Giảng viên chê làm tiến sĩ trong nước
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam, Chính phủ có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, trong đó có 10.000 đào tạo trong nước. Thực tế hiện nay phần đông giảng viên lại không mặn mà với việc làm nghiên cứu sinh trong nước.
Trầy trật tuyển nghiên cứu sinh
Những năm gần đây, nhiều trường ĐH tại TP.HCM được phép đào tạo tiến sĩ luôn trong tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết: từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm trường chỉ có 10 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ nhưng không năm nào tuyển đủ, trung bình chỉ đạt 50-60%/năm. Đến năm 2011, trường xét tuyển chứ không thi tuyển như trước nên mới đủ chỉ tiêu.
Các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM cũng không nằm ngoài thực trạng. Năm 2008 Trường ĐH Bách khoa có 20 chỉ tiêu nhưng đăng ký dự tuyển là 16 và chỉ có 7 trúng tuyển, năm 2010 tuyển được 22/30 chỉ tiêu. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên liên tiếp mấy năm gần đây số nghiên cứu sinh (NCS) tuyển được khoảng 1/3 – 1/2 so với chỉ tiêu. Trường ĐH Kinh tế – Luật năm 2008 tuyển được 6/10 chỉ tiêu, năm 2009 được 8/12, năm 2010 được 6/12…
Chất lượng yếu kém
Số lượng đã vậy, chất lượng NCS trong nước cũng đáng báo động.
Quá nhiều chi phí không tên Không ít nghiên cứu sinh phải từ bỏ giấc mơ tiến sĩ vì những “khoản phí” tế nhị nằm ngoài luận án, chương trình nghiên cứu. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi năm NCS được trường cấp kinh phí khoảng 10 triệu đồng để phục vụ việc học tập, nghiên cứu. Có người trong Nam làm nghiên cứu sinh ngoài Bắc thì số tiền trên không đủ chi phí xăng, xe. Đó là còn chưa kể đến những loại phí khác nằm ngoài chuyện học tập, như “phí bảo vệ luận án, phí quà cáp”… Do vậy, hầu hết NCS đều phải bỏ thêm tiền túi ra để phục vụ nghiên cứu. Đối với NCS khối xã hội còn đỡ, khối kỹ thuật có người phải tốn cả trăm triệu đồng để trang bị các điều kiện nghiên cứu.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, nhận định: “Số trường đào tạo tiến sĩ trong nước có chất lượng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phần nhiều chương trình đào tạo ở các trường chưa đi vào thực chất, còn cả nể… Tôi từng ngồi rất nhiều hội đồng, thực chất có nhiều NCS theo tôi là không đạt nhưng hội đồng vẫn cho qua theo kiểu xí xóa. Có thể thấy rằng, những người giỏi, người học vì kiến thức thường không làm NCS trong nước”. Trước thực tế này, ông Tống cho rằng: “Đào tạo tiến sĩ trong nước hiện còn nửa vời, chưa đúng mức và chủ yếu chạy theo bằng cấp, danh hiệu là chính. Đề tài nghiên cứu khoa học cũng chưa sát thực tiễn”. Ông đề nghị: “Cần bắt buộc các NCS phải có những bài báo quốc tế, không thể để chuyện có cũng được không có cũng chẳng sao như hiện nay. Cũng cần tiến đến chuyện làm nghiên cứu trong nước nhưng để giáo sư nước ngoài chấm nhằm tạo tính khách quan, từ đó mới nâng được chất lượng đào tạo”.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, không phải ai lấy bằng tiến sĩ nước ngoài cũng giỏi hơn người trong nước. Nhưng trên bình diện chung, đa phần NCS ở nước ngoài có chuyên môn cao hơn. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa – Trưởng ban ĐH và sau ĐH (ĐHQG TP.HCM) cho rằng: “Đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở các nước tiên tiến thường gắn chặt với các đề án, hướng nghiên cứu lớn, với những tập thể các nhà khoa học. Do vậy họ có nhiều đề tài cụ thể thiết thực, có ý nghĩa khoa học – kỹ thuật. Cũng vì vậy mà họ có nhiều kinh phí từ đề án”.
Một vấn đề khác là môi trường nghiên cứu. Thực chất ở nước ta chưa có môi trường nghiên cứu đúng nghĩa để NCS làm việc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường, viện không thu hút được người làm NCS. TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nêu thực trạng: “Hiện nay chúng ta đào tạo tiến sĩ theo kiểu vừa học vừa làm nên chất lượng không cao. Chẳng hạn như khối ngành kỹ thuật không có cơ sở vật chất để NCS học tập”.
Nước ngoài cũng có bằng dỏm Hiện nay, việc mua bằng tiến sĩ của các trường dỏm tại nước ngoài cũng đang trong tình trạng đáng báo động. Hai nước có số lượng bằng tiến sĩ bán nhiều nhất là Nga và Mỹ. Hiện có cả các website được thiết kế công phu chỉ thực hiện mỗi việc rao bán bằng cấp cho những người có nhu cầu. Theo PGS-TS Dương Anh Đức – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhiều giảng viên vẫn liên tục nhận được thư mời chào từ các trường bán bằng tiến sĩ dỏm. Có trường chỉ mới đăng ký vài tháng đã có ngay bằng tiến sĩ.
