Giảng viên cũng là cố vấn học tập
Tư vấn học tập (TVHT) là một quá trình mang đến cho sinh viên (SV) sự hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích học tập tự chủ và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực cá nhân của mình.
ảnh minh họa
Với cách học này SV hoàn toàn quyết định kế hoạch học tập của khóa học, năm học và từng học kì cho phù hợp với năng lực học tập và hoàn cảnh của mình.
Với vai trò trợ giúp của giảng viên (GV) – người TVHT trực tiếp nhằm giúp SV học theo năng lực, học theo nhu cầu là vô cùng quan trọng, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và tự chủ đại học hiện nay.
Giảng viên – người giúp sinh viên học tập tốt nhất
Theo PGS.TS – Nguyễn Thị Tính Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên cho biết: GV là người cố vấn, tư vấn giải đáp những thắc mắc của SV trong suốt quá trình học tập cho đến xác định học phần, chiến lược học tập, quá trình đăng ký học, các thủ tục liên quan như học phí, học bổng, xét kết quả và tiến độ học tập, xét tốt nghiệp…
Đồng thời, GV còn đóng vai trò cầu nối giữa hệ thống quản lý đào tạo của Nhà trường với SV, giữa Nhà trường với cha mẹ SV và là mắt xích chủ chốt trong guồng quay đào tạo; là người đóng vai trò bản lề trong mối quan hệ giữa tiến trình đào tạo và kết quả đào tạo.
Bởi vậy, để làm tốt vai trò TVHT cho SV thì GV phải biết, phải tự nghiên cứu về quy chế, chương trình đào tạo, năng lực của người học… mới có đủ dữ liệu để cung cấp cho SV trong quá trình thực hiện chức năng tư vấn cho SV. Từ đó có thể định hướng, khơi gợi tiềm năng của SV, giúp SV nhìn nhận lại những vấn đề mà các em đang gặp, những rào cản tâm lí mà SV phải vượt qua.
Video đang HOT
Nếu TVHT tốt có thể giúp các em phát huy khả năng tự quyết định, tự giải quyết vấn đề đồng thời có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất cho mình trong guồng quay của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
Trong khi đó, phát triển năng lực TVHT cho GV là quá trình tác động của hiệu trưởng đại học thông qua hệ thống chức năng và công cụ quản lí tới tập thể GV, từng GV, giúp GV phát triển về năng lực tư vấn bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cơ hội cho GV tham gia vào hoạt động tư vấn trợ giúp SV học tập, giúp SV vượt qua các rào cản, khó khăn trong học tập để học theo năng lực, học theo nhu cầu, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro trong học tập, hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo tiến độ cá nhân.
Thực tế cho thấy, năng lực TVHT của GV hiện nay chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tư vấn của SV nên hiện tượng SV ngừng học, thôi học có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy rất cần thiết phải nâng cao năng lực TVHT của GV ở các trường Đại học.
Phát triển năng lực TVHT cho giảng viên
Nói về năng lực tư vấn học tập của GV hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Thị Tính – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – Đại học Thái Nguyên cho biết: Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm phát triển năng lực tư vấn cho đội ngũ GV bằng nhiều hình thức khác nhau: Xây dựng quy chế, quy định nhiệm vụ của GV thành 2 nhóm, tương ứng với 2 chức năng của TVHT bao gồm:
Chức năng tư vấn, trợ giúp SV trong học tập, nghiên cứu khoa học; quản lý SV với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong quy chế quy định TVHT cũng có 2 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn: Nhóm tư vấn trợ giúp SV trong học tập và nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp và nhóm: các nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý SV…
Để quản lý và thực hiện tốt 2 nhóm nhiệm vụ này, Nhà trường tổ chức tập huấn cho GV về thực hiện chương trình đào tạo theo chế tín chỉ. Quy chế 43 và Quy chế đào tạo của trường, những nhiệm vụ mà TVHT cần hoàn thành và những kĩ năng cần phát triển của TVHT: kĩ năng hiểu SV, nắm vững năng lực và phương pháp học tập của SV, những khó khăn tâm lí của SV trong học tập, nhu cầu hiện có của SV đối với hoạt động học tập, kĩ năng nắm vững chương trình đào tạo, kĩ năng xử lý học vụ, kỹ năng hướng dẫn SV theo dõi hướng dẫn tiến độ học tập cá nhân, tự đánh giá năng lực học tập của SV, nắm được những diễn biến thay đổi về năng lực học tập của SV.
