Gian nan học kỳ cuối của cậu sinh viên “đầu lép”
Mấy ngày nay mẹ bệnh nên không đi giúp việc. Tiền bán vé số của cha chỉ đủ mua gạo ăn hàng ngày, mình lại vừa nhận được giấy báo đóng học phí đến hai triệu đồng. Có lẽ mình phải tạm hoãn lại học kỳ này!
Lời chia sẻ nghẹn ngào trên là của sinh viên Nguyễn Văn Tý – học ngành Sư phạm Vật lý, K33, trường ĐH Cần Thơ. Học kỳ 1 năm thứ 2, Tý bị tai nạn xe dẫn đến chấn thương sọ não. Mặc dù trí nhớ giảm đến 10%, thường xuyên bị co giật, té xỉu nhưng Tý vẫn không bỏ dở ước mơ trở thành thầy giáo của mình.
Đậu vào đại học, Tý khăn gói lên TP.Cần Thơ ở trọ cùng với anh trai. Sáng đi học, chiều về Tý phụ bàn cho một quán ăn gia đình trên đường Nguyễn Văn Cừ (Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) để tự trang trải chi phí học hành.
Kết quả học tập của Tý tính đến thời điểm này là xếp loại khá. Nhưng với cái “đầu lép” như thế này, Tý lo sợ các học trò sẽ “không tin” vào những điều mình dạy.
Ngày 12/8/2010, trên đường đi làm về, còn khoảng 1km nữa là tới nhà nhưng khi lên dốc cầu, Tý mất thăng bằng, xe bị ngã. nên đập đầu xuống đất, bất tĩnh.
Mọi người chuyển Tý đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương TP.Cần Thơ cấp cứu. Các bác sĩ thấy tình trạng nguy cấp nên phẫu thuật ngay cho Tý. Kết quả, Tý được cứu sống và rất may chấn thương không ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng của não bộ. Nhưng toàn bộ phần sọ bên trái (gần vùng trán) bị vỡ.
Video đang HOT
Cô Đỗ Thị Út (59 tuổi) – mẹ Tý bùi ngùi kể: “Cháu bị tai nạn, gia đình bán hết đất để lo cho cháu. Cũng may tiền hết nhưng thấy cháu tỉnh táo, đi đứng bình thường, vợ chồng tôi mừng vô cùng. Chỉ có điều sức khỏe cháu hơi yếu, nhất là những khi trời nóng, hay lạnh quá, cháu bị nhức đầu kinh lắm. Mặc dù vậy nhưng cháu không chịu nghỉ học. Thấy con ham học nên tôi và cha nó bán nhà ở Cà Mau rồi dọn lên đây ở luôn đến giờ!”
Tý kể lại những ngày đầu quay lại lớp, thầy cô ai cũng trách Tý vô phép khi đứng chào cô thầy mà còn đội nón. Nhưng khi hỏi lại thì mới biết do Tý không chịu nổi cái nóng của lớp học nên phải đội nón cho khỏi bị nhức đầu, đồng thời để che cái “đầu lép”.
“Sau lần đó, bạn bè thầy cô ai cũng động viên mình cố gắng vượt qua. Chính vì điều đó nên mình càng không thể bỏ cuộc giữa chừng. Nhất là sự hy sinh của cha mẹ. Cứ nghĩ đến bước chân chai sạn của cha hàng ngày nhọc nhằn trên những nẻo đường để bán từng tờ vé số cho khách là nước mắt mình tự nhiên tuôn chảy.” – Tý ngậm ngùi, cố giấu những giọt nước mắt “chảy ngược” vào trong.
Dù sức khỏe yếu, nhưng hằng ngày Tý phải đạp xe đến trường với quãng đường gần 7km.
Mặc dù bác sĩ căn dặn Tý không được suy nghĩ nhiều, không thức khuya, nhưng vì sợ không theo kịp bạn bè nên Tý dồn hết sức vào việc học. Bởi vậy, 2 năm qua, Tý bị xỉu trong lớp học bao nhiêu lần, bạn bè cũng không nhớ hết. Đáng lo nhất là những lần Tý bị co giật, té xỉu ngay ngoài đường, cũng may những lần ấy đều có người tốt bụng đưa Tý đến trạm y tế.
