nên, tôi khẳng định không thể nói cơ sở đào tạo không biết hoặc không hiểu rõ giảng viên của mình. Vì vậy, vừa qua có chuyện một số cơ sở đào tạo sai sót trong quá trình thẩm định hồ sơ như câu hỏi phóng viên đề cập, tôi cho rằng, cần xem xét lại quy trình, xem xét lại cách thức các cơ sở đào tạo đó trong nhiều năm vừa qua đã thực hiện như thế nào. Và cơ sở đào tạo không thể nói là “vô can” trong những sai sót về hồ sơ của giảng viên, hồ sơ xin xét công nhận PGS, GS.
Sự khác biệt giữa nhà khoa học và giảng viên chuyên nghiệp
Video đang HOT
-Hầu hết các cơ sở đào tạo ưu tiên phát triển, tuyển dụng người có học hàm, học vị để đáp ứng về yêu cầu đội ngũ. Tuy nhiên, bằng cấp chỉ là một khía cạnh, vấn đề còn lại chắc chắn nằm ở khả năng truyền đạt kiến thức của giảng viên cho người học, trong khi không phải nhà khoa học nào cũng có thể là nhà sư phạm. Theo bà, có cần quy định cụ thể gì hơn trong vấn đề này, hay cứ học vị tiến sĩ trở lên đều có thể đứng trên bục giảng?
“Cũng giống như bất cứ ngành nghề nào khác, nơi người lao động làm việc là nơi quản lý và hiểu rõ nhất về người lao động đó. vì vậy, cơ sở đào tạo – nơi giảng viên công tác hiểu rất rõ trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tác phong, đạo đức… của giảng viên. Nhất cử nhất động của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và đào tạo như làm việc như thế nào, sinh hoạt chuyên môn ở đâu, kể cả đạo đức, tác phong…, cơ sở đào tạo đều nắm rõ”.
Tôi xin nói rằng, để trở thành giảng viên thì dù có là TS hay hơn TS thì cũng chỉ là điều kiện “cần” thôi, phải có nhiều điều kiện “đủ” nữa. Ví dụ, một TS có kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể, có thể được mời tham gia hội đồng đánh giá khoá luận cử nhân, luận văn cao học, hoặc tham gia hội đồng thẩm định các đề tài khoa học trong chuyên ngành đã được đào tạo TS… “Anh” cũng có thể được mời vào một hội thảo khoa học, một chuyên đề để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nhưng để trở thành giảng viên chuyên nghiệp thì bấy nhiêu thôi chưa đủ.
Tùy vào từng trường ĐH, từng cơ sở đào tạo mà yêu cầu giảng viên cần có thêm các điều kiện gì, chẳng hạn, có trường yêu cầu giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ về phương pháp nghiên cứu khoa học, chứng chỉ về phương pháp giảng dạy hiện đại, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học… Có những người đã là TS nhưng chưa bao giờ tham gia công tác giảng dạy thì ban đầu vẫn phải làm trợ giảng, phải trải qua một thời gian rèn dũa kinh nghiệm giảng dạy ở vị trí trợ giảng (cho những giảng viên chính), sau đó soạn giáo án, nghiên cứu giáo trình, trải qua những khóa học về phương pháp giảng dạy… Công tác “làm quen” với các hoạt động giảng dạy là cần thiết với một người trước khi trở thành giảng viên chuyên nghiệp.
Nhiều trường đại học đã cho sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng viên. (trong ảnh: SV Trường ĐH FPT).
-Trên “nền” quy định chung của Bộ GD&ĐT, mỗi cơ sở đào tạo đang tuyển dụng, sử dụng và có những yêu cầu riêng khác nhau đối với giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ, cũng như giữ gìn, nâng cao vị thế của nhà trường trong hoạt động đào tạo. Bà có thể phân tích thêm về những “yêu cầu riêng” đó?
Trong các cơ sở đào tạo ĐH đều có những quy định, yêu cầu về giảng viên. Ví dụ, ở trường tôi, khi tuyển một người về làm giảng viên, người đó sẽ được phân công vào tổ bộ môn. Tổ bộ môn sẽ yêu cầu giảng viên đó phải soạn bài, tham gia trợ giảng; sau thời gian tham gia soạn bài, trợ giảng thì giảng viên sẽ đăng ký giảng bài và thông qua bài giảng trước tổ bộ môn, trước hội đồng khoa học của khoa, của trường. Giảng viên sẽ từng bước được tham gia giảng dạy từng phần trong một bài giảng (chứ không được giảng ngay toàn bộ bài)… Sau một thời gian, qua nhiều khâu, nhiều đánh giá… thì người giảng viên đó mới được xem xét cho giảng cả một bài, rồi tiến tới đạt yêu cầu mới được trở thành giảng viên chính thức.
