Giảng viên cơ sở giáo dục đại học: Trách nhiệm gắn liền quyền lợi
Dự thảo Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học (dự thảo) vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
Hoạt động NCKH tại Khoa CNSH Trường ĐH Quốc tế TPHCM. Ảnh: NTCC
Dự thảo có quy định về: Giờ chuẩn giảng dạy, thời gian giảng dạy, định mức giờ chuẩn; Định mức giờ chuẩn đối với giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể; và nghiên cứu khoa học đối với giảng viên (GV)… tạo được sự đồng tình của GV và các cơ sở GDĐH.
Bảo đảm giờ chuẩn
Theo ThS Đoàn Thị Kiều Oanh – Giảng viên Tiếng Anh (Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Văn Lang – TPHCM), ở khía cạnh GV, những quy định trong dự thảo không gây khó khăn bởi so với quy định hiện tại của trường không khác nhau là mấy.
“Chẳng hạn, dự thảo quy định giờ giảng của GV từ 200 – 400 tiết, hiện trường chúng tôi là 270 tiết. Đây chủ yếu là cái khung, tôi nghĩ các trường sẽ linh hoạt trong triển khai” – ThS Đoàn Thị Kiều Oanh cho biết.
Theo TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai (LHU), nhà trường đã triển khai góp ý dự thảo xuống các đơn vị, giảng viên trong trường. Tuy nhiên, nhìn tổng thể theo quy định của dự thảo, trường không phải điều chỉnh nhiều so với quy chế hiện hành.
“Đối với giảng viên, LHU quy định một năm phải hoàn thành: 280 tiết giảng, 150 tiết nghiên cứu khoa học (NCKH), 360 giờ tham gia các hoạt động khác. Đồng thời, đối với NCKH, nhà trường có chính sách hỗ trợ lớn nên các GV nhiệt tình tham gia. Mức hỗ trợ 1 bài báo khoa học chất lượng lên đến 180 triệu đồng/bài và 1 đề tài NCKH cấp bộ lên đến 250 triệu đồng/đề tài…” – TS Nguyễn Vũ Quỳnh chia sẻ.
Video đang HOT
ThS Nguyễn Thị Lại Giang – Phó Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE)) trao đổi: Nhà trường hoạt động theo mô hình tự chủ nên có những quy định chế độ làm việc của GV riêng. So với những quy định trong dự thảo, tiêu chuẩn của HCMUTE đã đi trước một bước.
“Trường tự chủ nên mọi thứ gần như tự lo, nhất là kinh phí nên các hoạt động, chế độ làm việc đều phải thật sự khoa học và đạt năng suất lao động cao mới bảo đảm được sự thông suốt cho cả hệ thống. Do đó, nhà trường đã sớm xây dựng cơ chế chính sách mở nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH của GV” – ThS Nguyễn Thị Lại Giang chia sẻ.
Phát huy thế mạnh
Theo ThS Đoàn Thị Kiều Oanh, trong dự thảo quy định: Các vị trí khác như trưởng khoa, chủ nhiệm… đều phải làm NCKH là cần thiết, vì từ đó sẽ góp phần nâng cao năng lực NCKH của GV. Đồng thời, dự thảo cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của GV ĐH được rõ ràng hơn.
“Một trong những điểm tiến bộ của dự thảo là quy định về nghĩa vụ NCKH, nó cụ thể cho từng nhóm đối tượng. So với công việc hiện tại của tôi, các chỉ tiêu về NCKH vẫn bảo đảm theo dự thảo. Nhìn chung, nó khuyến khích GV phải NCKH” – ThS Đoàn Thị Kiều Oanh chia sẻ.
Đồng thời, ThS Đoàn Thị Kiều Oanh cũng cho rằng: NCKH góp phần mở ra cơ hội giao lưu giữa GV với cơ sở GD nước ngoài. “Chẳng hạn, VLU liên kết với 1 trường ĐH ở Anh Quốc, nên các GV được hỗ trợ đào tạo về NCKH, học xong còn được đi Anh nữa…” – ThS Oanh chia sẻ.
