Gian nan tìm nơi học hè cho con
Mỗi khi nhắc đến mùa hè, bất kì đứa trẻ nào cũng reo lên sung sướng vì đây là mùa để trẻ xả hơi sau một năm học đầy vất vả. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, học hè dường như trở thành gánh nặng cho cha mẹ và con trẻ.
Trẻ “gồng mình” học trong mùa hè
Mới 5 tuổi, nhưng em Nguyễn Hoàng Tiến (Khương Trung, Hà Nội) đã được bố mẹ lên kế hoạch luyện chữ từ lâu cho mùa hè này. Thay vì được tiếp tục theo học ở trường mầm non như bạn bè cùng trang lứa, Tiến được bố mẹ cho theo học ở một lớp luyện chữ trên đường Láng.
Không chỉ được rèn chữ tại lớp học thêm, mỗi tối Tiến lại được bố mẹ “gia sư” thêm hai tiếng khiến em mệt nhoài và gần như không có thời gian vui chơi cùng bạn bè. “Con rất muốn được đi học và chơi cùng các bạn như trước, nhưng mẹ dặn phải làm hết bài tập mới được đi chơi nên con không dám ra ngoài khi các bạn gọi”, Tiến thỏ thẻ.
Khi được hỏi thì anh Nguyễn Hữu Toàn – phụ huynh của em chia sẻ: “Nhìn con đi học về nhà kêu mệt, tôi cũng thương con lắm. Nhưng bây giờ, nhà nhà, người người đua nhau đưa con đi học, mình không cho con học thì con sẽ thua kém bạn bè”.
Giờ học Thuyết trình của trẻ.
Còn chị Trà My (Cầu Giấy, Hà Nội) lại đang băn khoăn có nên cho con học hè trong mùa hè này không. Chị cho biết, vì gia đình có điều kiện nên mùa hè năm ngoái, chị không ngần ngại chi 10 triệu đồng thuê cô giáo dạy múa ba lê tại nhà cho cô con gái mới 7 tuổi. Chị lý giải: “Cả năm học con phải học kiến thức trên lớp nên không có thời gian học thêm những môn văn-thể-mỹ khác. Nên mùa hè năm nay chị sẽ cho con học thêm múa ba-lê để con tiếp xúc thêm với một bộ môn nghệ thuật mới mà không lo gánh nặng bài vở”.
Nhưng, sau một thời gian cho con theo học múa, chị thấy con có biểu hiện mệt và hay kêu đau. Sang năm học mới, con gần như quên hết kiến thức đã học và luôn tỏ ra chán học. Hai vợ chồng chị phải tranh thủ dành thời gian buổi tối để ôn lại kiến thức cho con.
Video đang HOT
Để trẻ có mùa hè bổ ích
Theo các chuyên gia, thực tế, vào mùa hè, ngoài việc vui chơi, dã ngoại, thăm thú người thân, trẻ cũng cần có thời gian để ôn lại kiến thức hay đơn giản học thêm một môn học nhẹ nhàng nào đó. Bên cạnh đó, ngoài thời gian vui chơi cùng con cái, các bậc phụ huynh cũng phải dành thời gian cho công việc, nên cho con đi học hè vừa giúp trẻ có thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, các bậc cha mẹ cũng yên tâm làm việc.
Nhưng làm thế nào để trẻ có mùa hè vừa ý nghĩa và bổ ích? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn trường, môn học, các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của con.
Hiện nay, có rất nhiều hoạt động, chương trình dạy hè cho trẻ, nên các bậc cha mẹ cần cân nhắc đến các yếu tố: an toàn, vui chơi giải trí và ôn tập, củng cố kiến thức cho trẻ trong mùa hè này. Một lớp học bổ ích kết hợp giữa học tập, vui chơi, dã ngoại và được chăm sóc cẩn thận không chỉ khiên bé duy trì được thói quen học tập mà còn tăng sự hào hứng cho trẻ, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển trí thông minh, cách bày tỏ cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Cho trẻ học hè không có nghĩa là tạo gánh nặng cho trẻ, quan trọng là các bậc cha mẹ cho con học như thế nào để luôn tạo hứng thú học tập cho con, con vẫn được củng cố, bổ sung kiến thức và vui chơi rèn luyện?
Thấu hiểu nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ, và để đáp ứng nhu cầu học tập cũng như vui chơi của các bé, hè năm nay, Học viện EQ tiếp tục tổ chức chương trình học hè với tên gọi “Hè sôi động, học bổ ích”. Chương trình dành cho trẻ từ 3 – 9 tuổi, và được xây dựng dựa trên sự lựa chọn các môn học phù hợp, cân bằng hợp lý giữa thời gian học và thời gian dành cho các hoạt động vui chơi. Trẻ sẽ được tham gia các môn học FasTracKids (chương trình làm giàu kiến thức của Hoa Kỳ), Happy Series (tiếng Anh trẻ em), và toán Kumon. Xen kẽ với môn học trên là các môn học văn – thể – mỹ như vẽ, kịch, dance sport, kỹ năng sống.
