Gian nan việc chọn gia sư năm cuối cấp
Không phải ai cũng may mắn tìm được cho mình một người gia sư thích hợp…Chúng ta đều biết năm cuối cấp cực kì quan trọng. Chính vì thế mà việc lựa chọn chỗ học thêm thích hợp và tìm cho mình một người giáo viên dạy tốt là việc không thể xem thường. Học kì 1 đã kết thúc và thời gian thì không còn nhiều nữa, lúc này teen mới sốt sắng lên đi tìm thầy cô dạy. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng may mắn tìm được cho mình một người gia sư thích hợp…Khi gia sư là sinh viên Có khá nhiều ý kiến phản đối việc chọn sinh viên dạy cho teen năm cuối. Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng sinh viên năm 3, 4 chưa đủ trình độ và kinh nghiệm dạy học. Năm cuối lại cực kì quan trọng nên không thể phó thác việc học của con mình cho những sinh viên chưa có tay nghề sư phạm. Phụ huynh cho rằng, sinh viên chưa thể phân dạng và nắm bắt được tình hình thi cử như các giáo viên được.Thật ra công bằng mà nói thì những điều mà các bậc phụ huynh lo lắng như trên đều hoàn toàn có cơ sở nhưng không phải bất kì sinh viên nào cũng đều không có kinh nghiệm. Thực tế có khá nhiều sinh viên giỏi và có năng lực đảm bảo dạy chất lượng cho các teen năm cuối.V.Anh (teen 12 THPT KT) chia sẻ: “Mình biết một anh làm gia sư môn Toán, anh ấy học rất giỏi… lúc thi ĐH anh ấy là Á khoa nên mình quyết định chọn anh ấy làm gia sư cho mình. Lúc trước mình cũng rất lo lắng khi tại sao ba mẹ lại bảo anh ấy dạy mình học… Nhưng sau khi học được một thời gian, mình thấy cách dạy rất dễ hiểu, khiến mình nắm vững kiến thức, cộng thêm sự nhiệt tình của anh ấy khi dạy học làm điểm số của mình cải thiện đáng kể. Không phải bất cứ sinh viên nào cũng dạy qua loa đâu”.
Đầu quân cho các trung tâm
Nhắc đến trung tâm nhiều teen nghĩ đến viễn cảnh phải ngồi chen chúc trong một phòng học chật chội, là phải học đại trà, là giá thành rẻ… bất đắc dĩ mới phải học như vậy. Nhưng nếu teen sáng suốt và lựa chọn kĩ những trung tâm có uy tín thì sẽ tránh được những tình trạng trên. Có nhiều trung tâm rất coi trọng đến chất lượng dạy và học, luôn để ý đến kết quả của từng học sinh. Vì thế học sinh theo học ở những nơi này có khi còn đông hơn khi học tại nhà.
K.Tuyền (teen 12 THPT LQĐ) nói rằng: “Mình chọn trung tâm học trước hết là chú ý đến người thầy dạy học của mình là ai, dạy có tốt không, chất lượng dạy như thế nào? Mình đang theo học một lớp Anh, sỉ số gần 100 người nhưng học rất tốt và rất dễ hiểu bài, thầy dạy chất lượng”.
Một số phụ huynh cho rằng học tại trung tâm thì sẽ tiện cho việc quản lý con mình hơn. Thế nhưng tốt hơn hết là teen nên chọn thầy dạy tốt trước khi chọn trung tâm để học.
Khi gia sư là chính bản thân mình
Video đang HOT
Ở đây ta muốn nói đến ý thức tự giác và tinh thần tự học ở bản thân mỗi người. Với những môn “ruột” thì teen có thể không cần thiết phải tìm cho mình một gia sư mà có thể tự ở nhà ôn thi được. Vì đó là môn mình thích nên dễ học và có hứng thú hơn. Suy ra hiệu quả cũng ngang ngửa với việc đi học thêm. Năm cuối ta cũng không nên quá đặt nặng vấn đề học thêm lên hàng đầu, không nên học nhồi học nhét mà cần có những khoảng thời gian thích hợp và ý thức học tập thì mới mau tiến bộ lên được.
H.Châu (teen 12 THPT NT) nói rằng: “Thật ra thì việc tìm người gia sư cũng tốt nhưng nếu thấy không cần thiết lắm thì ta cũng không nên cần gia sư làm gì. Với tớ thì môn Văn là môn yêu thích nên chỉ cần học bài và nghe giảng trên lớp cộng với việc lên mạng tìm tài liệu và tham khảo cách hành văn của người khác để lấy ý về bài của mình là đủ. Chăm chỉ và tự giác chút là ta sẽ tiến bộ rất nhanh. Internet là kho tài liệu bao la mà bất cứ ai cũng đều có thể tìm thấy những bài học mà mình cần, không nhất thiết phải đi học thêm là có thể giỏi”.
