Giảng dạy SGK lớp 1: Giáo viên có chủ động được không?

Xung quanh câu chuyện SGK và chương trình lớp 1 những ngày qua, các nhà quản lý giáo dục cho rằng giáo viên (GV) cần phải chủ động và linh hoạt trong quá trình giảng dạy, phải thực sự sáng tạo tùy theo đối tượng học sinh (HS).

Nhưng từ thực tế đứng lớp, nhiều GV chia sẻ để linh hoạt trong giảng dạy, cần lắm sự thay đổi từ các cấp quản lý, từ cơ sở vật chất đến cả sĩ số lớp…

Giảng dạy SGK lớp 1: Giáo viên có chủ động được không? - Hình 1

Giáo viên cần linh hoạt trong cách dạy SGK mới.

Sớm thống nhất về sự “linh hoạt”

Chương trình GDPT 2018 quy định chuẩn đầu ra, thời lượng môn học. Đơn cử với môn Tiếng Việt, chuẩn đầu ra nêu rõ 1 phút HS phải đọc được số từ, kết quả việc đọc viết… Còn SGK là tài liệu, là phương tiện tạo đường hướng cho GV để đạt chuẩn đâu ra đó. Vì vậy, theo các chuyên gia, yêu cầu đầu tiên là GV phải nắm vững chương trình môn học, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, SGK để xây dựng kế hoạch dạy học làm sao cho HS đạt được chuẩn đầu ra.

Hiện nay, chương trình mới nói chung và chương trình lớp 1 nói riêng được thiết kế mở. Vì thế, ngay trong quá trình thực hiện, các nhà trường, GV có thể chủ động thực hiện linh hoạt, đảm bảo yêu cầu cần đạt của môn học.

Với những tranh luận về SGK Tiếng Việt 1 hiện nay, theo ông Nguyễn Duy Hải, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GDĐT Lâm Đồng cho rằng để giảm tải cho cả GV và HS, khi HS còn đang trong giai đoạn làm quen với việc học, GV có thể điều chỉnh giảm yêu cầu cần đạt ở một số kĩ năng. Đơn cử, đối với kĩ năng đọc đoạn, những HS đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn.

“Không bỏ sót HS là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với GV dạy lớp 1. Còn tùy theo từng HS để giao nội dung đọc, có thể đọc từng từ, đọc từng câu, em tiếp thu nhanh có thể đọc ứng dụng hết cả bài, em tiếp thu còn chậm có thể đọc câu có từ mới hoặc có thể vừa đánh vần vừa đọc”- ông Hải nêu quan điểm.

Bà Lê Thị Kim Ánh, Phó phòng Giáo dục tiểu học, Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng cũng cho rằng chương trình GDPT 2018 dạy theo đối tượng HS và phát triển năng lực của HS chứ không dạy theo nội dung SGK. Để đạt mục tiêu của chương trình mở – dạy học đâu, biết đó, chậm nhưng chắc – chứ không dạy chạy theo chương trình mà HS không hiểu bài, GV phải linh hoạt trong cách dạy. Sắp tới, Sở GDĐT sẽ họp và chỉ đạo vấn đề này.

TP Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản khuyến khích các trường điều chỉnh cách dạy cho phù hợp với thực tế, nhiều trường đã họp bàn và có phương án riêng để đảm bảo HS tiếp thu tốt hơn…

Cần phụ huynh đồng hành

Mục tiêu của chương trình SGK mới đòi hỏi GV tạo mọi điều kiện để HS được chủ động chiếm lĩnh kiến thức, GV phải thực sự sáng tạo tùy theo đối tượng HS. Dạy học phù hợp với từng HS cũng là mong muốn của đa số GV vì trên thực tế, một lớp 40 HS là 40 cá tính khác nhau, 40 trình độ khác nhau. Nếu để tất cả các em học cùng một bài, theo một tiến độ như nhau thì GV nào cũng nhận ra là không phù hợp nhưng nếu dạy riêng lẻ theo nhóm, với HS lớp 1 nền nếp chưa định hình thì khá khó khăn. Không chỉ chuyện ồn ào mà nhiều HS chưa quen với việc học, không hợp tác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các bạn khác trong nhóm. Vì vậy, nhìn chung việc chia nhỏ theo nhóm để dạy với HS lớp 1 không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Bộ GDĐT cho rằng GV được hoàn toàn chủ động nội dung dạy, song với cơ sở vật chất và cách quản lý vẫn như cũ thì GV thay đổi làm sao?

