Giảng dạy bằng tin nhắn vì đại dịch: Giáo viên và học sinh Philippines ‘đánh trận’ mỗi lần ra đề và nộp bài
Giáo viên và học sinh Philippines đang phải dạy và học bằng cách sử dụng ứng dụng nhắn tin Messenger phiên bản rút gọn, không cần Internet và không có tính năng chia sẻ hình ảnh và video,
Ngày 10/3, khi các trường học ở Philippines phải đóng cửa để làm chậm sự lây lan của đại dịch Covid-19, công việc của April Garcia đã bị gián đoạn. Trước đó, cô gái 22 tuổi này đã trở thành giáo viên tại AHA, một trường tư thục phi lợi nhuận của thành phố Makati, trung tâm tài chính của Philippines.
Thay vì giảng giải các vấn đề toán học cho học sinh lớp 1 tại lớp học như trước, giờ đây, đột nhiên cô phải tìm cách tiếp cận khoảng 80 học sinh qua Internet tại một đất nước có băng thông ít ỏi và nhiều gia đình nghèo với ít thiết bị kết nối mạng.
Garcia chia sẻ: “Thật là choáng ngợp. Tôi sẽ dạy bọn trẻ thế nào đây?”.
Đại dịch đã khiến trường học trên khắp thế giới phải đóng cửa đồng thời làm trầm trọng thêm khoảng cách kỹ thuật số, khiến trẻ em nghèo với ít khả năng truy cập Internet tụt lại so với những trẻ có điều kiện hơn.
Philippines là một ví dụ điển hình. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), ít nhất 60% hộ gia đình ở nước này có khả năng truy cập Internet hạn chế và tốc độ Internet di động thấp hơn một nửa mức trung bình toàn cầu.
2 tuần sau khi tạm ngừng hoạt động, AHA quyết định cung cấp các bài học bằng cách sử dụng ứng dụng nhắn tin Messenger của Facebook phiên bản rút gọn để phù hợp với những người dùng điện thoại cấp thấp.
Tuy nhiên, kèm với đó là sự bất tiện khi tính năng chia sẻ hình ảnh và video bị loại bỏ. Theo nhà sáng lập AHA, Jaton Zulueta, việc dạy học qua tin nhắn là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết các gia đình nghèo có con đang học tại trường.
Video đang HOT
Anh Jaton Zulueta và các em học sinh của AHA.
Học sinh giờ đây phải thực hiện theo một quy trình phức tạp đối với việc học. Đầu tiên, trẻ phải mượn smartphone và tài khoản Facebook của người thân, thường là cha mẹ. Sau đó, giáo viên gửi một loạt câu hỏi qua tin nhắn trên Messenger. Sau đó, chúng viết đề bài rồi làm phép tính trên giấy, tại nhà. Tiếp theo là việc nhập lại từng câu hỏi rồi nhập câu trả lời của mình và gửi lại cho giáo viên.
Garcia nói rằng ban đầu, mọi thứ rất khó khăn. Một số tiết học trở nên khó hơn nhiều khi cô không thể gửi đồ thị hay công cụ hỗ trợ trực quan khác để giải thích vấn đề. John Limp Arucan, một học sinh lớp 7 cho biết môn toán đặc biệt khó học theo cách này bởi sự phức tạp của quy trình trả lời. Ngoài ra, nhiều học sinh cảm thấy rất khó tiếp thu khi không nhìn thấy mặt giáo viên.
Để giảm bớt sự căng thẳng, Garcia đã nghĩ ra việc ra đề toán bằng cách sử dụng biểu tượng cảm xúc thay cho các con số.
Dù vậy, vẫn có một vấn đề gây trở ngại: Khi một học sinh trả lời trong nhóm của lớp, tất cả đều có thể xem đáp án và làm tăng khả năng sao chép. Garcia nói: “Chúng tôi cho bọn trẻ nhiều thời gian hơn trên lớp vì chúng đa phần không có điện thoại mà phải mượn người lớn. Và người lớn cũng phải dùng chiếc điện thoại đó. Nhiều lúc giáo viên phải cho học sinh cả ngày để trả lời bài tập”.
Gybel Agregado, một giáo viên 21 tuổi tại trường tiểu học Pasong Tamo ở thành phố Quezon, cho biết nhiều học sinh toán lớp 3 của cô cũng sử dụng Messenger phiên bản miễn phí như AHA.
Cô giáo trẻ Gybel Agregado.
