Gian nan hành trình học tập của trẻ tự kỷ
Tháng 1-2019, Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ.
Trong số 1 triệu người tự kỷ tại Việt Nam, phần lớn không được chẩn đoán, do đó họ không nhận được sự chăm sóc, trị liệu hoặc giáo dục phù hợp để giúp họ có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.
Cha mẹ giữ vai trò quyết định cho sự tiến bộ và quá trình hòa nhập cho trẻ tự kỷ. Ảnh minh họa
Thực tế, không khó để chúng ta tìm thấy một trẻ tự kỷ không được đến trường. Gia đình có trẻ tự kỷ, chậm phát triển cũng khó tìm được sự tham vấn, hỗ trợ của chuyên gia để có thể chăm sóc, hỗ trợ con đúng cách. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “bệnh tự kỷ là bệnh của nhà giàu”. Hầu hết những trường hợp trẻ tự kỷ được đưa đi khám và can thiệp, học tập là những đứa trẻ thuộc gia đình có điều kiện, hoặc chí ít cũng đủ ăn, đủ mặc.
Trong khi đó, phần lớn trẻ tự kỷ, chậm phát triển sinh ra và lớn lên trong những gia đình có thu nhập thấp thì chỉ đành cam chịu, không nhận được sự hỗ trợ phù hợp. Điều này có nhiều nguyên nhân. Về mặt chủ quan, có thể do cha mẹ chưa dành sự quan tâm đúng mức cho trẻ, chưa có sự hiểu biết nhất định để sớm nhận ra dấu hiệu bất thường của con nhằm đưa trẻ đi khám và can thiệp sớm.
Mặt khác, có thể phụ huynh nhận ra dấu hiệu bất thường và mong muốn con được khám, can thiệp sớm nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên chỉ đành cho con ở nhà để tự chăm sóc hoặc gửi con đi học tạm ở trường mầm non hay các nhà, nhóm trẻ. Tại đây, giáo viên không có chuyên môn về giáo dục đặc biệt nên không biết cách để can thiệp cho trẻ. Vì vậy, dù vẫn “đi học” đều đặn nhưng trẻ không hề có tiến bộ. Đến khi trẻ quá tuổi mầm non, trường mầm non không nhận nữa mà trẻ thì không đủ điều kiện để vào lớp 1. Vậy là, cha mẹ chỉ đành để con ở nhà, quanh quẩn với 4 bức tường hoặc khá hơn thì quanh quẩn trong hẻm cụt. Do đó, trẻ không có nhiều cơ hội để giao tiếp xã hội khiến cho trẻ không có tiến bộ.
Về mặt khách quan, hiện nay, số lượng các trung tâm bảo trợ, nhà mở công lập để đón nhận trẻ tự kỷ còn rất hạn chế và chỉ có ở khu đô thị. Như vậy, trẻ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa càng khó có cơ hội được tiếp cận và thụ hưởng chương trình giáo dục đặc biệt.
Đối với những trẻ tham gia học ở các trường theo diện giáo dục hòa nhập cũng gặp phải không ít khó khăn. Trong đó, một số cơ sở giáo dục không muốn tiếp nhận trẻ diện giáo dục hòa nhập hoặc không hướng dẫn, không tạo điều kiện thuận lợi để phụ huynh hoàn thành các thủ tục nhằm giúp trẻ được học theo diện giáo dục hòa nhập. Do đó, trẻ liên tục bị ở lại lớp do không đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng như học sinh bình thường. Sau nhiều năm học liên tiếp như vậy, phụ huynh đành phải cho con nghỉ học.
Video đang HOT
Cô giáo hơn 10 năm mở lòng cho trẻ chuyên biệt
Khi cô Hương đang giảng bài, một học sinh chạy lên bục giảng thơm má cô; một học sinh khác thì để dành quả táo mẹ mua để đem đến trường tặng cô.