Mặc dù hiện nay, các trường tuyển giảng viên bao giờ cũng yêu cầu trình độ từ thạc sỹ, TS trở lên, thậm chí có người tuyển vào đã là PGS rồi, nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy thì cần phải có quá trình trải nghiệm công tác giảng dạy trước khi vào giảng dạy chuyên nghiệp. Đây là cách thức mà các trường ĐH của Việt Nam vẫn làm để đảm bảo chất lượng giảng viên. Phải có một quá trình “thực tập” nghiêm túc, tham gia một quá trình trải nghiệm hoạt động giảng dạy thật, trước khi trở thành giảng viên chính thức, có quá trình như vậy mới mong có những giảng viên “đạt yêu cầu”.
Trên “nền” những quy định chung của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở những quy định “cứng” trong công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên, mỗi một cơ sở đào tạo lại có thêm những quy định riêng phù hợp với quan điểm, nhu cầu sử dụng giảng viên của từng cơ sở đào tạo, nhằm đảm bảo chất lượng giảng viên của cơ sở đào tạo, nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của cơ sở đào tạo đó trong xã hội.
-Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!
“Trên &’nền’ những quy định chung của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở những quy định “cứng” trong công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên, mỗi một cơ sở đào tạo lại có thêm những quy định riêng phù hợp với quan điểm, nhu cầu sử dụng giảng viên của từng cơ sở đào tạo, nhằm đảm bảo chất lượng giảng viên của cơ sở đào tạo, nhằm nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của cơ sở đào tạo đó trong xã hội”.
An Nhiên (Thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Thiếu giáo viên, trường học Mỹ kêu gọi người về hưu quay lại
Nhiều năm sau khi nghỉ hưu, cựu giáo viên quyết định quay lại bục giảng khi biết học sinh cần người có trình độ và kinh nghiệm để dẫn dắt.
Hymethia W. Thompson vui vẻ nghỉ hưu sau 46 năm công tác trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, một cuộc họp báo trên truyền hình mùa hè năm ngoái đã thay đổi cuộc đời bà, theo Huffington Post ngày 19/4.
Khu học chánh công lập Jackson (JPS) ở thành phố Jackson (bang Mississippi, Mỹ), nơi Thompson sống, đang thiếu hụt nghiêm trọng giáo viên được chứng nhận và tuyệt vọng tìm kiếm những nhà sư phạm kỳ cựu. Thông qua truyền hình, giám đốc JPS Freddrick Murray kêu gọi các giáo viên nghỉ hưu trở lại trường.
"Tôi đã không nghĩ đến việc trở lại lớp học, nhưng khi nghe họ nói rất cần đội ngũ giáo viên chất lượng, tôi phải giúp đỡ. Tôi gọi điện và chỉ vài tuần sau lại tiếp tục công việc trước đây", Thompson nói.
Thompson trở lại bục giảng khi đã về hưu nhiều năm. Ảnh: Huffington Post
Cô giáo 70 tuổi với nhiều giải thưởng trong sự nghiệp giáo viên tiếng Anh ở Mississippi và Wisconsin là một trong số ít nhà giáo dục về hưu được khu học chánh Jackson thuê lại trong năm học 2017-2018, thuộc ba bộ môn có nhu cầu lớn nhất là Khoa học, Toán và tiếng Anh.
Bà hiện dạy tiếng Anh lớp 11 tại trường trung học Lanier, đánh dấu lần đầu tiên trong bốn năm rưỡi, nhà trường có giáo viên tiếng Anh được cấp phép. Thompson dạy ba lớp, mỗi lớp 90 phút hàng ngày.
Khu học chánh JPS có 58 trường học, khoảng 26.000 học sinh và 1.800 giáo viên, trong đó có 184 giáo viên dạy thế chưa được chứng nhận ký hợp đồng dài hạn với trường năm nay. Ngay cả khi kêu gọi được 38 giáo viên về hưu trở lại, nhu cầu thực tế vẫn chưa được đáp ứng.
JPS mất giáo viên một phần vì các khu học chánh lân cận hoặc các bang láng giềng như Texas, Georgia và Tennessee trả lương cao hơn. Học sinh hoang mang khi không được giảng dạy bởi giáo viên có chứng chỉ. Trong khi đó, giáo viên cảm thấy quá tải với lớp học 35 học sinh mà không có trợ giảng. Các khu học chánh ở vùng nông thôn trên khắp Mississippi và nước Mỹ đang đối mặt với thử thách tương tự, bởi vị trí xa xôi nên khó thu hút giáo viên.
