Giảng đường minh bạch (04/02/2015)
Đoàn thanh niên và CLB Kỹ Năng Sống trường ĐH Ngoại Thương (Hà Nội) đang triển khai chuỗi sự kiện “ Giảng đường minh bạch”, kết nối các sinh viên tăng cường hiểu biết về vấn đề này.
Một buổi tọa đàm về “Giảng đường minh bạch” Bắt đầu từ một ý tưởng Hình thành từ đề án “Nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng về minh bạch, phòng chống tham nhũng cho sinh viên” từng đạt giải trong cuộc thi do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ tổ chức năm 2014, ngày 29-1 và 2-2 vừa qua, các thành viên dự án “Giảng đường minh bạch” đã tổ chức thành công hai buổi tọa đàm “Trang giấy trắng” và “Đồng tiền ma lực”. Ngày 5-2 tới họ sẽ tổ chức tiếp hội thảo “Phong bì tàng hình”. Chuỗi 3 hội thảo này chia theo từng giai đoạn của một bạn sinh viên, từ khi là sinh viên ngồi trên giảng đường đến khi bước vào cuộc đời, và đi làm. Chịu trách nhiệm chính hoạt động này là PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ánh, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế (ĐH Ngoại Thương). Cô từng chia sẻ, “Mỗi người dù già dù trẻ cũng đều phải chấn chỉnh hành vi của mình”. Những người trẻ càng cần có quan điểm, có tiếng nói của mình, để xã hội là một ngôi nhà chung đàng hoàng. Các bạn trẻ đó, dù lớn hay nhỏ, khi đã dám đứng lên cất tiếng nói trung thực, chân thành, thì chính các bạn có cơ hội được thay đổi chính mình. Từng người nhỏ đứng lên sẽ làm thay đổi cả thế giới. Bằng nhiều hình thức tổ chức như tọa đàm, kịch nói, làm clip…, dự án đã kêu gọi được đông đảo sinh viên các khóa tham gia, tạo làn sóng phê phán mạnh mẽ mọi tiêu cực trong trường, trong mỗi cá nhân. Lan tỏa sân chơi bổ ích Chuỗi sự kiện được diễn ra từ cuối năm 2014 tới tháng 7-2015. Suốt thời gian đó thông qua làm phim ngắn; Toạ đàm “Đừng tắt đi tiếng nói của bạn”; chia sẻ chuyên môn trong chuỗi “Chìa khoá sự thật”, vẽ tranh và hùng biện…. sinh viên sẽ bằng nhiều cách kêu gọi, “Ngay từ bây giờ, dù chỉ còn 1 năm học tập ở giảng đường thôi, các bạn sinh viên hãy trung thực với chính giá trị của bản thân mình”. Những người trẻ trường ĐH Ngoại thương đang cố gắng vượt qua bản thân, tìm đến sự minh bạch thật sự. Họ không ngần ngại, dám nhìn thẳng vào sự việc, phê phán sự thiếu minh bạch trong giảng đường của bạn bè, và cả các thầy cô. Một sinh viên năm nhất có mặt trong một buổi tọa đàm đã nhắc nhở giảng viên hay lên lớp muộn. “Tôi thấy cô đã làm phiền tôi và cả lớp, đã làm mất thời gian của mọi người. Nếu cô đến muộn cô báo trước thì khoảng thời gian đó chúng tôi sẽ bố trí làm được nhiều việc khác”. Rất nhiều sinh viên khác thừa nhận mình có những hành vi gian dối như chép bài của bạn, “đạo văn” khi làm bài thi … Trần Đức Giang, người sáng lập nên đề án Đen hay Trắng – đề án được thành lập năm 2011 chia sẻ: Chương trình của chúng tôi muốn gửi gắm tới các bạn một điều mà Samuel Johnson – một tác giả người Anh đã nói “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết thì sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình”. Vẫn theo Giang, ai đó có thể còn nghi ngại trước sức mạnh của một lớp học như thế này nhưng Margaret Mead đã nói “Đừng bao giờ nghi ngờ rằng một nhóm nhỏ những công dân biết suy nghĩ và có trách nhiệm có thể thay đổi thế giới hay không. Thực ra đó chính là cách duy nhất làm thay đổi thế giới”.
Theo Daidoanket.vn
Thủ khoa xinh đẹp trường SKĐA lăn lê trên giảng đường
Trong năm học đầu tiên, Lương Huyền Thanh - nữ sinh nổi tiếng trong mùa thi đại học vừa qua đã được học những kỹ năng quan trọng của ngành diễn viên.
Video đang HOT
Lương Huyền Thanh (sinh năm 1996) tại Thanh Hóa trở thành thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh năm nay. Nhờ khả năng diễn xuất tốt, điểm thi văn hóa cao, Huyền Thanh đạt số điểm xuất sắc.
Trong năm học đầu tiên tại ngôi trường này, cô gái đã có nhiều trải nghiệm thú vị. Trong lớp học môn Tiếng nói của thầy giáo Hán Quang Tú, các thành viên vừa phải tập thể lực, vừa đọc thơ.
Bộ môn tiếng nói là một trong ba phần quan trọng nhất của ngành Diễn viên, được học trong hai năm đầu tiên. Qua bộ môn này, sinh viên có thể tự tin diễn không cần micro trên sân khấu.
Giờ học của sinh viên trường ĐH Sân khấu Điện ảnh vừa rất vui vẻ nhưng diễn ra nghiêm túc.
Sau mỗi giờ học mệt nhọc, cả lớp bên nhau trò chuyện trong giờ giải lao.
Cô gái có thành tích học tập tốt, xinh đẹp luôn là gương mặt nổi trội trong lớp.
Huyền Thanh chia sẻ, trong năm học đầu tiên này cô đã có nhiều trải nghiệm hay tại ngôi trường mơ ước.
Nữ thủ khoa chia sẻ: "Mong muốn của em là hóa thân thành những nhân vật và hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống. Em thích những vai diễn mà chị Song Hye Kyo thể hiện, kiểu hài hước và lãng mạn".
Theo Zing
Hành trình từ trại giam tới giảng đường của một người thầy Tiết học tiếng Anh thú vị của thầy Nguyễn Trung Thành tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ luôn là khoảng thời gian được sinh viên mong đợi nhất trong ngày. Nhưng ít ai biết rằng, để có thể được chia sẻ kiến thức với học trò, người thầy đó đã phải vượt qua một chặng đường dài với đầy khó...