Mặc khác, dự thảo cũng nêu việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH cho GV phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên. Từ thực tiễn LHU, TS Nguyễn Vũ Quỳnh thông tin: GV LHU chỉ cần có 1 bài báo trong hội thảo khoa học trong nước hoặc đăng trên tạp chí có ISSN đã đủ 150 tiết, tạp chí nằm trong danh mục ISI có mức quy đổi lên đến 800 tiết NCKH (ngoài chuyện khen thưởng vẫn tính tiết quy đổi để tính mức độ hoàn thành nghĩa vụ NCKH của GV).
Ngoài ra, TS Nguyễn Vũ Quỳnh cũng chia sẻ thêm: “Là trường tư nên các hoạt động của LHU đều có thù lao tương xứng, đối với cán bộ quản lý, không quy định định mức giờ chuẩn (không có tiết nghĩa vụ). Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ tham gia giảng dạy sẽ tính thù lao đầy đủ… còn các chỉ tiêu chỉ dùng để tính khi xét phong hàm hoặc các chức danh”.
Đối với phép năm, LHU có khác một chút so với dự thảo. Hiện GV của LHU được nghỉ 26 ngày phép/năm, không tính Chủ nhật và các ngày khác theo quy định; Nhân viên, cán bộ quản lý, trợ giảng được nghỉ 12 ngày/năm (không tính Chủ nhật và các ngày khác theo quy định). Nếu thời gian làm việc trên 5 năm cộng thêm 1 ngày, 10 năm thêm 2 ngày…
Hoạt động KHCN của GV LHU đều có định mức để quy đổi qua tiết NCKH cho phù hợp, kể cả việc viết giáo trình, biên soạn tài liệu, ngồi hội đồng, hướng dẫn đề tài, hỗ trợ các trường THPT nghiên cứu, tổ chức hội thảo… nhằm mục đích đa dạng hóa các hoạt động KHCN trong trường đồng thời cũng phát huy tối đa năng lực, thế mạnh của từng GV. – TS Nguyễn Vũ Quỳnh
Giảng viên nhắn nhủ sinh viên: Lập kế hoạch cho học kỳ mới thôi nào!
Lo ngại sinh viên của mình trở lại trường trong tâm trạng 'ì ạch' do nghỉ học quá lâu, giảng viên kêu gọi sinh viên "hãy lập kế hoạch cho học kỳ mới, hãy dậy sớm, học tập chủ động, tích cực lên nào!".
Sinh viên trở lại trường sau thời gian nghỉ học vì Covid-19 hồi tháng 3 - PHAN TUẤN ANH
Thoát khỏi "sức ì" bằng thái độ chủ động
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụy, Phó Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho rằng việc học trực tuyến thời gian qua đã hình thành thói quen học tập mới cho những sinh viên có tính chủ động trong quá trình học tập. Tuy nhiên, đối với những sinh viên không có tinh thần chủ động, thì chỉ tham gia học "cho có", theo dõi bài giảng như thể "đang xem phim" chứ không thực hiện ghi chép hoặc tương tác với giảng viên.
"Nó sẽ tạo sức ì rất lớn trong thói quen học tập, khiến các em gặp khó khăn khi quay trở lại trường học do thói quen này được "nuôi dưỡng" suốt 3 tháng liền. Để khởi động lại quá trình học tập một cách hiệu quả, các em cần phải lưu ý 3 vấn đề.
Thứ nhất, phải lập tức thay đổi thái độ học tập ngay trong thời gian này khi các buổi học trực tuyến vẫn đang diễn ra theo thời gian biểu, không học theo kiểu "cho có nữa" mà cần chủ động, tích cực nghe giảng, ghi chép và tiếp thu.
Thứ hai, các em cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập và xem lại nội dung của các bài học mà giảng viên đã giảng dạy trực tuyến trước đó để đánh dấu, khoanh vùng những vấn đề mình còn thắc mắc chưa hiểu rõ để có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên khi quay trở lại giảng đường. Thứ 3, hãy đặt lịch đồng hồ nhắc nhở những công việc hàng ngày và tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tích cực cho quá trình học tập", tiến sĩ Thuỵ đưa ra lời khuyên.
