Gian nan hành trình của những thầy cô ngày ngày ‘gieo chữ’ trên non cao
Đường đến với các điểm trường vùng cao như Hà Giang hay Nghệ An đều có địa hình cách trở, dân cư sinh sống thưa thớt cùng điều kiện sống vô cùng khó khăn thiếu thốn.
Tuy nhiên, có những thầy cô giáo tuổi đời còn rất trẻ vẫn tình nguyện vượt rừng, vượt suối đến đây để gieo chữ trên các bản làng.
Hành trình gieo chữ trên non cao
Di chuyển từ Huyện Yên Minh, Hà Giang đến xã Ngọc Long mất 40km, nhưng để đến được điểm trường Bản Dày phải đi đường đất thêm 15km nữa. Mất hơn 2 tiếng đồng hồ theo chân các giáo viên cắm bản chúng tôi mới đặt chân tới điểm lẻ của trường Tiểu học Ngọc Long – điểm trường Bản Dày. Đây là một trong những điểm trường khó khăn nhất của Huyện Yên Minh với 4 thầy giáo cắm bản.
Điểm trường của gần 100 em học sinh tại Bản Dày chỉ là một dãy lớp học lắp ghép nhỏ đã xuống cấp. Không có điện để thắp sáng, mỗi lần cần đọc sách, các thầy lại phải chạy ra cửa lớp để lấy ánh sáng mặt trời. Thiếu thốn là vậy, nhưng nếu so với phòng lưu trú của các thầy giáo nơi đây thì lớp học này vẫn là “thiên đường”.
Vì điều kiện đi lại khó khăn, 4 thầy giáo “cắm bản” sẽ phải ở lại điểm trường từ thứ 2 đến thứ 6 trong một căn nhà tồi tàn tưởng như sắp sập. Tường nhà làm bằng đất đã mủn ra từng mảng với những vết nứt toang toác, nên các thầy phải mang báo, xin bạt từ dưới xuôi đóng tạm lên để hút ẩm và tránh bụi. Ngôi nhà thấp lụp xụp lợp bằng mái xi măng nên mùa nóng thì như thiêu như đốt, mùa lạnh thì rét đến run người.
Còn mùa mưa, các thầy chỉ còn nước dẹp hết đồ đạc chăn chiếu rồi nép vào cửa, phần vì nước chảy tong tỏng vào nhà từ mọi góc, phần vì lo nhà sập chạy không kịp. Đó cũng là những đêm không thể ngủ của 4 người thầy.
Chỗ ở của các thầy giáo tại điểm trường Bản Dày.
Tường nhà làm bằng đất đã mủn ra từng mảng với những vết nứt toang toác, nên các thầy phải mang báo, xin bạt từ dưới xuôi đóng tạm lên để hút ẩm và tránh bụi.
Soạn giáo án trong ánh đèn pin chập chờn, thầy Nguyễn Thế Kỳ chia sẻ: ” Hàng ngày “cắm bản” vất vả thế này chúng tôi không thể tránh khỏi những giây phút yếu lòng nhưng vẫn phải kìm lòng mình và tự nói với bản thân phải cố gắng. Có một đêm mưa, gió thổi tung mái nhà, các anh em chỉ biết động viên nhau “sau cơn mưa, trời lại sáng‘”.
Thầy Nguyễn Thế Kỳ soạn giáo án bên ánh đèn pin.
Video đang HOT
Cũng tại Hà Giang, nhưng ở điểm trường Thín Ngài (thuộc trường mầm non xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang), cô giáo Hoàng Thị Giang lại hàng ngày phải cuốc bộ hàng chục cây số, băng rừng, lội suối để lên điểm trường chính lấy thực phẩm về nấu ăn cho các em học sinh.
Vào những ngày mưa to, đường đất sình lầy, sông suối nước lũ chảy xiết lại thêm nguy cơ đá lở nguy hiểm nhưng cô giáo với gùi thức ăn hàng chục cân trên vai vẫn đi bộ suốt 5 giờ đồng hồ để các con có được bữa ăn đủ chất.
Nhưng dù đi đường vất vả thế, những món thực phẩm tươi như thịt cũng chỉ bảo quản được tối đa 2 đến 3 ngày, cô Giang phải rất cố gắng mới có thể xoay xở, cân đối dinh dưỡng cho bữa ăn của các con.
Cô Hoàng Thị Giang phải băng rừng vượt suối hàng chục km để đi lấy thức ăn cho học sinh
Không khá hơn là bao, các thầy giáo ở điểm trường Tri Lễ 4, huyện Kỳ Phong tỉnh Nghệ An cũng đang phải gồng gánh với những khó khăn, áp lực để hết mình với việc “gieo chữ” nơi rẻo cao.
