“Giảng đường” online “hút” sinh viên thời nCoV
Kênh học tập trực tuyến, đặc biệt là E-learning, livestream được thầy cô Đại học Đông Á (Đà Nẵng) tăng cường khai thác để duy trì hoạt động dạy – học trong điều kiện hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, sinh viên trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) dù không đến trường nhưng vẫn có thời khóa biểu “lên lớp”. Để đảm bảo tiến độ học tập của SV trong điều kiện không thể tổ chức dạy – học tập trung, nhà trường đã triển khai phương pháp học online qua hệ thống E-learning, livestream…
Các tài liệu, hướng dẫn học tập và hình thức đánh giá, kiểm tra kiến thức trong quá trình tự học của SV dưới sự hướng dẫn của giảng viên phụ trách học phần trong thời gian này cũng đã được trường ĐH Đông Á xây dựng chi tiết.
ThS. Trần Minh Hổ – ngành CNKT Ô tô lên lớp trực tuyến. Các bài giảng này sẽ được biên tập và gửi đến sinh viên theo tiến trình học phần.
Những ngày này, ThS. Trần Minh Hổ – ngành CNKT Ô tô Đại học Đông Á vẫn đều đặn lên lớp. Chỉ khác chăng là lớp học thời nCoV không có SV đến lớp. Dù vậy, các nội dung học tập vẫn diễn ra bình thường theo tiến trình bài giảng với tương tác trực tuyến.
“Chỉ là thay đổi phương thức giảng dạy một chút từ trực tiếp sang gián tiếp thôi, giảng viên và sinh viên vẫn linh động nối kết trực tuyến để chuyển tải tư liệu, bài giảng, hướng dẫn bài tập học phần như thường ngày lên lớp. Không những thế, thầy trò cũng tìm hiểu và chia sẻ cho nhau các thông tin và cách phòng tránh nCoV với mong muốn dịch bệnh sớm qua để việc học được trở lại bình thường.”, ThS. Trần Minh Hổ chia sẻ.
Video đang HOT
“Giảng đường” online “hút” sinh viên thời nCoV.
SV Lê Đình Lượng – khoa Du lịch ĐH Đông Á cho biết: “Các bài giảng livestream của thầy cô vẫn rất thu hút như khi được học tại lớp. Sinh viên vẫn được tương tác trực tiếp với giảng viên, được hỗ trợ thường xuyên về nội dung bài học, bài tập và các phần thực hành. Với phương thức học này, sinh viên còn có thể chủ động xem lại nhiều lần bài giảng để nắm bài kỹ hơn. Hơn nữa, trong tình hình dịch bệnh nCoV như hiện nay, việc học online là phương án tối ưu để sinh viên vẫn chủ động hệ thống bài học liên tục, không ngắt quãng kiến thức vừa đảm bảo các biện pháp phòng tránh nCoV cho bản thân và gia đình.”
ĐH Đông Á cũng tổ chức phun khử trùng phòng chống dịch bệnh.
Trước đó, ngày 5/2, trường Đại học Đông Á đã có thông báo lùi thời gian học tập trung tại trường thêm 1 tuần (đến hết ngày 16/2/2020) để phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.
“Thầy Cô rất muốn gặp lại các em sau thời gian nghỉ Tết, nhưng trước tình hình này, sự di chuyển của các em từ các địa phương về TP. Đà Nẵng – nơi đang có nhiều du khách, sẽ khó kiểm soát được tình hình dịch bệnh, nên các em tiếp tục chưa về lại Trường là vậy. Tuy nhiên, chúng ta không phải là nghỉ học, mà là học tập theo một phương thức khác, trong tình hình dịch bệnh toàn cầu. Đây cũng là bài học lớn mà Thầy Trò chúng ta cần phải học để thích ứng và tồn tại, mà Thầy Cô rất tin tưởng ở các em sẽ học được nhiều điều hữu ích hơn trong tình hình này.” , TS. Nguyễn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng Đại học Đông Á chia sẻ.
Học trực tuyến giúp phát huy tinh thần tự học của người học và khuyến khích các phương pháp sư phạm đa dạng. Sinh viên có thể truy cập bài giảng nhanh chóng từ bất kỳ nơi đâu như tại nhà, liên tục 24/7. Người học có thể linh động lựa chọn cách học phù hợp với mình. Học từ xa vẫn cho phép giảng viên và sinh viên theo dõi quá trình và kết quả học tập. Ngoài ra, qua những bài kiểm tra giảng viên cũng dễ dàng đánh giá mức độ tiến triển trong quá trình học của các sinh viên trong học phần.
Phương Chi
Theo toquoc
Nghỉ học dài ngày: Trường đại học dễ 'chuyển hướng' hơn
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), các trường ĐH được tự chủ trong việc cho sinh viên nghỉ học để phòng dịch bệnh virus corona, thực hiện đúng chương trình và bảo đảm chất lượng.