Tạm kết
Dù gia sư có là ai đi chăng nữa thì teen cũng không nên đặt nặng vấn đề quá. Cái quan trọng là do bản thân của mỗi người, nếu teen ý thức được tầm quan trọng của năm cuối này thì teen sẽ học hành chăm chỉ hơn. Gia sư chỉ là một phần trong quá trình học của chúng ta mà thôi.
Theo PLXH
Học thêm - Thích và không thích
Năm cuối cấp, teen cứ nháo nhào tìm chỗ học thêm. Nhưng liệu bạn có tự nguyện đi học hay chỉ đi theo phong trào để sau này không phải hối hận?
Lý do teen buộc mình phải đi học
Có khá nhiều lý do để teen buộc mình phải đi học thêm. Đa số đều cho rằng đi học thêm là mong sao cho mình tiến bộ môn đó hơn. Nhất là với những môn yếu thì teen học cùng lúc 2, 3 thầy cô, lượng bài tập dồn đống khiến nhiều teen cảm thấy đuối sức.
Một số teen thì do ba mẹ ép buộc đi học nên mỗi khi vào lớp teen cảm thấy chán nản, không tiếp thu được bài nhiều.
Đ.Yến (teen 12 THPT PCT) tâm sự rằng: "Mình không thích môn Hóa chút nào nhưng vẫn phải chăm chỉ đi học thêm, mình tính thi khối B, chủ yếu là thích Toán, Sinh. Vì thích nên mình học rất khá những môn này, còn môn Hoá thì do lúc trước lơ là nên giờ phải chăm chỉ lên rất nhiều."
Một số khác thì đi học thêm theo phong trào, thấy bạn mình học nhiều môn nên so bì nhất quyết đòi bố mẹ cho đi bằng được. Hoặc do áp lực tâm lý, sợ thầy cô "đì" nên phải đi học thêm môn đó.
Chính vì những lý do như thế nên khi vào lớp teen cứ ngáp ngắn ngáp dài, học trước quên sau, học đầu quên đuôi. Teen không tài nào nhớ được bài học khi tâm hồn cứ "thả hồn" vào những môn khác. Đó là lý do khiến cho nhiều teen cứ vào giờ môn này lại lấy môn khác ra học, điều đó thật không nên chút nào.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Lý do teen thích học thêm
H.Dương (teen 11 THPT HHT) cho biết: "Việc học thêm sẽ chỉ tốt nếu như bạn thật sự có hứng thú với môn đó, còn không thì sẽ chẳng tiến bộ lên được. Mình thấy đi học thêm có nhiều cái lợi lắm nhá, được biết những điều mà thầy cô ở trường không dạy hoặc chưa đi sâu vào. Thêm vào đó, mình sẽ được thầy cô chỉ dẫn tận tình những cái khó hiểu, học kĩ mà chắc nên tiếp thu được nhanh. Mình thấy học tại một số trung tâm đại trà chẳng có chất lượng bao nhiêu, giáo viên thì dạy theo kiểu chạy bài còn học sinh thì cứ học như vịt nghe sấm. Như thế học chẳng có hiệu quả gì."
Hoặc đơn giản ở lớp học thêm có rất nhiều thầy cô có khiếu hài hước, vui tính nên khi học chẳng thấy buồn ngủ chút nào. Hơn nữa sự nhiệt tình trong cách giảng dạy và sự dí dỏm trong tiết học đã thu hút rất nhiều teen tới học.
Đ. Phương (teen 12 THPT LQĐ) nói rằng: "Mình rất thích đi học thêm và không bỏ buổi nào hết. Mình thấy đi học những môn ưa thích và quan trọng thì thật là cần thiết. Đi học thêm sẽ giúp mình củng cố lại bài vở một cách chắc chắn hơn, được làm các bài nâng cao và thử sức với đề thi Đại học. Vậy nên đừng nghĩ rằng đi học thêm chỉ là một hình thức đối phó".
Còn bạn thì sao? Bạn học thêm vì điều gì? Dù có lý do nào đi chăng nữa thì bạn vẫn cần suy nghĩ trước khi chọn một môn nào đó để đi học thêm nhé!
Theo PLXH
Vì sao sinh viên luôn "thiếu" thời gian học"? Vậy ngoài giờ lên lớp, thời gian của sinh viên được dùng vào những việc gì? Hiện nay thời gian lên lớp của sinh viên ( bao gồm cả những sinh viên học liên chế và học tín chỉ) không quá nhiều, trung bình thường chỉ chiếm 5 buổi/1 tuần. Còn lại là thời gian rảnh rỗi của sinh viên. Ngoại trừ một...