Điểm trường “2 không” Tri Lễ 4: Không điện, không nước sạch…
Các thầy giáo phải sử dụng đèn pin soạn giáo án.
Điểm trường không có nước sạch nên các thầy phải bắt ống dẫn nước từ núi về để làm nước sinh hoạt. Mùa lạnh thì còn đỡ, nhưng đến mùa hè nước lúc nào cũng đục ngầu vì lẫn cả bùn đất, phân trâu, phân bò trên thượng nguồn chảy xuống. Các thầy phải để thật lắng mới dám dùng nhưng cũng không thể đảm bảo vệ sinh. Điện cũng không có nên ánh sáng le lói của chiếc đèn pin bên những trang giáo án của các thầy đã trở thành biểu tượng của khát vọng thắp sáng con chữ nơi rẻo cao thiếu thốn đủ điều, là tinh thần vượt nghịch cảnh bám trường, bám lớp của thầy trò nơi đây.
Cùng các thầy cô thắp sáng ước mơ của học trò vùng cao
Khi học sinh cả nước đang hướng đến ngày tri ân thầy cô 20/11 với tưng bừng cờ hoa, thì trên non cao, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank cùng chương trình “Cặp lá yêu thương” của Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã nhanh chóng đồng hành với các thầy cô thắp sáng ước mơ cho học trò vùng cao bằng những hành động thiết thực.
Đại diện VPBank tại điểm trường Bản Dày.
Với 700 triệu đồng tặng 3 điểm trường, VPBank đã hỗ trợ 15 chiếc tủ lạnh và dụng cụ bếp cho các điểm trường của mầm non Thượng Phùng; 200 triệu đồng lắp đặt điện năng lượng mặt trời, hệ thống dẫn, chứa nước… tại điểm trường Tri Lễ 4 và 300 triệu đồng để xây dựng lại nhà lưu trú trình tường cho các giáo viên tại điểm trường Bản Dày.
Thầy Hà Văn Bốn điểm trường Tri Lễ 4 đã không giấu được sự vui mừng: ” Như vậy là từ giờ đã có thể yên tâm về nguồn nước để cho các em học sinh sử dụng“.
Còn cô Phan Thị Lệ Quyên, hiệu trưởng trường mầm non Thượng Phùng cho biết: “Những chiếc tủ lạnh tưởng như chỉ có trong bài giảng của các cô giờ đây đã trở thành hiện thực đến với các em học sinh. Như vậy những bữa ăn tới của các con sẽ được đảm bảo hơn, các cô giáo không cần đi lại nhiều để lấy thực phẩm, dành thời gian để công tác giảng dạy được hiệu quả hơn”.
” Không nói quá khi gọi họ là những “chiến sĩ cầm bút, cầm phấn”, bởi nếu không yêu nghề, yêu trò thì khó trụ vững nơi khó khăn đã khiến bao người phải sờn lòng…” đại diện VPBank chia sẻ. ” Mong rằng sự hỗ trợ của VPBank sẽ phần nào giảm bớt những khó khăn, mang lại thêm niềm vui và cảm hứng để các con tiếp tục bám trường, bám lớp, cùng thắp sáng ước mơ của các học trò vùng cao“.
Đại diện VPBank đi khảo sát cùng các thầy tại điểm trường Tri Lễ 4 về hệ thống dẫn nước trước khi lắp đặt
Với tổng ngân sách lên tới 6 tỷ đồng, chuỗi thiện nguyện “Cặp lá yêu thương, em vui đến trường” của ngân hàng VPBank phối hợp cùng VTV sẽ tiếp tục hỗ trợ các điểm trường vùng cao khó khăn trên cả nước, tập trung vào việc cải tạo, sửa sang, xây mới cơ sở vật chất, xây dựng Bếp ấm tuổi thơ và cải thiện bữa ăn cho các em học sinh. Những món quà này chính là lời tri ân sâu sắc và ý nghĩa gửi đến các thầy cô giáo vùng cao đang ngày đêm cống hiến cho hành trình “cõng chữ lên non”.
THCS Ngô Quyền: Hành trình 60 năm phát triển, trở thành điểm sáng giáo dục
Trải quả 60 năm xây dựng và sự trưởng thành, đến nay, THCS Ngô Quyền đã được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, đào tạo.
Sáng 18/11, thầy và trò trường THCS Ngô Quyền (Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã có buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường và 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong ngày vui này, nhiều thế hệ học sinh đã tề tựu đông đủ, cùng nhau ôn lại những câu chuyện về một thời ríu rít cắp sách đến trường.
