Giảng đường vắng vẻ vì nữ sinh bận đi lễ, ‘cắt duyên’
Mùng 7 Tết đã bắt đầu vào học nhưng Linh, cô sinh viên năm 3 – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội) – vẫn không thể lên trường, do phải theo mẹ đi cắt duyên.
Hóa ra cuối năm bà mẹ đi xem bói, nghe nói cô con gái út có tà nam theo nên mãi không có người yêu, tình duyên trắc trở. Bà quyết định phải đưa con từ quê Nam Định sang tận đền thờ Mỵ Châu ở huyện Quảng Xương, Thanh Hoá để cắt duyên, mặc cho con gái nhăn nhó.
“Mẹ bảo “Không đi cắt duyên thì làm sao lấy được một đứa tử tế”, lấy ví dụ mấy người trong làng rồi nằng nặc bắt em đi”, cô gái kể. Trước đó mẹ cô cũng đã phải làm lễ bên nhà thầy bói và từng hai lần bắt cô đi theo sang để thầy xem tận mặt mà phán. “Cả Tết mẹ cứ nhắc đi nhắc lại cái điệp khúc tình duyên làm em thấy khó chịu, nhất định không cho em lên trường đúng lịch”.
Một giảng đường của trường Đại học KHXH và Nhân văn (Hà Nội) chỉ có lèo tèo vài sinh viên trong buổi sáng mùng 8 tết (ngày 10/02/2011). Ảnh: Đồng Phương Thảo.
Linh không phải là trường hợp hiếm gặp, không ít bạn gái như cô cũng bị mẹ lôi kéo đi cắt tiền duyên hết ở thầy nọ đền kia.
Nhà ở Hà Nội, mùng 8 tết Nhung, năm 2 Đại học công đoàn bị mẹ đưa về tận Thái Bình để cắt duyên. “Mẹ bảo gọi điện cho thầy bói, thầy nói có thể xem tướng khi mình nói chuyện qua điện thoại, nói em có tiền duyên từ kiếp trước, nặng lắm, nếu không cắt thì khó lấy chồng, mà lấy rồi lại bỏ”, cô kể.
Vậy là bà mẹ sắm một đống đồ lễ và thuê hẳn xe đưa con về cho thầy “cắt” hộ. Không yên tâm, mùng 10 âm này cô gái còn phải đi cắt duyên trên chùa Hà (Hà Nội), bởi theo mẹ Nhung: “Cắt thêm lần nữa cho chắc”.
Có những cô gái không đi xem bói, nhưng nghiệm thấy tình duyên của mình trắc trở, cứ yêu một thời gian ngắn lại chia tay, chuyện nọ chưa dứt thì đã vướng vít vào chuyện kia, nên cũng bỏ công lên chùa cầu duyên.
Video đang HOT
“Đầu năm người ta bảo đi cầu cái gì cũng tốt, em chỉ cầu tình duyên cho bớt lận đận”, Nga, cô sinh viên năm 3 Đại học Thương Mại, tâm sự. Gác cái sự học hành sang một bên, “nghỉ một vài buổi cũng không sao”, Nga cũng với mấy cô bạn đi xem bói ở đường Thái Hà, “để xem năm nay có nên yêu ai không, năm nay đã gặp được ý trung nhân đích thực hay chưa”.
Trong khi đó, khá đông sinh viên đang bận đi lễ chùa, cắt duyên, cầu duyên hay tạ ơn. Ảnh chỉ có tính minh họa: Đồng Phương Thảo.
Người chưa có thì đi cầu, lận đận quá thì đi “cắt”, nhưng có rồi thì phải biết đường đi lễ tạ. Vì quan niệm ấy, nên ngay từ mùng 4 tết Dương (đang học năm thứ 3 Đại Học Công Đoàn) đã cùng người yêu sắm lễ lên chùa Hà để tạ ơn.
“Năm ngoái em cầu thì một tuần sau em gặp người yêu, nên đầu năm phải đi tạ, rồi cầu cho mọi chuyện hoà hợp”, cô gái cho biết.
Nhưng không dừng lại ở đó, Dương còn lên chùa Hương, về đền Trần (Nam Định) để cầu công danh sự nghiệp cho chàng. Cô thật thà bảo: “Nghỉ học mấy buổi cũng không sao, đầu năm chưa học gì đâu, đi cầu cho người yêu thành đạt thì mình cũng được nhờ!”.
Nói về vấn đề sinh viên nghỉ học đầu năm, bà Thuỷ, giảng viên Khoa văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, chia sẻ: “Đầu năm giảng viên cũng chưa điểm danh gắt gao, các em sinh viên lớn rồi và việc học là tự ý thức của các em. Nhưng phải khẳng định một điều rằng giảng đường đại học đầu năm rất vắng, có những sinh viên chỉ đến học được một tiết, chờ điểm danh rồi về luôn”.
Còn theo nhận định của ông Trần Minh Tuấn, ban thanh tra thuộc phòng đào tạo của trường, tỷ lệ sinh viên đi học chỉ khoảng 60%. “Một lớp có 80 sinh viên khi điểm danh chỉ có 50 thậm chí 42 người có mặt. Số lương sinh viên bỏ tiết hay đến muộn thì không thể kiểm soát hết được”, ông nói.