Nghề giáo đem lại cho cô Huỳnh Thị Thúy Hương (giáo viên lớp 1, Trường Hy Vọng quận 6, TP.HCM) nhiều niềm vui đơn giản. Cô Hương là một trong số 50 nhà giáo đạt giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24 mới đây.
Trẻ "nở hoa, mở l ò ng" khi đến với cô
"Thấy tôi đi vào từ cổng trường, đặc biệt là những ngày mặc áo dài, cả lớp ùa ra thi nhau sờ vào tà áo và chào "cô Hương xinh đẹp". Gặp gỡ và học cùng các em, mỗi năm tôi lại thêm yêu nghề" - cô Hương kể lại.
Lớp của cô gồm những bé chậm phát triển, khó học, khuyết tật trí tuệ, bệnh down, rối loạn hành vi 6-18 tuổi. Với mỗi trường hợp, cô Hương chỉ can thiệp 3-4 tháng bởi cô dễ dàng nhận ra vấn đề, khó khăn của trẻ.
Đối với những bé rối loạn hành vi, cô cho rằng phải nắm bắt và ngăn chặn kịp thời hành vi đó trước khi bùng phát thì bé sẽ dừng lại. Sau nhiều lần ngăn chặn rối loạn hành vi, trẻ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện và giảm dần sự bùng phát.
Cô Hương đư a học trò đ i tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: NVCC
Phải "trên cơ" và "thắng" bé
Nhiều bé thường vì quá được nuông chiều nên dẫn tới rối loạn hành vi. Người lớn phải nghiêm khắc và biết bé cần gì. Những trường hợp này, mình phải "trên cơ" và "thắng" bé.
Cô HUỲNH THỊ THÚY HƯƠNG, giáo viên lớp 1, Trường Hy Vọng quận 6
Cô Hương nói: "Với tôi, tất cả đứa trẻ sinh ra đều bình thường như nhau, vì một số yếu tố ngoại cảnh mà thu mình lại. Sau khi được thấu hiểu, đáp ứng được nhu cầu của trẻ thì trẻ sẽ thay đổi, phát triển tốt và "nở hoa, mở lòng" hơn".
Có cậu học trò tên Trung Nguyên, mỗi lần giáo viên hoặc bạn bè nhắc đến tên thì em sẽ đập phá đồ đạc, đá vỡ chậu hoa của trường. Lần đầu tiên vào lớp cô Hương, em cũng làm vỡ nhiều đồ đạc và đá hết bàn ghế. Mỗi lần như vậy, cô đều cầm tay và giữ bé trong vài tiếng đồng hồ hoặc cả buổi sáng, bé mới bình tĩnh lại.
Một bé khác tên Hiếu, mỗi lần rối loạn hành vi thường dùng tay vỗ đầu hoặc đập đầu vào tường, tự cắn vào tay, la hét, khóc thét. Cô Hương cũng giữ tay và ôm bé để bé qua cơn rối loạn. Những lúc đó, các bạn học khác sẽ tới vỗ đầu, massage, lấy khăn lạnh lau mặt cho bạn. Sau một năm học cùng cô, cả hai bé đều ngoan và hiểu chuyện hơn.
"Với nhiều bé, rối loạn hành vi là do muốn gây sự chú ý hoặc để kích thích một trạng thái nào của bản thân. Nếu giải quyết được vấn đề đó, để bé cảm nhận được sự quan tâm thì bé sẽ trở lại trạng thái bình thường" - cô Hương nói.
Biến mình thành đứa trẻ để hiểu học trò hơn
Thời gian đầu làm quen với trẻ chuyên biệt, cô Hương thường đau đầu vì trẻ không phát triển khi học với mình. Sau đó, cô học phương pháp tâm vận động - xem bản thân như một đứa trẻ, đặt mình vào trạng thái trẻ em từ lúc mới sinh ra đến khi lớn lên để hiểu nhu cầu, tâm lý của trẻ.