Nỗi lo cơm áo gạo tiền
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa tâm sự: “Làm tiến sĩ rất vất vả. Người học phải đảm bảo nguồn lực về nhiều mặt. Trong đó phải đầu tư công sức, thời gian, thú vui cuộc sống, kể cả kinh phí. Không phải ai thi đậu đầu vào cũng có thể đảm bảo lấy được bằng tiến sĩ”.
Những người đã qua giai đoạn làm NCS cũng thừa nhận có được tấm bằng tiến sĩ là phải hy sinh, đánh đổi nhiều thứ. Phải để lại công việc ổn định đang có, phải chấp nhận mất thu nhập trong nhiều năm để tập trung nghiên cứu. Thạc sĩ Trần Thị Nguyệt Sương, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: “Qua thực tế tìm hiểu, tôi nhận thấy NCS ở nước ngoài toàn tâm toàn ý trong quá trình học tập nghiên cứu. Trong khi đó, ở Việt Nam, NCS vừa phải làm tròn công việc cơ quan vừa phải nghiên cứu”. Vì thế PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng tiến sĩ của nước ta đang đào tạo theo kiểu… tại chức.
Thực tế này cho thấy định mức tiến sĩ theo đề án của Chính phủ không dễ thực hiện. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ không tránh khỏi tình trạng các trường thúc ép giảng viên làm tiến sĩ cho đủ số lượng, bất kể chất lượng thế nào. Đứng trước thực trạng này, GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) ngậm ngùi: “Đào tạo tiến sĩ ở nước ta đang rơi vào tình trạng nát bét. Cần có một hội đồng quốc gia soạn thảo chiến lược cho việc đào tạo, đánh giá. Nếu không, tiến sĩ dỏm sẽ ngày một đông”.
Theo Thanh Niên
Ngành công nghệ thông tin mất sức hút
Từ một ngành hết sức hấp dẫn và là thế mạnh của nhiều trường trong khoảng 5-10 năm trước, nay phần lớn các trường ĐH đào tạo ngành công nghệ thông tin (CNTT) khó khăn lắm mới tuyển đủ chỉ tiêu.
Thị trường cần nhưng ít người học
Năm 1995, cả nước chỉ có 7 khoa CNTT, đến năm 2010 có tới 133 trường ĐH, 153 trường CĐ và 351 trường TCCN đào tạo CNTT.
Có một thời gian, trường ĐH-CĐ nào khi mới thành lập đều phải xin mở cho được ngành CNTT để dễ tuyển sinh. Có trường khi đặt tên thế nào cũng phải xin cho được có chữ CNTT. Ngay cả ĐHQG TP.HCM dù có khoa CNTT ở trường thành viên ĐH Bách khoa và ĐH Khoa học tự nhiên nhưng vẫn thành lập riêng một trường chuyên đào tạo CNTT. Nhưng hiện đang xảy ra một bất hợp lý là, theo các nhà tuyển dụng, thị trường cần hàng trăm ngàn nhân lực trong thời gian tới nhưng số lượng đào tạo thấp hơn nhiều so với nhu cầu và thí sinh cũng dần quay lưng với ngành này.
Chương trình đào tạo ngành CNTT hiện theo xu hướng đào tạo đủ. Có nghĩa là cái gì SV cũng được học, cũng biết, nhưng không chuyên sâu. Trong khi doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự thường chọn người có kiến thức chuyên sâu ở một lĩnh vực nào đó của CNTT Ông Hoàng Xuân Quảng - Phó hiệu trưởng trường ĐH An Giang
Những năm gần đây số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH chuyên ngành CNTT cũng như trường có ngành CNTT đều giảm, điểm chuẩn cũng thấp dần. Đơn cử như: trường ĐH Quốc tế TP.HCM: trong năm 2009, 2010 điểm chuẩn NV1 là 14,5 thì đến năm 2011 chỉ còn 14; trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): điểm chuẩn ngành này lần lượt các năm như sau: năm 2008: 19,5; năm 2009: 18,5; năm 2010: 17,5 và năm 2011: 16,5; ĐH Đà Lạt năm 2007 lấy 15 điểm, từ năm 2008 đến nay bằng sàn 13 điểm...
Ông Hoàng Xuân Quảng, Phó hiệu trưởng trường ĐH An Giang, nhận định: "Ngành CNTT đã giảm sức hút so với những năm trước. Năm nay, trường chúng tôi chỉ tuyển 100 chỉ tiêu, nhưng giờ chỉ mới tuyển được khoảng 80 và đang phải chờ vào NV3".