Chưa có chế tài phạt, nên các giảng viên tận tuỵ lên lớp cũng chỉ mong sinh viên sớm quay về chuyên tâm với việc học hành. “Chúng tôi cũng mong các bậc phụ huynh có ý thức với chuyện học hành và tâm tư của con cái hơn”, bà Thuỷ nói.
Theo VNExpress
Khi sinh viên dẫn người yêu đi học chung
Không gian hẹn hò của sinh viên không chỉ ở những góc công viên, những vùng đất trống, sân ký túc xá, quán café hay phòng trọ mà còn ở ngay trên giảng đường.
Trào lưu sinh viên dắt người yêu đi học cùng đã trở nên quá phổ biến. Nhiều bạn chia sẻ về việc thường xuyên dẫn người yêu đi học cùng.
Khoe người yêu
Nhật Anh là SV trường ĐH GTVT TP HCM một trong những trường hiếm các bóng hồng. Nhật Anh yêu được cô bé Thùy Trang là sinh viên năm nhất trường đại học KHXH & NV, xinh xắn, nết na.
Lớp Anh học chỉ có hai bạn gái, đều kém sắc nên khi bạn gái Nhật Anh bước vào lớp học khiến cả lớp ồ lên. Hàng trăm con mắt đổ xô nhìn vào một bóng hồng ngồi cuối lớp. Còn các bạn trai trong lớp thì thào to nhỏ sao thằng "Anh ròm" mà xờ- cua được người yêu xinh thế. Được các bạn khen bạn gái đẹp Nhật Anh tự hào, và đắc thắng.
Thương cũng vậy, suốt ba năm học tập tại khoa ngữ văn "âm thịnh dương suy", Thương không có ai để ý, lại là cô gái kém nhan sắc, không có khiếu nói chuyện. Nhưng tình cờ Thương quen một bạn trai học trường Bách Khoa trên tuyến xe bus. Họ nảy sinh tình cảm, quen chưa được một tháng, Thương đã dẫn người yêu đi học cùng.
Thương không cùng người ấy núp vào một góc cuối lớp mà ngồi ngay giữa lớp. Cả lớp văn hôm ấy bao ánh mắt tò mò đổ dồn về một anh chàng hotboy, cao to, đẹp trai, xài hàng hiệu... ngồi cạnh một Thương "hắc cô nương".
Thương không có ý định khoe mẽ người yêu, nhưng cô tức bụng vì mình kém phần nhan sắc so với các bạn trong lớp nên quyết định dẫn chàng cùng đi học để cho thiên hạ thấy xấu gái vẫn khiến các chàng mê mẩn, kể cả những chàng hotboy.
Việc "dự lớp" chung có thể khiến cả chàng lẫn nàng học hành chểnh mảng.
Tăng thời gian hò hẹn
Với những cô cậu sinh viên yêu nhau mà người yêu học khác khoa hay khác trường, thời gian biểu học tập khác nhau thì để đắp đổi, để hẹn hò nhau, gần nhau nhiều hơn, mà không nghỉ học đi chơi, họ cùng nhau đi học chung.
Thúy Hạnh có người yêu là dân công nghệ thông tin của trường Bách Khoa suốt ngày phải học, thậm chí cả ngày chủ nhật. Hai người chẳng có thời gian hẹn hò, lại ở trọ cách xa nhau nên những buổi không phải đến trường học, Hạnh lại đòi qua trường người yêu để học cùng. Hai người nép vào góc cuối lớp và tha hồ nhỏ to trò chuyện.
Ban đầu thì Hạnh thấy vui vui, nhưng dần dần thấy buồn ngủ vì thầy giáo của chàng giảng những điều nàng cho là khô khóc, thế nên hai người chỉ ngồi đầu giờ chờ thầy điểm danh xong, đợi đến lúc ra chơi thì cùng nhau lủi đi luôn.
Những hệ lụy
Dẫn người yêu đi học chung, các cô nàng hay anh chàng sinh viên không thể tập trung học hành, mà thường kéo nhau một góc khuất cuối lớp để trò chuyện. Và thường thì họ cùng nhau tới lớp chỉ để chờ thầy cô giáo điểm danh xong rồi chuồn mất.
Hải - SV khoa Kinh tế ĐH KHTN TP HCM - suốt một kỳ học thường dẫn nàng cùng vào lớp học chung. Thay vì chăm chú nghe giảng bài, chàng và nàng thì thầm, có khi mải trò chuyện bị thầy giáo đuổi ra khỏi lớp vì không nghiêm túc.
Còn Quỳnh Anh cũng rơi vào cảnh oái ăm, vì chiều người yêu chờ lúc thầy điểm danh xong là họ rủ nhau chuồn xuống căng tin trường uống nước, tâm sự. Mải mê trò chuyện họ quên cả việc vào lớp làm bài kiểm tra. Khi nàng và chàng bước vào lớp thì lớp học thì các bạn đã làm làm kiểm tra xong. Lúc đó cô nàng mới tá hỏa khóc lóc xin thầy, em ra ngoài có việc đột xuất.
Theo Mực Tím
Hỏi chuyện người "cầm kính rạch bụng" Người đàn ông tự rạch bụng đang điều trị tại bệnh viện Chiều qua (1/12), PV đã có mặt tại Bệnh viện 198 (Bộ Công an), nơi người đàn ông tên Nguyễn Văn Trung, trú tại phường Hoàng Văn Thụ TP Thái Nguyên (người tự rạch bụng mình tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội vào chiều 26/11)...