Sau đó, cha mẹ khuyên Tý nghỉ học nhưng bạn ấy một mực không chịu. Tý chỉ đồng ý giảm số môn học để bớt căng thẳng. Bởi vậy, khi bạn bè đã ra trường, Tý vẫn phải học thêm một học kỳ nữa. Do học vượt thời gian đào tạo nên theo qui định của trường Tý phải đóng học phí cao hơn mức bình thường 1,5 lần/tín chỉ.
Vừa rồi trường cho biết đã tới thời hạn đóng học phí, nhưng thấy mẹ bệnh mấy ngày nay, không có tiền mua thuốc nên Tý cũng chẳng dám hỏi xin. Còn tiền bán vé số của chú Nguyễn Văn Giảng (62 tuổi) – cha Tý, chỉ đủ mua gạo và ít cọng rau cho 3 người ăn mỗi ngày.
Thấu hiểu nỗi khổ tâm của chú Giảng, cô Út trong lúc này, càng khiến người khác cảm phục ý chí vươn lên của cậu sinh viên nghèo, bệnh tật như Tý vẫn ấp ủ ước mơ trở thành thầy giáo. Tý sẽ hoãn thêm một học kỳ nữa chăng chỉ vì thiếu 2,6 triệu đồng đóng học phí? Nếu điều đó trở thành hiện thực thì thật xót xa cho Tý!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: ĐT: 0907 539 957
Theo DT
Dùng súng uy hiếp buộc bạn trả tiền
Nhặt được khẩu súng ở bãi cát, Thái nghĩ ngay đến việc hù dọa người bạn mượn tiền lâu không trả...
21h ngày 11-10, CAH Mê Linh nhận được tin báo từ lực lượng CS113- CATP Hà Nội cho hay, tại nhà anh Nguyễn Văn Tỵ, SN 1977, trú ở thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, huyện Mê Linh có đối tượng đang dùng súng uy hiếp.
Bức xúc vì anh Thái không trả tiền nợ, Thái đã dùng súng đe dọa
(Ảnh minh họa)
Ngay khi nhận được tin báo, CAH Mê Linh lập tức triển khai lực lượng xuống địa điểm trên và phát hiện một nhóm người đang to tiếng với nhau. Khi thấy bóng công an xuất hiện, đối tượng Trần Văn Thái, SN 1978, trú ở Tự Lập, Mê Linh đã vội dúi một khẩu súng cho đối tượng Đỗ Viết Tú, SN 1992, trú ở Tiến Thắng, Mê Linh, bảo lái xe ô tô đi vứt bỏ.
Tổ công tác đã đuổi theo chặn được xe ô tô. Đấu tranh tại chỗ, Tú khai được Thái rủ đi đòi nợ. Kiểm tra chiếc xe ô tô, cơ quan công an còn thu được 1 con dao và 1 dùi cui điện.
Sau đó, tại trụ sở cơ quan công an, đối tượng Thái khai có cho anh Tỵ vay số tiền 100 triệu đồng, có giấy vay nợ. Sau 4 tháng, số tiền đã lên 178 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Là người cùng thôn, Thái nhiều lần qua nhà lấy tiền nhưng anh Tỵ chưa chịu trả.
Bức xúc, Thái đã rủ Tú đi ô tô mang theo một khẩu súng Col (mà trước đó Thái nhặt được tại đống cát ở Chu Phan, Mê Linh), 1 con dao và 1 dùi cui điện mượn của bạn ở Bồng Mạc, Liên Mạc, Từ Liêm đến nhà anh Tỵ đòi nợ.
Đến nơi, Thái rút súng ra đe dọa Tỵ thì được mấy người hàng xóm chạy sang can ngăn. Anh Tỵ bảo Thái vào nhà uống nước rồi nói chuyện. Khi hai bên đang tranh cãi thì lực lượng công an ập vào.
Theo ANTD
Thiếu thí sinh, trường học lại đóng cửa ngành Gần hết hạn xét tuyển nguyện vọng 2 (15/9), nhiều trường ĐH, đặc biệt là trường tốp dưới đang đứng trước nguy cơ không thể mở ngành học vì không đủ thí sinh. Nhiều ngành học ở nhiều trường ĐH không tuyển được thí sinh năm nay đã không còn là chuyện hiếm, dù thời hạn xét tuyển vẫn còn hơn 20 ngày....