Hàng loạt trường như: ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên), ĐH Bình Dương, ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Đà Lạt, ĐH Nha Trang, ĐH Hùng Vương (TP.HCM), ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ĐH Hà Tĩnh, ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, ĐH CNTT Gia Định... đang chờ thí sinh nộp hồ sơ NV3 vào ngành này.
Đào tạo không đáp ứng yêu cầu thực tế
GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, đánh giá: "Ngày trước ngành CNTT luôn là sự lựa chọn số một của thí sinh. Nhưng trong vài năm gần đây, khối ngành kinh tế trỗi dậy mạnh mẽ. Mặt khác, học khối ngành kinh tế dễ xin việc, thu nhập tốt nên thí sinh ồ ạt vào ngành này".
Số lượng thiếu, chất lượng yếu "Nhân lực CNTT ở VN vẫn thiếu về số lượng, còn chất lượng thì dưới mức trung bình. Intel đã làm một cuộc khảo sát và có gửi một số câu hỏi kỹ thuật liên quan đến bán dẫn tới 6-7 trường ĐH để SV tham gia. Kết quả cho thấy SV VN chưa đáp ứng được đòi hỏi làm việc ở môi trường cao. Intel đang làm việc với Bộ GD-ĐT để giảm bớt khoảng cách nêu trên bằng cách kết hợp cùng các ĐH Việt Nam (nhất là các trường ĐH Bách khoa) với ĐH Mỹ và tạo điều kiện cho các SV thực tập tại nhà máy". Ông Thân Trọng Phúc - Tổng giám đốc Intel Việt Nam
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena, cho biết: "CNTT là một ngành khoa học. Mà người làm khoa học thì tốn nhiều công sức, học vất vả nhưng không giàu nhanh như những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng, tài chính, bất động sản... Trong khi đó, các bạn trẻ hiện nay lại mong muốn làm giàu nhanh, ít tốn công sức".
Nhiều chuyên gia khác lại nhận định, nguyên nhân còn do chương trình đào tạo. Ông Hoàng Xuân Quảng cho rằng: "Chương trình đào tạo ngành CNTT hiện theo xu hướng đào tạo đủ. Có nghĩa là cái gì SV cũng được học, cũng biết, nhưng không chuyên sâu. Trong khi doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự thường chọn người có kiến thức chuyên sâu ở một lĩnh vực nào đó của CNTT. Vì vậy, nhiều người tốt nghiệp không tìm được việc làm do thiếu chuyên môn".
"Ở nước ngoài, các trường đào tạo ngành CNTT thường phân ra 20 - 30 chuyên ngành. Họ chủ yếu dạy chuyên sâu, trong khi chúng ta thường ít quan tâm vấn đề này. Có chăng chỉ vài trường có phân một vài chuyên ngành thuộc lĩnh vực CNTT. Vì thế có nhiều lĩnh vực doanh nghiệp hiện nay rất cần nhưng người học không đáp ứng được chuyên môn", ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nói.
CNTT là ngành thay đổi rất nhanh, trung bình 6 tháng là phải cập nhật kiến thức công nghệ mới. Vì vậy, ông Võ Đỗ Thắng cho rằng: "Để chương trình đào tạo không lạc hậu, người học không thất nghiệp sau tốt nghiệp, ngoài đào tạo kiến thức nền tảng, các trường phải thường xuyên cập nhật những kiến thức công nghệ, hướng dẫn sinh viên tìm hiểu các sản phẩm mới, tìm hiểu các nhu cầu thị trường lao động...".
Cần hàng trăm ngàn nhân lực CNTT
- Với nhu cầu nhân lực tăng 13% mỗi năm, Bộ Thông tin - Truyền thông ước tính trong vòng 5 năm tới, các doanh nghiệp CNTT trong nước có nhu cầu tuyển dụng 411 ngàn người có trình độ chuyên môn về CNTT, điện tử và viễn thông, trong đó có 217 ngàn người trình độ CĐ và ĐH, 194 ngàn trung cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng cần khoảng 15 ngàn người có trình độ CĐ và ĐH trở lên để tham gia triển khai các dự án ứng dụng CNTT. Nhưng hiện nay, mỗi năm, cả nước chỉ đào tạo được khoảng 60 ngàn nhân lực CNTT.
- Từ nay đến năm 2015, Viettel cần tuyển dụng khoảng 20 ngàn người làm việc trong lĩnh vực viễn thông, sản xuất điện thoại, máy tính... hoạt động trong lẫn ngoài nước.
- FPT cũng có kế hoạch tuyển dụng hàng ngàn nhân viên trong vài năm tới.
Theo dân trí
Bộ GD-ĐT công bố toàn cảnh xét tuyển NV2 Truy cập vào địa chỉ www.monet.gov.vn để biết chi tiết từng khối ngành, chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển NV2 của từng trường. Bộ GD-ĐT vừa công bố toàn cảnh NV2 của các trường ĐH, CĐ trên cả nước, gồm chỉ tiêu, thông tin ngành học, điểm xét tuyển... Bộ cũng đề nghị sở GD-ĐT các địa phương phải gửi thông báo điều...