Các thế hệ giáo viên, học sinh tề tựu đông đủ trong buổi lễ kỷ niệm 60 thành lập nhà trường và 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Từ ngôi trường xây trên đất ruộng đến cơ sở vật chất khang trang, hiện đại
Năm 1960 trường THCS Ngô Quyền được xây trên đất ruộng của làng Quỳnh Lôi. Trường mới xây dựng có tên là Trường cấp I-II Ngô Quyền với diện tích 8.500m2 với 2 dãy nhà quay mặt vào nhau, một dãy nhà lợp gianh có vách phên bằng nứa và một nhà cấp bốn lợp ngói. Dẫn đến trường là con đường gạch nhỏ, hai bên đường lúc bấy giờ có nhiều ao bèo và ruộng rau, nhà dân còn thưa thớt...
Năm học đầu tiên (1962-1963) khối cấp II có 3 lớp 5 và 2 lớp 6, các năm học sau mỗi năm thêm 3 lớp 5, sau này số lớp tăng dần theo năm học.
Bàn ghế trong lớp học đơn sơ bằng gỗ mộc ngồi 5, 6 học sinh một bàn; bảng đen ghép từ các tấm gỗ rời rồi sơn đen, sân đất, cỏ dại mọc lan ngổn ngang, bừa bộn. Các lớp học đều dựng tạm bằng tre, nứa lá. Giữa các lớp được ngăn bằng tấm phên nứa mỏng manh. Thầy giáo giảng bài ở lớp này, học sinh ở 2 lớp bên cạnh nghe rõ từng lời.
Sát trường, một cái bốt điện (máy nổ) liên tục hoạt động. Thầy cô giáo phải... gân cổ nói thi với máy. Sân trường thì nắng bụi, mưa thì lầy lội không khác ruộng rau, cái ao. Những hôm mưa phùn gió bấc cả thầy lẫn trò mặt mày tím tái, tay xách dép vào lớp. Rồi lại chiến tranh phá hoại, lại sơ tán, đến khi êm tiếng bom đạn lại quay về với mái trường đơn sơ.
Trường THCS Ngô Quyền ngày xưa ấy. (Ảnh minh họa)
Thấm thoắt đã 60 năm trôi qua. Trường cấp I-II Ngô Quyền từng có nhiều sự thay đổi về mặt hành chính, từng tách thành hai trường Cấp I-II Ngô Quyền A và trường cấp I-II Ngô Quyền B vào năm 1975. Đến năm 1993, theo Quyết định của UBND quận Hai Bà Trưng, hai trường nhập lại và đổi tên thành trường PTCS cấp II Ngô Quyền, nhận học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Năm 1995, trường chính thức đổi thành cái tên như hiện tại - THCS Ngô Quyền.
Nhiều năm qua đi, không còn cảnh nhà tranh, vách lá, trường hiện tại có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhu cầu học tập. Năm 2020, trường được UBND quận Hai Bà Trưng đầu tư nâng cấp hai dãy nhà 5 tầng, 100% các phòng học, làm việc, phòng chức năng được trang bị điều hòa, bể bơi 4 mùa, nhà thể chất, hệ thống cây xanh thoáng mát.
Nam ca sĩ Cao Thái Sơn - cựu học sinh THCS Ngô Quyền khóa 1991 - 1999, xúc động về thăm trường.
Trở thành cái nôi đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh ưu tú, xuất sắc
Trải quả 60 năm xây dựng và sự trưởng thành, đến nay, THCS Ngô Quyền đã được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, đào tạo. Có thể thấy rõ qua việc trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến, Tập thể Lao động Xuất sắc. Năm học 2003-2004, 2012-2013, nhà trường được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen, năm học 2005-2006 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua Xuất sắc, năm học 2021-2022 được nhận danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc.
Nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia lần thứ nhất (2013) và được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia lần thứ hai (2018).
Cô Nguyễn Thị Tuyết Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền.
Trong buổi lễ kỷ niệm ngày hôm nay, nhìn lại chặng đường dài đã đi qua, cô Nguyễn Thị Tuyết Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền xúc động chia sẻ: "60 năm, một hành trình thắp lửa, vượt bao khó khăn và bom đạn của chiến tranh, nỗ lực phấn đấu cùng sự nghiệp phát triển của quê hương đất nước, Trường THCS Ngô Quyền đã trưởng thành trên mọi phương diện và đào tạo lớp lớp thế hệ học sinh.
Người thầy 'thầm lặng' trên hành trình 'gieo chữ' ở vùng sâu Tây Nguyên Với khát khao 'gieo chữ' cho học sinh miền quê nghèo, nhiều năm nay, thầy giáo Y Thắng Rơ Yam (trú tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) luôn thầm lặng băng rừng, vượt suối để mỗi học sinh ở xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn bên dòng sông Krông Nô đều được đến trường. Người thầy đáng kính Sinh ra trong một...