Video đang HOT

Một cô giáo dạy tiểu học tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) trăn trở, hiện nay nhà trường vẫn lấy vở sạch chữ đẹp của học trò để đo lường trình độ chuyên môn của GV thì khác nào trực tiếp “bóp nghẹt” sự sáng tạo vì GV đâu còn thời gian tổ chức hoạt động khác? Tập trung thời gian để nắn chỉnh chữ nghĩa đúng ô li, dòng kẻ… với nhiều HS thực sự là một thách thức với giáo viên. Thứ hai, GV cũng cần tìm được sự đồng thuận từ phía phụ huynh vì khi yêu cầu GV đặt ra với mỗi HS khác nhau, tùy vào nhận thức ở thời điểm đó của HS, chắc chắn sẽ có những tranh cãi xảy ra.

Chị Phạm Hải Lý – phụ huynh có con đang học lớp 1 Trường Tiểu học Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, một số phụ huynh trong lớp phản ứng vì mỗi ngày con phải viết quá nhiều bài. Trên thực tế, có bé hoàn thành xong ở lớp, có bé viết chậm thì về nhà viết thêm. Cô cũng giao thêm tuyến bài tự nguyện, không bắt buộc nghĩa là gia đình nào, bé nào sắp xếp để viết cũng được, không viết cũng không đánh giá vào ý thức. Như vậy, cả cô trò và phụ huynh đều đỡ căng thẳng hơn nhiều so với kiểu “dạy đồng phục” bắt cả lớp phải giống nhau.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, ngày 15/10, Ủy ban đã có báo cáo gửi tới Thường vụ Quốc hội về vấn đề của giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung dư luận đang quan tâm về SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều. “Cần nhìn nhận lại vấn đề SGK, đặc biệt là khâu thẩm định chương trình và SGK như thế nào, việc chọn lựa, thẩm định đã chặt chẽ chưa. Khi đi giám sát, chúng tôi nhận thấy Bộ GDĐT có quy trình rất đầy đủ nhưng sao vẫn để xảy ra lỗi trong SGK Tiếng Việt 1″, ông Bình nói.

Sách giáo khoa cũ "rất ổn", thay mới làm gì?

Khi thầy dạy không ra gì khiến trò học không ra gì thì mới sinh ra nặng nề bởi lẽ sách giáo khoa cũ đã tồn tại 20 năm nên giáo viên quen với cách dạy cũ.

Chương trình mới hiện đã triển khai được một tháng đã gặp phải phản ứng dữ dội từ dư luận. Người ta không chỉ nhặt sạn trong sách giáo khoa mà còn bức xúc bởi chương trình mới quá nặng, gây khó khăn, áp lực cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức.

Sách giáo khoa cũ rất ổn, thay mới làm gì? - Hình 1

Nếu sách giáo khoa hiện hành, cuối năm học sinh chỉ phải đọc một văn bản khoảng hơn 50 chữ thì sách giáo khoa chương trình mới học sinh phải đọc gấp năm lần như thế.

Sách giáo khoa cũ rất ổn, thay mới làm gì? - Hình 2

Cuối năm, học sinh đã phải đọc văn bản khá dài thế này (Ảnh: Phan Tuyết)

Vậy nhưng, người biên soạn chương chình và một số chuyên gia giáo dục lại không thừa nhận chuyện này mà đổ trách nhiệm cho giáo viên không biết dạy.

Có vị chuyên gia từng công tác tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (đề nghị không nêu tên) còn nói rằng: " Thấy khó học một chút lại đổ cho chương trình nặng là không đúng".

Bởi lẽ, trong học tập không chỉ có chương trình, sách giáo khoa mà khi thầy dạy không ra gì khiến trò học không ra gì thì mới sinh ra nặng nề bởi lẽ sách giáo khoa cũ đã tồn tại 20 năm nên giáo viên quen với cách dạy cũ. Hơn nữa, phụ huynh muốn con học thật nhanh, thật giỏi sẽ rất áp lực đối với trẻ.

Chính vì vậy khi thay đổi cách dạy, đổi mới phương pháp thì người thầy không thể không gặp những thách thức, khó khăn ban đầu nhưng không thể vì thế mà kết luận chương trình nặng là không ổn".

Thậm chí vị này còn gợi lại, cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2002 - 2003 đã tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa của các nhà khoa học, các nhà giáo và đông đảo phụ huynh bởi cho dạy chữ e trước chữ a, đã làm xáo trộn toàn bộ trật tự bảng mẫu tự chữ cái La-tinh của chữ quốc ngữ truyền thống.

Tuy nhiên, kể từ đó đến hết năm học 2019-2020 thì thầy vẫn dạy, trò vẫn học vẫn học bình thường và "rất ổn".[1]

Bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ những nhận định của vị chuyên gia giáo dục trên để người đọc tự rút ra cho mình câu trả lời chính xác nhất.

