Giáng sinh cô đơn, YouTuber chế luôn chiếc bóng đèn thông minh, cứ thấy đôi nào thông báo chia tay trên mạng là phát sáng cho chủ nhân hả hê
Nói đến những phát minh độc, dị nhất quả đất thì Nhật Bản chưa bao giờ làm tôi thất vọng. Trong khi người người nhà nhà đang háo hức đón chờ Giáng sinh để được xúng xính áo quần xuống phố với người yêu.
Tâm trạng của FA hội thì hoàn toàn ngược lại: Gấu chưa có mà gió đã về, lại thêm một mùa đông lạnh giá cô đơn nữa đã đến. Một mình cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng cái khó chịu nhất chính là muốn ra đường thưởng thức bầu không khí lễ hội tí thôi mà cứ 5 bước gặp 1 cặp, 10 bước chạm mặt 1 đôi. Thử hỏi như thế có ai mà không khó chịu!
Quyết tâm không để số phận trêu ngươi, YouTuber Nhật Bản Marina Fujiwara đã nảy ra một sáng kiến vô cùng táo bạo: Chế luôn chiếc bóng đèn “độc thân”, hễ cứ có cặp đôi nào đăng status chia tay chia chân trên Twitter là nó sẽ phát sáng cho cô biết. Tất nhiên là cô cũng chẳng giúp được gì cho những cặp đôi đó đâu, nhưng chí ít cũng có chút hả hê trong dịp Giáng sinh này (hơi xấu tính chút nhưng thừa nhận đi, đa số các anh chị em FA đều có chung suy nghĩ như vậy cả).
Chiếc bóng đèn thông minh, cứ phát hiện đôi nào chia tay là lại phát sáng, và vẻ mặt khoái chí của “chị chủ” cô đơn.
Về thiết kế bên ngoài, chiếc bóng đèn này trông cũng không có gì đặc biệt. Thế nhưng khi được truy cập Internet thông qua một bộ kết nối đặc biệt, nó sẽ quét các bài viết trên Twitter dựa trên từ khóa “parted/parting” (tạm dịch: đã chia tay) và phát sáng khi phát hiện các cặp đôi đã đường ai nấy đi.
Cụ thể hơn, trước đây Marina từng theo dõi tài khoản chung của các cặp đôi trung học, những người thường xuyên cập nhật trạng thái mối quan hệ của họ. Chính vì theo dõi khá sát sao nên cô đã phát hiện ra sau khi họ chia tay, những tài khoản chung này sẽ thay đổi icon, và phần mô tả sẽ chuyển thành “parted”. Chiếc bóng đèn “cô đơn” này cũng hoạt động với những từ như “break up” (chia tay) hay các từ khóa tương tự.
Tìm người yêu mới khó chứ chế chiếc bóng đèn “cô đơn” này thì dễ ợt.
Trên trang blog cá nhân, Marina chia sẻ: “Tôi thực sự rất ghét Giáng sinh. Đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi thích ăn chơi trong dịp này, nhưng cứ xuống phố là lại gặp các cặp đôi tay trong tay nhau, hay đại loại là vậy. Điều đó khiến tôi cảm thấy cô đơn và khó chịu vô cùng”.
“Chiếc bóng đèn này là một giải pháp tạm thời khá tuyệt vời trong mùa Giáng sinh lạnh lẽo này. Hiểu đơn giản thì nó như một thiết bị trong mạng lưới IoT vậy, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh độ sáng cũng như màu sắc bằng chiếc smartphone của mình. Khi kết nối với những ứng dụng thông minh khác, ai mà biết nó sẽ còn làm được những gì nữa”.
“Setup chiếc bóng đèn cô đơn cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cần sử dụng bridge (thiết bị dùng để ghép nối 2 mạng khác nhau để tạo thành một mạng lớn duy nhất) để tạo thành một hub giúp chiếc bóng đèn có thể kết nối với Internet. Sau đó, tiếp tục kết nối nó với một chiếc Wi-Fi Router thông qua một sợi cáp LAN. Thế là xong”.
Giáng sinh này chị vẫn cô đơn, nhưng sẽ không còn phải buồn tủi nữa, vì ngắm các đôi khác chia tay cũng vui lắm chứ bộ.
Tất nhiên đây chỉ là một giải pháp vui vẻ, mang tính cho qua thời gian là chính mà thôi. Còn vấn đề lớn nhất: Làm thế nào để có người yêu trong dịp Giáng sinh năm nay thì Marina vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Chắc là đối với nữ YouTuber này, việc chế tạo một chiếc bóng đèn thông minh dễ hơn nhiều so với việc tìm ra một nửa của mình.