Theo thầy Nguyễn Minh Trí, giảng viên tiếng Anh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sinh viên sẽ mất một chút thời gian để có thể thích nghi trở lại. "Giảng viên cũng sẽ chưa có yêu cầu quá cao trong giai đoạn trở lại trường, chỉ cần các bạn có có tinh thần chủ động, thái độc học tập tích cực. Việc nghỉ lâu sẽ khiến ít nhiều kiến thức bị gián đoạn nên trong những ngày chuẩn bị trở lại trường, các em xem lại bài cũ, tìm hiểu thêm về những môn học sắp học trên lớp trong học kỳ mới để không quá bỡ ngỡ khi học", thầy Minh Trí chia sẻ.
Lo ngại sinh viên vẫn giữ thói quen ngủ trễ, ngủ quên như thời gian nghỉ dịch Covid-19, thầy Trí dặn dò thêm: "Thích nghi lại với việc dậy sớm vốn không phải là điều dễ dàng với sinh viên. Việc đi học đúng giờ rất quan trọng, đặc biệt là sau kỳ nghĩ dài, giảng viên có khá nhiều vấn đề cần trao đổi và làm việc với sinh viên. Các em nhớ cài đồng hồ để tránh ngủ quên".
Xác định mục tiêu, tạo động lực cho bản thân
Lập cho mình một thời gian biểu để nhắc nhở mình về những kế hoạch của học kỳ mới cũng là cách mà sinh viên nên làm ngay trong khi quay trở lại trường. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thoa, Trưởng khoa Luật - Chính trị, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, lưu ý: "Sau khi lập kế hoạch, thời gian biểu cho bản thân, các em cần phân phối thời gian hợp lý cho các hoạt động cá nhân để tự cân bằng cuộc sống, nhưng luôn ưu tiên cho việc học tập và nghiên cứu lên hàng đầu".
Tiến sĩ Thoa cho rằng việc lập kế hoạch cụ thể sẽ rất tốt mỗi sinh viên. Nó giúp sinh viên xác định được mục tiêu của việc học tập, tạo động lực cho bản thân. "Lúc đó, học tập không còn là nghĩa vụ nặng nề, không gây áp lực mà trái lại học tập chính là một nhu cầu giống như những nhu cầu thiết yếu khác của cuộc sống. Các em sẽ cảm thấy vui mỗi khi chúng ta hoàn thành một mục tiêu trong kế hoạch đó. Giảng viên sẽ luôn hỗ trợ các em, chỉ cần các em luôn chủ động, có thái độ học tập tích cực và có mục tiêu như thế", tiến sĩ Thoa bày tỏ.
Giữ mong muốn gặp gỡ trực tiếp
Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, cho rằng dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen giao tiếp của nhiều bạn trẻ, nhất là sinh viên do được nghỉ học quá lâu. "Theo đó, các em chủ yếu giao lưu qua mạng là chính. Nếu thói quen này được duy trì lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ tương giao. Nó khiến bạn trẻ "lười" gặp gỡ, lười giao tiếp trực tiếp. Ngay cả giải quyết mâu thuẫn, xung đột cũng qua tin nhắn Facebook, Zalo, rất khó để làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Vì thế, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các em trở lại trường học, trở lại nơi làm việc, hãy chú tâm giữ kết nối, giữ mong muốn được gặp gỡ nhau trực tiếp ngoài đời, đừng tiếp tục trói mình trong 4 bức tường và giao tiếp qua mạng nữa. Hãy lên kế hoạch gặp gỡ ai, làm việc gì, học tập như thế nào...", tiến sĩ Thúy nhắn nhủ.
Mỹ Quyên
Trường đại học phải giảm, nợ lương giảng viên vì dịch Covid-19 Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều trường đại học phải cắt giảm thu nhập, thậm chí nợ lương cán bộ và giảng viên. Không phải sinh viên nào cũng đăng ký học trực tuyến nên nguồn thu của các trường ĐH từ học phí giảm - Phạm Hữu Giảm tới 50% thu nhập Từ tháng 4 này, một số trường đại học (ĐH)...