Thầy Phạm Thư Tùng - giáo viên Trường THPT Ernst Thlmann, Q.1, TP.HCM - dạy môn lý trực tuyến cho học sinh của mình - Ảnh: N.H.
Ở các trường ĐH, việc ứng dụng công nghệ đang được đẩy mạnh. Để đảm bảo các nội dung học tập cho sinh viên, nhiều trường đã lên kế hoạch điều chỉnh lịch học của sinh viên học kỳ 2 năm học 2019-2020 và tổ chức hướng dẫn học tập trực tuyến.
Nhiều "lớp học" mới
Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã triển khai nhiều dạng flipped classroom (lớp học lật ngược).
ThS Văn Chí Nam - phó trưởng khoa CNTT - cho biết: "Những công cụ giảng dạy 4.0 này sinh viên được cung cấp sẵn tài liệu (bài giảng, bài đọc, bài tập, video clip...) trên hệ thống quản lý và yêu cầu xem trước theo hướng dẫn. Giảng viên có thể trực tuyến với sinh viên trên các hệ thống online và dùng hình thức trực tuyến để thảo luận, giải đáp thắc mắc. Sinh viên còn có thể sử dụng hệ thống LMS (learning management system) để xem tài liệu (video, slide) và làm bài tập online (quiz, assignment) tại nhà, trao đổi với giáo viên thông qua chat, video conference.
Mặc dù tuần này sinh viên nghỉ học nhưng giảng viên vẫn có thể tập trung quay bài giảng tại studio ở trường hoặc tại nhà riêng. Ngoài khoa chúng tôi, ở trường còn có vài lớp của các khoa khác áp dụng hình thức này để giảng dạy trong mùa dịch".
Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) quyết định chuyển sang hình thức học online các lớp học bù trong tuần từ ngày 10-2 đến ngày 15-2. Đối với các lớp ôn tập thi học kỳ do Đoàn khoa, câu lạc bộ tự tổ chức cũng sẽ chuyển sang hình thức ôn tập online.
Trường ĐH Thành Đô (Hà Nội) cũng đưa ra giải pháp học online, trong thời gian sinh viên nghỉ học sẽ nhận nhiệm vụ học tập trực tuyến theo hướng dẫn của giảng viên. Theo lãnh đạo nhà trường, đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi nỗi lo sinh viên phải nghỉ học dài hạn, giảm tiến độ học tập và ngăn cản việc lây lan, phát tán dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe trong học đường.
Nhiều trường lập hệ thống quản trị học tập trực tuyến
Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) đã thông báo sinh viên, học viên tạm nghỉ học để chờ đến khi có thông báo mới. Đồng thời nhà trường đã tạo hệ thống quản trị học tập trực tuyến (LMS). Hiện người học có thể truy cập hệ thống học liệu điện tử để học tập và nghiên cứu nhằm đảm bảo tiến độ cũng như kế hoạch học tập của từng cá nhân. Đại diện phòng truyền thông và trung tâm ứng dụng CNTT nhà trường cho hay các giảng viên đang từng bước tạo các lớp học phần trên mạng để giúp sinh viên chủ động trau dồi kiến thức.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng thông báo đến giảng viên, cán bộ, học viên, sinh viên các hệ đào tạo về việc tổ chức học online. Ngày 7-2, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng nhà trường - cho hay hiện ban chủ nhiệm tất cả các khoa, trung tâm, viện của trường đã triển khai cho giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết trên hệ thống LMS từ ngày 10-2. Phòng dạy học số, phòng truyền thông của trường cũng đã bố trí nhân sự hỗ trợ giảng viên thực hiện các bài giảng theo yêu cầu.
ThS Nguyễn Minh Triết - phụ trách trung tâm dạy học số nhà trường - cho biết thêm hệ thống học trực tuyến LMS nhà trường đã "chạy" gần 2 năm qua.
"Với hệ thống LMS, nhà trường đã cung cấp cho tất cả giảng viên và sinh viên tài khoản. Ngay sau khi đăng ký môn học, sinh viên có thể truy cập tài khoản của mình để tham gia các lớp học trực tuyến cùng giảng viên. Thông qua hệ thống này, giảng viên cung cấp clip bài giảng, tài liệu học tập để sinh viên tham khảo. Đến khi trở lại lớp học sau thời gian nghỉ, sinh viên không mất nhiều thời gian học bù" - ông Triết cho biết thêm.
Theo tuoitre
FPT miễn phí học tập trực tuyến cho học sinh các trường nghỉ học vì dịch bệnh Hiện đã có 54 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona. Tập đoàn FPT đã quyết định miễn phí học tập trực tuyến cho học sinh các trường áp dụng hệ thống học trực tuyến ứng dụng trí tuệ nhân tạo (VioEdu) cho đến khi hết dịch. Theo Tập đoàn FPT,...