Cứ nhìn vào mục tiêu 2 chương trình sẽ có câu trả lời đúng nhất

Các vị cứ nói, chương trình mới của lớp 1 không nặng, chúng tôi sẽ liệt kê 2 bảng yêu cầu mục tiêu cần đạt cho học sinh lớp 1 của 2 chương trình (mới và hiện hành) để bạn đọc tiện so sánh.

Mục tiêu chương trình hiện hành lớp 1 (môn tiếng Việt)

Phần đọc: Chuẩn kiến thức kỹ năng quy định, tốc độ đọc của học sinh: 30 tiếng/phút

Phần viết: Nhìn văn bản chép (tập chép)một khổ thơ, đoạn văn ngắn, kỹ năng 30 chữ/15 phút.

Mục tiêu chương trình mới lớp 1 (môn tiếng Việt)

- Trả lời từ 1-2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.

Chuẩn kiến thức kỹ năng quy định, tốc độ đọc của học sinh: 40 - 50 tiếng/phút. " Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ".

Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết, tốc độ viết khoảng 30 - 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi".

Biết viết "Quy tắc viết chữ cái đầu câu, viết tên riêng người Việt". (Yêu cầu này ở chương trình lớp 2).

Học sinh biết: "Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi.

Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.

Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.

Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.

Từ việc so sánh mục tiêu cần đạt của 2 chương trình (chương trình mới và chương trình hiện hành) để thấy được chương trình mới nặng gấp nhiều lần chương trình hiện hành chứ không phải như lời vị chuyên gia khẳng định: "Thấy khó học một chút lại đổ cho chương trình nặng là không đúng".

Trả lời ý kiến thứ 2 của vị chuyên gia: Cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2002 - 2003 đã tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa của các nhà khoa học, các nhà giáo và đông đảo phụ huynh bởi cho dạy chữ e trước chữ a, đã làm xáo trộn toàn bộ trật tự bảng mẫu tự chữ cái La-tinh của chữ quốc ngữ truyền thống.

Tuy nhiên, kể từ đó đến hết năm học 2019-2020 thì thầy vẫn dạy, trò vẫn học, vẫn học bình thường và "rất ổn".

Chương trình lớp 1 hiện hành học sinh phải đi học thêm từ 4 đến 5 tuổi

Vị chuyên gia cho rằng, chương trình hiện hành lúc mới thực hiện cũng vấp phải sự tranh cãi quyết liệt nhưng cho đến nay thầy vẫn dạy, học sinh vẫn học bình thường và vẫn "rất ổn".

Thứ nhất, người bình thường cũng có thể thấy tư duy "rất ổn" này lại rất có vấn đề. Sách giáo khoa "chữ e trước chữ a" đang dạy "rất ổn" thì thay mới làm gì?

Có lẽ, vị chuyên gia không biết, không thấy học sinh phải đi học thêm từ tuổi mẫu giáo thì học mới ổn hay sao?

Những học sinh không đi học trước lớp 1 mà khi vào năm học sẽ trở thành con vịt lạc đàn trong lớp. Cũng do chương trình nặng và việc dạy đảo ngược chữ e trước chữ a gây khó khăn cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.

Những đứa trẻ ngày đi học mẫu giáo chỉ có vui chơi và hát ca thì đêm về lại phải cặm cụi đọc, viết chữ của lớp 1. Cũng nhờ đó mà khi vào năm học, học sinh mới có thể theo kịp chương trình.

Nay, chương trình mới yêu cầu mục tiêu cần đạt của học sinh lớp 1 gần gấp đôi như thế (có bộ sách mới tuần 15 học sinh đã phải đọc được đoạn văn ngắn và viết chính tả nghe viết) thì các em không đi học thêm sẽ vô cùng khó để theo kịp chương trình.

Dù chương trình nào thì cuối năm lớp 1, học sinh cũng phải biết đọc và biết viết. Vậy có nhất thiết phải đẩy nhanh tiến độ học để gây sức ép cho cả thầy và trò như vậy hay không? Các vị biên soạn và thẩm định chương trình Tiếng Việt lớp 1 hãy cho chúng tôi câu trả lời tường minh.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/cai-do-cua-tieng-viet-1-canh-dieu-la-lam-dung-ngu-ngon-post212917.gd