Vẻ mặt của các anh chị em FA khi đọc xong bài viết này.
Theo GenK
Nhạc Giáng Sinh từ âm thanh của tôm cá
Những nhà khoa học ở Anh đã lần đầu tiên thu âm được tiếng giao tiếp của loài cá và biến tấu chúng thành nhạc tại phòng thu Abbey Road Studios.
Các âm thanh giao tiếp thú vị và hiếm có của loài cá đã lần đầu được phát hiện tại nước Anh. Giáo sư Steve Simpson, một nhà sinh học biển đồng thời có chuyên môn về sinh âm học là người ghi lại những âm thanh này.
Vị giáo sư đang làm việc tại Đại học Exeter đã sử dụng những thiết bị thu âm dưới nước đặc biệt để bắt sóng âm thanh của những chú cá trong Thủy cung London.
Steve Simpson cùng với các nhân viên thủy cung tiến hành ghi lại âm thanh từ các loài cá hề, cá nóc, cá ngựa khi chúng đang ăn, giao tiếp và liên lạc với nhau trong bể nước.
Với sự giúp đỡ từ các kỹ sư âm thanh tại phòng thu Abbey Road Studios nổi tiếng, giáo sư Simpson đã biến tấu những âm điệu của cá lại thành một bài nhạc Giáng Sinh.
"Âm thanh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của đại dương và chúng tôi tò mò làm thế nào các loài cá tại Thủy cung Luân Đôn sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Ngoài ra chúng tôi còn muốn tìm một loài cá có giọng hát như Mariah Carey đúng dịp Giáng sinh", James Wright, người quản lý trưng bày tại Thủy cung London chia sẻ.
"Nhờ Giáo sư Simpson và Abbey Road Studios, giờ đây chúng tôi có thể lần đầu tiên lắng nghe âm thanh của cá và truyền tải cho khách tham quan biết âm thanh quan trọng như thế nào đối với đại dương".
Giáo sư Simpson đã sử dụng đầu thu hydrophone được thiết kế đặc biệt có thể phát hiện sóng âm dưới nước. Ông và nhân viên thủy cung thu âm được những tiếng kêu và rít của 300 con cá hề như một cách để khẳng định sự thống trị cá nhân của chúng trong đàn.
Những chú cá hề được phát hiện sử dụng âm thanh để biểu hiện tính thống trị của chúng trong đàn.
Simpson còn ghi âm lại được hai chú tôm càng đất tranh cãi về thức ăn trước khi một con đầu hàng và nhường miếng ăn lại cho đối thủ, tạo ra một tiếng ồn như tiếng kèn.
Giáo sư Simpson cho biết có nhiều lý do cá tạo ra những âm thanh, bao gồm bảo vệ lãnh thổ, cảnh báo kẻ thù và tán tỉnh bạn tình.
"Những gì chúng tôi phát hiện ra thực sự hấp dẫn và làm nổi bật cách cá đang sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau trong môi trường thủy cung giống hệt như trong môi trường sống tự nhiên", ông nói thêm.
Giáo sư Steve Simpson (trái), kỹ sư âm thanh Andrew Walker (giữa) và quản lý tại Thủy cung London James Wright (phải) hợp tác sản xuất bản nhạc Giáng sinh từ tiếng cá.
Để sản xuất bản nhạc Giáng sinh từ tiếng giao tiếp của cá, Andrew Walker, kỹ sư âm thanh của Abbey Road, đã sử dụng một hệ thống máy tính chuyên biệt. Hệ thống tên CEDAR và có công năng loại bỏ những tạp âm nền từ máy bơm và máy lọc nước trong bể cá. Qua đó, giọng hát của những chú cá sẽ trở nên trong trẻo và giàu nội lực hơn.
'Tôi chưa từng tưởng tượng sau 30 năm làm nhạc tại Abbey Road Studios nổi tiếng thế giới, tôi sẽ sản xuất một bản nhạc Jingle Bells từ anh thanh của những chú cá dưới bể nước", Andrew Walker chia sẻ cảm xúc.
Theo Zing
PewDiePie đạt kỷ lục 4 tỷ view trong năm 2019, đoạt danh hiệu youtuber khủng nhất năm Mặc dù PewDiePie bị thua T-Series trong cuộc đua theo dõi nhưng vẫn là siêu sao về độ hot. Theo báo cáo mới đây của Youtube thì PewDiePie chính là người dẫn đầu về độ hot của nền tảng chia sẻ video này. Cụ thể anh chàng người Thụy Điển này đã có tổng lượng xem lên tới con số 4 tỷ và...