Trong số 10 học sinh của cô, có 2 người không có điện thoại thông minh, vì vậy cô phải gặp mặt trực tiếp để đưa cho các em bản in của đề thi. 5 trẻ khác sử dụng phiên bản Messenger băng thông thấp không gửi được video và ảnh. Đến lúc nộp bài kiểm tra đã hoàn thành, họ phải mượn gói dữ liệu của hàng xóm trong vài phút để tải tệp lên.
Một số ngôi trường khác cũng gặp phải khó khăn khi áp dụng hình thức học trực tuyến qua ứng dụng gọi video bởi không phải học sinh nào cũng có thiết bị kết nối hay dịch vụ Internet đủ nhanh để tham gia.
Tình hình tệ đến mức các trường phải phân phát tài liệu giấy đến tận nhà học sinh. Sau khi hoàn thành bài tập, học sinh sẽ gửi lại tại những địa điểm được chỉ định, ví dụ như trường của họ. Bên cạnh đó, chính phủ Philippines cũng sản xuất nhiều chương trình truyền hình và radio để hỗ trợ việc giảng dạy.
Nhiều năm qua, Facebook đã cho phép người dùng Philippines truy cập và dùng một số dịch vụ khác miễn phí (không cần dùng mạng Internet). Đây là một phần của nỗ lực mở rộng cơ sở người dùng và thu hút nhiều người kết nối Internet hơn của gã khổng lồ Facebook.
Phiên bản miễn phí của Messenger là một ví dụ. Khi sử dụng tùy chọn băng thông thấp này, người dùng có thể gửi và nhận tin nhắn văn bản, biểu tượng cảm xúc, nhãn dán.
Những lớp học trên xe kéo
Khi đại dịch khiến các trường học ở Philippines phải đóng cửa, một nhóm giáo viên tại nước này đã hỗ trợ trẻ em học bằng xe kéo.
Màn hình trên xe kéo phục vụ việc học của trẻ.
Trong khi nhiều sinh viên trên khắp Philippines có thể tham gia lớp học trực tuyến, các ngôi làng Aeta ở một khu vực miền núi phía Bắc Manila phần lớn không có kết nối Internet. Thậm chí, sóng truyền hình cũng không phổ biến tại đây.
Christopher Semsem - một trong những giáo viên đứng sau dự án từ Trường Villa Maria cho biết: "Chúng tôi đã phải nghĩ ra một cách khác để mang bài học đến cho trẻ em".
Sử dụng những giá sách cũ và bảng gỗ, các giáo viên đã xây dựng trung tâm học tập hoàn chỉnh với một màn hình lớn gắn trên đầu chiếc xe kéo. Nhờ đó, trẻ em tại các ngôi làng ở tỉnh Pampanga có thể tiếp cận với việc học.
Các giáo viên ghi trước video trên điện thoại di động và phát trên màn hình, hỗ trợ trẻ em học bài. Biện pháp này giúp họ duy trì giãn cách trong bối cảnh đại dịch bùng phát.
Tới nay, học sinh Aeta nhiệt tình hưởng ứng các khóa học. Phần lớn phụ huynh đều cảm thấy "nhẹ nhõm" khi các lớp học hoạt động trở lại. Hiệu trưởng Trường Marizen Tolentino cho biết, sáng kiến xe kéo là vô cùng quan trọng để giúp trẻ em tiếp cận với giáo dục.
"Một số học sinh của chúng tôi không thể đọc... Làm thế nào để họ có thể hiểu hết các học phần?", Hiệu trưởng Tolentino bày tỏ.
Kể từ khi sáng kiến được phát động vào đầu tháng 10, chiếc xe kéo đã đến thăm 5 ngôi làng, tiếp cận khoảng 500 học sinh từ cấp tiểu học đến THPT, với tần suất 2 - 3 lần/tuần. Chính quyền địa phương đã cung cấp xe kéo và tài xế, giúp hỗ trợ trẻ học tập. Trong khi đó, tất cả giáo viên đều tự nguyện tham gia chương trình, với mong muốn mang lại tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em.
Nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á mở cửa lại trường học Theo thống kê, tính đến 6h ngày 2-9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 25.862.032 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 859.428 người tử vong. Các học sinh tại Pháp đã trở lại trường học từ ngày 1-9 với các quy định nghiêm ngặt về phòng, chống Covid-19. Châu Á Hàn Quốc ngày 1-9 ghi nhận thêm 235...