Tuy nhiên với thực tế hiện nay cho thấy, năng lực tư vấn học tập của GV của các trường ĐH nói chung chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần trợ giúp của SV. Thực tế vấn còn nhiều GV còn chưa nắm vững chương trình đào tạo do tuổi nghề chưa cao, chưa hiểu những khó khăn tâm lí của SV.
Để khắc phục tình trạng trên cần tăng cường bồi dưỡng phát triển năng lực tư vấn cho GV – TVHT như: tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế hoạt động của GV; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kĩ năng tư vấn, hướng dẫn học tập cho GV; phát huy vai trò tự bồi dưỡng của GV thông qua hệ thống tài liệu hướng dẫn tư vấn trợ giúp SV trong đào tạo theo chế tín chỉ; thường xuyên phản hồi thông tin từ SV về hoạt động trợ giúp của GV đối với hoạt động học tập của SV nhằm giúp GV tự hoàn thiện năng lực tư vấn và phát huy vai trò trách nhiệm cá nhân trong công việc của người cố vấn; xây dựng sở tay cẩm nang TVHT cho GV và SV; có chế độ hỗ trợ phù hợp đối với hoạt động tư vấn của GV trong trường đại học nói chung và các trường đại học Sư phạm nói riêng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thi THPT quốc gia 2018: 4,99 điểm không được làm tròn thành 5
Điểm lẻ môn môn tự luận thi THPT quốc gia sẽ được làm tròn đến 2 chữ số thập phân, thay vì quy định lấy về các mức cách 0,25 như trước. Đây là một trong những thay đổi đáng kể trong Thông tư sửa đổi quy chế thi THPT quốc gia năm 2018.
ảnh minh họa
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT so với Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 25/1/2017.
Điểm lẻ bài thi tự luận được làm tròn đến 2 chữ số thập phân
Điểm đáng chú ý nhất trong lần sửa đổi này là việc chấm bài thi tự luận.
Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân"
Như vậy môn thi tự luận duy nhất còn lại ở kỳ thi THPT quốc gia 2017 là Ngữ văn sẽ không quy định lấy đến 0,25 như quy chế trước đây. Sẽ không còn những trường hợp các mức điểm lẻ khác nhau đều quy về bằng nhau theo các mức 0; 0,25; 0,5; 0,75 như trước đây. Tức giả sử trong trường hợp thí sinh được 4,99 cũng không được quy tròn thành 5 điểm và sẽ khác biệt với thí sinh đạt 5,01.
Về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi, thay vì tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo, Thông tư mới sửa đổi Khoản 6 Điều 49 thành: "Hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Bỏ ưu tiên với con của người được hưởng chính sách như bệnh binh
Thông tư mới cũng bỏ từ "bệnh binh" trong cụm từ "người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh" tại gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a và gạch đầu dòng thứ hai, gạch đầu dòng thứ ba điểm b khoản 1 Điều 36 (về điểm ưu tiên cho đối tượng thuộc diện được cộng 0,25 và 0,5). Như vậy tức bỏ ưu tiên với đối tượng "con của người được hưởng chính sách như bệnh binh".
Kinh phí tham gia phối hợp tổ chức thi do địa phương chi trả
Theo Thông tư, các trường ĐH, CĐ thành lập đoàn cán bộ, giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi tại các hội đồng thi ở các địa phương theo điều động của Bộ GD-ĐT, sẽ không phải tự chi trả kinh phí đi lại, ăn ở cho cán bộ, giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi.
Thay vào đó, kinh phí cho cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ được Bộ GD-ĐT điều động về địa phương tham gia tổ chức thi do địa phương chi trả theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2018.
Theo Vietnamnet
Sinh viên Anh giải tỏa căng thẳng nhờ chó trị liệu Tiếp xúc với những người bạn bốn chân trở thành phương pháp giảm stress hữu hiệu cho sinh viên, vốn chịu nhiều áp lực thi cử. Sinh viên Đại học Sussex (Anh) thích thú với sự có mặt của chó trị liệu. Đại học Sussex (Anh) đã tổ chức 30 sự kiện về chó trị liệu, theo iNews ngày 12/3. Đại học College...