Trong thời gian học, cô tự trải nghiệm những trò chơi của trẻ, từ đó biết trẻ cần gì, thích những trò chơi gì, sợ những cảm giác gì và gặp vấn đề gì khi chơi.
Cô có nhiều sáng kiến dạy trẻ chuyên biệt được Sở GD&ĐT công nhận. Một trong số đó là kể chuyện bằng hình ảnh để giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, hỗ trợ hành vi. Với nhiều kỹ năng, cô còn tự làm và chụp ảnh từng bước nhỏ để trẻ học theo.
Cô cũng nghĩ ra những câu chuyện chứa đựng bài học để dạy kỹ năng sống cho các bé, sử dụng ảnh minh họa là hình que hoặc sticker dành cho trẻ chuyên biệt. Ví dụ, để dạy các bé chào hỏi, cô sẽ kể câu chuyện về bạn A đến nhà bạn B, gặp ông bà liền khoanh tay chào: "Cháu chào ông, bà ạ". Sau đó, cô nêu ra câu hỏi và bài học rồi cho các bé đóng vai để thực hành.
Cô Hương giãi bày: "Với trẻ chuyên biệt, nhiều kỹ năng đơn giản nhưng các bé học cả tháng chưa xong. Biết các bé thích và nhạy bén với hình ảnh nên tôi minh họa luôn. Nhờ đó, các con nhớ dễ và lâu hơn. Về nhà, phụ huynh cho biết con đã tự mang tất, gấp áo quần, nhiều bé còn giúp đỡ các bạn khác và giúp cô quét dọn, vệ sinh lớp".
Nhận xét về cô Hương, thầy Phạm Hoàng Nam Huân (Phó Hiệu trưởng Trường Hy Vọng quận 6) bày tỏ: "Cô Hương là tổ trưởng chuyên môn Tổ khuyết tật trí tuệ của trường, phụ trách mảng tâm vận động. Trong giảng dạy, cô rất năng nổ, nhiệt tình và chủ động, có tinh thần tự học và luôn giúp đỡ nhiều giáo viên khác.
Có những trường hợp cần được trị liệu tâm vận động, trường sẽ giao cho cô Hương để cô hỗ trợ. Sau khi học với cô Hương, các bé đều có sự chuyển biến tích cực, cải thiện về hành vi bất thường, khả năng tập trung cao hơn, học tập hiệu quả và hòa nhập với mọi người hơn".
Vinh danh 15 nhà giáo ưu tú và 50 nhà giáo đạt giải thưởng
Võ Trường Toản
Sáng 29-11, Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 15 và trao giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24 năm 2021.
Tại buổi lễ, sở đã trao giải cho 15 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và 50 nhà giáo đạt giải thưởng Võ Trường Toản. Trong 50 nhà giáo đạt giải thưởng Võ Trường Toản, có 17 cán bộ quản lý và 33 giáo viên.
Họ là các thầy cô đã có những cống hiến xuất sắc trong công tác đào tạo, góp phần làm nên những thành tích đáng tự hào của ngành giáo dục TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Phát biểu tại buổi trao giải, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô giáo, cán bộ công tác trong ngành giáo dục và mong thầy cô luôn vững vàng trong sự nghiệp trồng người vẻ vang.
"Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, tạo động lực then chốt cho sự phát triển. Vì vậy, tạo điều kiện để đội ngũ thầy cô giáo an tâm công tác, có cơ hội thuận lợi nhất để phát triển, học tập, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quyết định không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn là tương lai của TP, của dân tộc" - ông Đức nhấn mạnh.
"Là một mầm cây không hoàn thiện, nhưng luôn biết cố gắng để sống đẹp" Ước mơ trở thành một nhà hoạt động xã hội xuất sắc là động lực để cô gái sinh năm 1994 - Hà Bích Hảo (Nam Định) đã vượt qua tất cả mọi kì thị xã hội và đau đớn về thể xác, trưởng thành và trở thành một người có ích, truyền cảm hứng sống cho cộng đồng. Vượt qua mọi rào...