Hè sôi động, học bổ ích tại Học viện EQ.
Tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi gia đình, phụ huynh có thể đăng ký lớp học bán trú (chăm sóc trẻ cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6) hoặc chỉ đăng ký lớp học sáng hoặc chiều. Do số lượng lớp có hạn nên phụ huynh cần tìm hiểu và đăng ký học cho trẻ sớm. Học viện EQ tiếp nhận các đăng ký trước ngày 31/5/2012.
Học viện Đào tạo và Phát triển Tài năng Trẻ em EQ
Địa chỉ: B44/60 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3555 8805
Website: http://www.hocvieneq.com/
Theo dân trí
Nguy hại ép con rèn chữ trước tuổi
Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho con đi rèn chữ viết đẹp tự bậc mẫu giáo, trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên, tác hại của việc này ra sao, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết.
Nhiều cha mẹ mong muốn con mình khi bắt đầu vào lớp 1 đã có thể viết thành thạo và chữ phải đẹp, muốn con mình không bị chậm so với bạn bè. Do đó, đã có nhiều bậc cha mẹ ép các bé phải rèn chữ từ lúc còn bé (mới 3 đến 5 tuổi).
Theo thạc sĩ Lê Minh Công, phó trưởng khoa tâm lý lâm sàng, bệnh viện Tâm thần TW2, TP.HCM: Trước tuổi đến trường (6 tuổi) khả năng vận động tinh (là những vận động tinh tế như cầm bút, đồ vật, sử dụng kéo...) của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện. Khớp xương cổ tay, xương ngón tay của trẻ chưa tốt, không thể uốn các nét chữ được.
Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của trẻ chưa cao. Tất cả những việc diễn ra xung quanh đều có thể khiến trẻ bị phân tán tư tưởng.
Trong khi đó, tập viết chữ đòi hỏi sự tập trung, chú ý cao độ với những yêu cầu vượt quá khả năng của trẻ như cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế. Do đó, cố bắt ép trẻ gò chữ chẳng có tác dụng gì. Ngược lại, nó có thể gây ra hàng loạt những sự cố ngoài ý muốn của người lớn.
Do tính hiếu động, hoạt bát, trẻ dễ nản lòng với những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo như viết chữ. Càng bắt trẻ ngồi gò chữ, trẻ càng dễ chán và sợ các giờ học viết chữ hơn. Hậu quả, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý, gây hại cho khả năng học tập của trẻ về sau mà có thể gây ra những biến dạng về mặt sinh học đối với cơ thể trẻ.
Thạc sĩ Công đã phải điều trị cho em bị rối loạn về kỹ năng viết, kỹ năng học tập do bị ép rèn chữ sớm.
"Việc ép con rèn chữ chỉ giúp thỏa mãn cho bố mẹ chứ không phải cho chính đứa trẻ", thạc sĩ Công cho biết.
Ngoài ra, ở độ tuổi này, xương các bé còn rất non. Việc ngồi gò theo những nét chữ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, rất dễ gây vẹo cột sống, vẹo xương ngón tay...
Trước khi vào lớp một, trẻ chỉ cần được làm quen với cách cầm bút và sự khéo léo trong việc sử dụng các vật có trong tay. Quá trình này nên được hiểu là để chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi bước vào đi học.
Bà Trần Thị Thúy, Giám đốc trung tâm rèn chữ đẹp Nét Việt (Q.1 TP.HCM) cho biết: "Việc dạy viết chữ đẹp phải hướng các em đến với những cảm xúc từ chữ viết do mình viết ra. Lúc đầu, trung tâm cũng đã có nhận những em chưa vào lớp một vì "nể nang", nhưng sau đó, trung tâm thấy khả năng viết chữ của các em hạn chế, nên trung tâm không nhận, đồng thời tư vấn cho các bậc phụ huynh cân nhắc khi cho con em mình đến học".
Theo một số chuyên gia giáo dục tiểu học, người lớn vẫn có thể xây dựng và nuôi dưỡng hứng thú học tập cho trẻ bằng cách lợi dụng những trò chơi phù hợp với lứa tuổi như tô màu, vẽ hình đơn giản...Khi bé đã quen với việc cầm bút, bạn có thể cho trẻ tập viết chữ cái hoa hoặc chữ thường với khổ chữ lớn nhằm mục đích chính là giúp bé nhận mặt chữ.
Bình Nguyên - Hương Giang
Theo VNN
Trường mầm non bận rộn "giữ chân" trẻ Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về những tác hại của việc cho trẻ đi học chữ sớm nhưng một số phụ huynh ở Hà Nội vẫn "bỏ ngoài tai". Trước xu hướng này, các trường mầm non nỗ lực làm công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp" để "giữ chân" trẻ. Nỗ lực "giữ chân" trẻ Hàng năm,...