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tinNữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tin
13:14:44 21/05/2025
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?
13:54:27 21/05/2025
Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6
13:37:02 21/05/2025
Sự cố nhiễu loạn máy bay Vietnam Airlines: hành khách trải nghiệm tái mặtSự cố nhiễu loạn máy bay Vietnam Airlines: hành khách trải nghiệm tái mặt
16:48:57 21/05/2025
Bố Thuỳ Tiên làm tài xế dù con gái giàu có, lộ vẻ suy sụp khi ái nữ gặp biến cốBố Thuỳ Tiên làm tài xế dù con gái giàu có, lộ vẻ suy sụp khi ái nữ gặp biến cố
16:41:22 21/05/2025
Sùng Bầu bị phốt 'bán 1 lời 10', chèn ép nhà cung cấp, thái độ chính chủ sốc?Sùng Bầu bị phốt 'bán 1 lời 10', chèn ép nhà cung cấp, thái độ chính chủ sốc?
16:05:14 21/05/2025
Quỳnh Lương nhập hội với Thiên An: tố thẳng mặt chồng cũ vì lý không ai ngờ tới?Quỳnh Lương nhập hội với Thiên An: tố thẳng mặt chồng cũ vì lý không ai ngờ tới?
15:32:22 21/05/2025
Quang Linh vướng lao lý, Team Châu Phi khốn đốn, kênh MXH triệu view 'bay màu'Quang Linh vướng lao lý, Team Châu Phi khốn đốn, kênh MXH triệu view 'bay màu'
15:34:34 21/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Váy sơ mi giản dị mà sang trọng, linh hoạt nhất tủ đồ

Váy sơ mi giản dị mà sang trọng, linh hoạt nhất tủ đồ

Thời trang

19:12:24 21/05/2025
Thiết kế đầm sơ mi họa tiết mang đến góc nhìn lãng mạn mới mẻ cho tủ đồ mùa hè - nơi một chiếc váy đẹp có thể vực dậy tinh thần, đưa quý cô đi từ cảm xúc vui tươi đến gặt hái những thành quả từ công việc và cuộc sống
Tạm giữ đối tượng bị Myanmar trục xuất vì liên quan đến đường dây lừa đảo

Tạm giữ đối tượng bị Myanmar trục xuất vì liên quan đến đường dây lừa đảo

Pháp luật

19:10:48 21/05/2025
Tin lời việc nhẹ lương cao , Hưng bị các đối tượng lừa qua Myanmar hoạt động trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mỹ thảo luận với đồng minh để cấp thêm lá chắn thép cho Ukraine

Mỹ thảo luận với đồng minh để cấp thêm lá chắn thép cho Ukraine

Thế giới

19:05:36 21/05/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Washington đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO sở hữu một số hệ thống phòng không Patriot nhất định để khuyến khích họ chuyển giao cho Ukraine.
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?

Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?

Sao việt

18:58:52 21/05/2025
Từng là cặp đôi quốc dân được người hâm mộ đẩy thuyền , Thùy Tiên và Quang Linh không chỉ gây sốt vì hình ảnh đẹp mà còn tạo ra làn sóng yêu mến mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!

Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!

Netizen

18:14:39 21/05/2025
Dù ở vùng ven, xa trung tâm nhưng khu chung cư nhà tôi được khen là có không gian thoáng mát, trong lành. Mọi người ở đây cũng rất thân thiện, hòa đồng và quan tâm lẫn nhau.
Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Tin nổi bật

18:13:29 21/05/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xác định, trong đêm, tài xế 58 tuổi ở Lâm Đồng lái ô tô con màu trắng lưu thông ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi

Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi

Góc tâm tình

18:07:28 21/05/2025
Tôi giữ gìn cho bạn gái suốt hai năm vì tôi tin vào sự thiêng liêng của đêm tân hôn. Tôi muốn dành trọn vẹn cảm xúc đầu tiên ấy cho người sẽ đi cùng tôi đến hết cuộc đời nhưng...
Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam

Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam

Phong cách sao

18:04:25 21/05/2025
Hình ảnh tem thư được khắc họa rõ nét, hòa quyện cùng sắc màu thời gian để tạo nên những tà áo dài không chỉ đẹp về thị giác, mà còn chạm đến ký ức và cảm xúc.
Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan

Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan

Sao thể thao

17:59:14 21/05/2025
Nguyễn Filip đã chơi hay trước Buriram ở trận chung kết lượt đi. Anh cần khẳng định mình hơn nữa trong màn tái đấu với đại diện Thái Lan, nhằm giúp bản thân có thêm một chức vô địch Đông Nam Á.
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Sức khỏe

17:42:21 21/05/2025
Bạn là người thích tắm vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng, hay thuộc trường phái tắm tối để thư giãn và ngủ ngon hơn?
Thương hiệu ô tô nội địa Trung Quốc đẩy lùi BMW và Mercedes

Thương hiệu ô tô nội địa Trung Quốc đẩy lùi BMW và Mercedes

Ôtô

17:37:35 21/05/2025
Doanh số tăng gấp 3 lần trong vòng 3 năm, và bán chạy hơn tất cả nhà sản xuất ô tô phương Tây có mặt tại Trung Quốc, đó là những gì thương hiệu Aito đã làm được.