JPS đã chiêu mộ giáo viên về hưu bằng cách tăng ưu đãi tài chính, trả họ 225 USD mỗi ngày, gần gấp đôi so với 125 USD trước đây. Lãnh đạo JPS mở rộng chiến dịch quảng cáo để công chúng biết đến, mua biển quảng cáo và thực hiện các cuộc phỏng vấn nhiều nhất có thể. Murray thậm chí còn chủ động gọi điện cho giáo viên nghỉ hưu mà ông biết, hỏi xem họ có muốn quay trở lại hay không.
Viola Owens là một trong những giáo viên về hưu quyết định giúp đỡ ngành giáo dục. Bà từng dạy tiếng Anh 33 năm, trong đó có 14 năm ở JPS, trước khi nghỉ hưu năm 2014 để chăm sóc con trai khuyết tật. Bà góa chồng năm 2013, mất con năm 2015. Trải qua mất mát quá lớn, bà tìm kiếm nhiều công việc tình nguyện để khuây khỏa.
Vì vậy, trở lại trường học có vẻ là lựa chọn lý tưởng dành cho Owens. Giống như Thompson, hiện bà dạy học toàn thời gian với ba lớp tiếng Anh mỗi ngày cho học sinh lớp 10 trường trung học Provine.
Owens sẵn lòng giúp đỡ bởi học sinh cần bà. JPS phục vụ nhiều em đến từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, 78% học sinh đủ điều kiện nhận bữa trưa miễn phí hoặc giảm giá. Chỉ có hơn 20% học sinh đạt trình độ thành thạo trong môn đọc, và 16,9% thành thạo môn Toán, dựa trên các bài đánh giá cho học sinh từ lớp 3 đến 8.
Eric Knapp, giáo viên Văn học nghỉ hưu năm 2009 với 29 năm kinh nghiệm, được học sinh và phụ huynh trường trung học cơ sở Brinkley ở phía tây bắc Jackson đón nhận nhiệt tình khi quay trở lại trong vai trò giáo viên dạy thế. Nụ cười trên khuôn mặt học sinh sau khi làm tốt bài tập khiến ông cảm thấy ấm áp.
"Tôi nghĩ sau khi làm việc với lũ trẻ, việc nghỉ hưu trở nên vô cùng nhàm chán. Những người làm nghề giáo thường lo lắng cho trẻ và sứ mệnh đó không bao giờ rời khỏi bạn. Khi có lời kêu gọi, bạn sẽ lập tức lên đường", Knapp nói.
Việc thuê người về hưu là giải pháp tạm thời hữu hiệu, nhưng không đem lại tác dụng về lâu dài. Một số giáo viên về hưu chỉ có thể làm việc nửa năm, nếu không sẽ mất tiền trợ cấp hưu bổng. Những người khác như Hymethia Thompson, đánh đổi lương hưu để lấy khoản tiền dạy học hàng tháng dựa trên trình độ giáo dục và số năm kinh nghiệm.
Hiệu trưởng Shimelle Mayers của trường trung học cơ sở Brinkley tin tưởng giáo viên già và trẻ sẽ hỗ trợ tốt cho nhau. Ảnh: Huffington Post
"Những gì cần làm là đầu tư vào các trường sư phạm nhiều hơn. Chúng ta cần có các chương trình khuyến khích, miễn học phí hoặc trợ cấp khác như nhà ở dành cho người đi dạy ở khu vực nông thôn hoặc có thu nhập thấp", Alvin Thornton, cựu chủ tịch Ủy ban Tài chính Giáo dục Mississippi gợi ý.
Ông bổ sung rằng các khu học chánh công lập cần trả lương tốt cho giáo viên về quê cống hiến, giảm số học sinh trong một lớp. Đồng thời, phụ huynh và cộng đồng phải tham gia vào quá trình giáo dục trẻ em.
Bên cạnh kêu gọi giáo viên về hưu, JPS đang nỗ lực thu hút giáo viên trẻ bằng cách tăng lương khởi điểm, hỗ trợ chương trình giảng dạy và tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp. Khu học chánh thưởng 2.500 USD cho giáo viên ký kết với các trường trong năm nay. Các nhân viên của JPS cũng tham dự các hội chợ việc làm, tích cực dõi theo sinh viên sư phạm sắp tốt nghiệp.
Theo Shimelle Mayers, hiệu trưởng trường Brinkley trong khu học chánh JPS, giáo viên già và trẻ sẽ hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường tuyển dụng lại hai giáo viên nghỉ hưu trên 38 giáo viên, giảng dạy tổng cộng 465 học sinh. Các giáo viên kỳ cựu chia sẻ kiến thức về quản lý lớp học trong khi các giáo viên mới vào nghề giúp họ làm quen với công nghệ.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Tham vấn, tư vấn học đường - khoảng trống nhân lực Một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn - tư vấn học đường thời gian qua chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng. Ảnh minh họa/internet Vấn đề này được đưa ra tại hội thảo "Đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh 4.0" do Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG...