Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh
Không cơ chế chính sách rõ ràng, thiếu giáo viên, thậm chí cả học sinh “đủ chuẩn”… đang là thách thức không nhỏ trong mục tiêu đẩy mạnh chủ trương dạy đa ngôn ngữ trong trường học của ngành giáo dục hiện nay.
Mới đây, tại hội thảo “ Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được “cày xới”, trước nhiều khó khăn, thách thức.
Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh: Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)
Tiếng Anh “độc tôn”
Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.
TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình tiếng Anh khối tiểu học, triển khai từ lớp 3 với gần 500.000 học sinh theo học. Cấp THCS và THPT, có đến hơn 7 triệu học sinh đăng ký.
Thống kê từ vụ này, năm học 2012-2013, số học sinh học chương trình tiếng Pháp (kể cả tiểu học) chỉ trên 80.000 học sinh; tiếng Nhật được triển khai tại 32 trường trên toàn quốc với hơn 5.200 em; ngoài ra số lượng học sinh học tiếng Đức, Trung Quốc chỉ ở con số vài nghìn. “Bộ đang gặp khó khăn trong việc duy trì dạy tiếng Nga ở phổ thông. Hiện trên toàn quốc chỉ có khoảng 14 trường THPT chuyên dạy tiếng Nga với gần 1.300 học sinh theo học”, TS. Anh nói.
Video đang HOT
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Hoài Chương nhận định: hơn chục năm nay, TP Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh ngoại ngữ trong trường học. Trong đó, có một nhánh học theo chương trình tiếng Anh đề án của Bộ, còn lại theo chương trình tăng cường, tự chọn…
TS Anh cho hay: điểm mới theo chủ trương của Bộ, các địa phương được giao quyền tự chủ lựa chọn chương trình dạy ngoại ngữ 2. Thay vì quy định học từ lớp 6 đến 12, với số tiết 2-4 tiết/tuần (đạt bậc 2 hoặc bậc 3), các địa phương căn cứ trên điều kiện thực tế, linh hoạt lựa chọn các môn ngoại ngữ 2 phù hợp.
Ngổn ngang
Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Hoàng, giải pháp dạy đa ngôn ngữ trong trường học thiếu ổn định, bền vững và không nhất quán.
Có thời kỳ, ngành giáo dục rầm rộ dạy học tiếng Nga, sau đó lại ngắt quãng. Đội ngũ giáo viên này hoặc chuyển nghề, hoặc chuyển sang dạy ngoại ngữ khác. Giờ, tuyển sinh tiếng Nga khó khăn, thiếu giáo viên…
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bến Tre nhận định rất khó duy trì các lớp ngoại ngữ 2 do thiếu cơ sở vật chất; nhiều ban giám hiệu các trường ngại mở lớp do thiếu định biên (khoán biên chế quỹ lương) thiếu SGK và các bộ tiêu chí đánh giá. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương trăn trở: lo nhất là thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, học sinh “đạt chuẩn”. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tuy nhiên số giáo viên này đạt chuẩn chỉ chiếm dưới 30%.
Thống kê 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn. Ông Nguyễn Hoàng Chương cho rằng: chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học được Chính phủ ban hành từ năm 1968, tuy nhiên, đến nay, ngoài đề án NNQG 2020, chúng ta chưa có nhiều chính sách rõ ràng, cụ thể.
Cái thiếu trước hết là cơ chế, chính sách, cần xác định đưa ngoại ngữ vào lớp nào, hình thức nào bắt buộc hay tự chọn rồi mới tính đến chất lượng dạy học ngoại ngữ. PGS.TS Thành đồng tình: phải có chính sách dạy đa ngoại ngữ cụ thể, gắn liền với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục, các chương trình giáo dục tổng thể, cần tính tới việc tăng thời lượng dạy hơn 1 ngoại ngữ.
Tiếng Pháp được xem như ngoại ngữ chính thứ 2, sau tiếng Anh. Chỉ riêng tiếng Pháp ngoại ngữ 2 có khoảng 40.000 học sinh theo học. Nhưng đến nay, Bộ chưa có bộ SGK chính thức. TS. Hồ Ngọc Trung (Viện ĐH Mở Hà Nội) kiến nghị: cần có chương trình tổng thể cho các bậc học, tránh tình trạng manh mún, thiếu nhất quán dạy học ngoại ngữ như hiện nay. Thực trạng sinh viên dù học 7 năm ngoại ngữ ở THPT nhưng vẫn phải đào tạo lại ở bậc ĐH.
Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc về trình độ tiếng Anh. Kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức The English First tại 60 nước tham gia, năm 2013 Việt Nam vươn lên đứng vị trí số 28 về trình độ tiếng Anh vượt cả Trung Quốc, Nga, Y, Thái Lan… Năm 2011-2013, vị trí này của Việt Nam ở bậc 39 và 31. TS Anh cho hay.
Theo Tienphong
Phương pháp giảng dạy Pascal hiện đại với robot
Dự án nhằm mục đích hướng nghiệp ngành công nghệ thông tin, giúp học sinh THPT thoải mái tiếp thu kiến thức tin học.
Phần mềm SRobot do trường SaigonTech, phân hiệu tại Việt Nam của Đại học Cộng đồng Houston, Texas, Mỹ phát triển. Chương trình được áp dụng vào môn lập trình Pascal trong giờ tin học, giúp các em học sinh THPT hào hứng tiếp thu bài, thầy cô có thêm phương pháp giảng dạy sinh động.
Phần mềm SRobot do trường SaigonTech, phân hiệu tại Việt Nam của Đại học Cộng đồng Houston, Texas, Mỹ phát triển.
Theo đó, mỗi bài học Pascal trong giờ tin học, sau khi lập trình xong một câu lệnh, học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn sử dụng các câu lệnh để giải bài tập. Thay vì các bài tập về tính toán diện tích, chu vi hình học..., các em sẽ thực hiện điều khiển robot giả lập trên phần mềm SRobot. Những câu lệnh tưởng chừng khô khan và lý thuyết sẽ trở thành "từ khóa" giúp robot di chuyển, tìm đường, vượt chướng ngại vật... trên phần mềm giả lập.
Sau khi giả lập trên phần mềm thành công, giáo viên cho học sinh kết nối máy tính với robot bằng USP Bluetooth để điều khiển robot thật. Ngoài ra, giáo viên có thể cho học sinh chia nhóm, thi đấu robot đối kháng. Các em học sinh THPT tại TP HCM và nhiều tỉnh thành khác không còn sợ môn Pascal mà còn tỏ ra hào hứng hơn nhờ vào phương pháp dạy hiện đại.
Thay vì các bài tập về tính toán diện tích, chu vi hình học..., các em sẽ thực hiện điều khiển robot giả lập trên phần mềm SRobot.
Phát triển phần mềm SRobot và phương pháp dạy Pascal với robot là một phần của dự án "Chơi vui robot - Học tốt Pascal" do trường SaigonTech khởi động từ năm học 2012 - 2013, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Trẻ Thành Đoàn TP HCM và Công ty THNN MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung.
Dự án nhằm mục đích hướng nghiệp ngành công nghệ thông tin, giúp học sinh THPT thoải mái và thú vị hơn với môn tin học. Học tốt môn học này không những giúp học sinh có tư duy logic tốt mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm trong tương lai khi các doanh nghiệp đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dự án nhằm mục đích hướng nghiệp ngành công nghệ thông tin, giúp học sinh THPT thoải mái và thú vị hơn với môn tin học.
Thầy Phạm Trọng Khiêm, giáo viên tin học của Trường chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh cho biết: "Kiến thức môn tin học lớp 11, đặc biệt là phần Pascal rất khô khan và không dễ tiếp thu. Do đó, có nhiều em thích ngành công nghệ thông tin nhưng vì môn học khó nên các em khó tiếp cận và không mấy thích thú khi học. Chương trình 'Chơi vui Robot - Học tốt Pascal' triển khai đã mang lại nhiều thay đổi trong việc dạy và học Pascal tại trường. Học sinh hào hứng, sôi nổi hơn khi học, các thầy cô giáo cũng có thêm những ví dụ thực tế để bài giảng trở nên sinh động hơn".
Chia sẻ về "Hội thi Tin học trẻ TP HCM năm 2013", ông Đoàn Kim Thành, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Trẻ Thành Đoàn TP HCM nói: "Hội thi đã có nội dung thi lập trình Pascal với sự hỗ trợ của SRobot để điều khiển robot dành cho bảng C khối THPT. Năm 2014, nội dung này sẽ tiếp tục xuất hiện, các trường có học sinh tham gia nên chuẩn bị huấn luyện cho học sinh ngay từ bây giờ".
Năm thứ 2 triển khai dự án, SaigonTech tiếp tục tài trợ 5 robot Lego cho 5 trường đăng ký tham gia dự án như một công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả và sinh động trong giờ học Pascal. Tổng trị giá robot tài trợ lên đến 60 triệu đồng. Học sinh và giáo viên muốn tìm hiểu thêm về phần mềm SRobot cũng như dự án "Chơi vui Robot - Học tốt Pasal" liên hệ với cô Ngọc Hương, trường SaigonTech, điện thoại (84) 8 37155 033 (số nội bộ 1181) hoặc emailhuongdtn@saigontech.edu.vn.
Theo TNO
Hiệu quả học tập tối ưu từ phương pháp ESA ESA là phương pháp giảng dạy Anh ngữ tiên tiến do nha giáo dục hoc Jemery Harmer (tác giả của nhiều bộ giáo trình giảng dạy tiếng Anh nổi tiếng trên thế giới) nghiên cứu và phát triển. Và hiện nay đã được áp dụng trên nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Phương pháp ESA là gì? ESA là phương pháp giảng...