Gian nan gieo chữ nơi đầu nguồn sông Bến Hải
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô là một trường chuyên biệt thuộc vùng khó khăn nhất của huyện Vĩnh Linh.
Năm học mới đã bắt đầu, các thầy cô giáo tại trường Phổ thông dân tộc Bán trú Vĩnh Ô (Vĩnh Linh, Quảng Trị) lại khoác ba lô ngược dòng Bến Hải, đi về phía đầu nguồn, nơi học sinh ở các bản sâu trong dãy Trường Sơn đang đợi.
Thăm thẳm con đường vào đến những điểm trường của Vĩnh Ô đều nằm trong vực biệt lập, những cung đường thăm thẳm, những thác, ghềnh nước chảy cuồn cuộn….qua những dãy rừng già của Trường Sơn.
Tuy vậy, với quyết tâm bám bản, giữ học sinh trên lớp, duy trì sĩ số, duy trì chất lượng giáo dục, thầy và trò trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô đã và đang giúp miền đất gian khó này có những đổi thay tích cực.
Ngày khai giảng đón chào các em học sinh năm học mới ở điểm trường chính trường Phổ thông dân tộc bán trú Vĩnh Ô. Ảnh tư liệu nhà trường.
Nói về khó khăn của trường, thầy giáo Nguyễn Văn Thông – Hiệu trưởng trường Vĩnh Ô cho biết: “Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng từ những năm 1985 – 1987 nên đã xuống cấp và còn rất thiếu thốn, học sinh 99% là người dân tộc thiểu số.
Trường có 3 điểm trường cách nhau 12km với nhiều khúc sông, con suối.
Hiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn rất nhiều, tại điểm trường trung tâm cũng chỉ có 6 phòng học, nhưng đã bị xuống cấp nặng. Về mùa mưa, mái của các phòng bị dột nát, ẩm ướt nên phải bố trí cho các em học dạt sang hai bên. Nhiều phòng học chưa đủ trang thiết bị để phục vụ dạy học.
Ngay như sách giáo khoa và các dụng cụ học tập cho các em cũng chưa đáp ứng đủ, hàng năm trường phải vận động từ các nhà tài trợ để xin thêm sách giáo khoa cũ cho các em học sinh. Nhiều bàn ghế đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều nhưng chưa được trang bị lại.
Tại các điểm trường lẻ cũng không có phòng học và phải mượn tạm nhà sinh hoạt cộng đồng, hoặc nhà nội trú của giáo viên để làm nơi giảng dạy cho các em. Các trang thiết bị bên trong như bảng viết, bàn ghế và nhiều dụng cụ thiết yếu vẫn chưa có…
Hàng năm vào mùa khô các thầy cô đỡ vất vả nhưng vào mùa mưa thì việc đến trường là cả một hành trình đầy gian nan của các thầy cô”.
Các thầy cô giáo “khởi động” năm học mới bằng những chuyến đi rừng tìm học sinh. Ảnh: Vĩnh Nguyễn.
Nói về học sinh của mình, thầy Thông cho biết: “Trong khi các em học sinh miền xuôi hàng ngày được ba, mẹ đưa đón thì những học sinh Vân Kiều ở vùng núi phía Tây Quảng Trị, người “nhỏ thó như chú mèo con” phải tự mình lội qua hàng chục con suối, nhiều đèo cao mới đến được trường, lớp. Địa hình cách trở, nhiều sông suối cũng là một nguyên nhân khiến cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng người dân Vân Kiều vùng phía Tây Quảng Trị”.
Video đang HOT
Thế nhưng, dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng thầy và trò trường Phổ thông bán trú Tiểu học Vĩnh Ô vẫn vượt qua những khó khăn, tổ chức tốt công tác bán trú tại cả 3 điểm trường để học sinh được học tập tại trường và duy trì sĩ số với tỉ lệ chuyên cần 100%, từ đó đã nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
Theo thông tin từ phía nhà Trường, trong 3 năm qua nhà trường đều có học sinh đạt giải ở các sân chơi và Hội thi.
Dù là trường vùng khó nhưng, Vĩnh Ô cũng có học sinh tham gia đội tuyển U11 bóng đá mini huyện Vĩnh Linh đạt huy chương vàng toàn tỉnh Quảng Trị, phong trào thể dục thể thao các em học sinh tham gia đều đạt giải.
Các giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam đạt giải Nhì, ba, khuyến khích, hội thi viết chữ đẹp đạt giải khuyến khích.
Đặc biệt trong 3 năm gần đây, các em học sinh là người dân tộc thiểu số Pa kô – Vân Kiều đều đạt giải với tất cả các hội thi và sân chơi dành cho học sinh Tiểu học của huyện, tỉnh.
Món quà đầu năm học mới ở điểm thôn 8 Vĩnh Ô. Ảnh: Vĩnh Nguyễn
Nhờ những cố gắng ấy mà nhà trường trong 3 năm qua đều đạt Tập thể lao động tiên tiến.
Trường Vĩnh Ô hiện nay có 6 giáo viên đạt được thành tích cao như giáo viên giỏi cấp huyện, giáo viên chủ nhiệm giỏi, Đội giỏi….
Song song với công tác nâng cao chất lượng dạy học thì nhà trường rất chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức và rèn Kỹ năng sống cho học sinh như tổ chức các Hội thi Em yêu Tiếng Việt, Ngày Hội đọc sách….phối hợp với cá tổ chức tổ chức các hoạt động như Xuân yêu thương, Nâng bước em đến trường, Thắp sáng ước mơ….
Công tác trong vùng xa, vùng khó, các thầy cô giáo ở trường Vĩnh Ô xem trường là nhà, học sinh là các con nên cùng nhau phấn đấu, trao dồi chuyên môn cùng nhau góp sức nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó.
Nói về nơi mình công tác, thầy giáo Hồ Văn Ninh tâm sự: “Vì thương học trò ở các bản xa đi học trong điều kiện cách trở, rồi đâm ra chán nản, bỏ học, mình phải vào tận bản để dạy chữ cho các em.
Học sinh miền núi bị thiệt thòi so với miền xuôi nhiều lắm.
Ngoài việc phải băng rừng, lội suối đến trường thì các điều kiện thiết yếu phục vụ cho việc học tập như sách vở, bút mực… cũng thiếu thốn rất nhiều.
Đến được trường thì quần áo, sách vở các em ướt sũng hết cả, ngồi co lại với nhau, thấy tội nghiệp lắm.
Ngay cả trường học cũng hết sức chật chội, bị xuống cấp, có nơi phải mượn tạm nhà công vụ của giáo viên, nhà sinh hoạt cộng đồng để dạy học.
Mình là giáo viên, bổn phận của mình là dạy học, cũng mong muốn không để các em phải thất học nên chịu khó một chút thôi chứ biết sao giờ”.
Cô trò ở Vĩnh Ô trong một buổi học ngoài trời. Ảnh: tư liệu nhà trường
Còn cô giáo Hồ Thị Liên nói về hành trình đến với bục giảng ở Vĩnh Ô: “Về mùa hè, nước suối cạn còn đỡ chứ về mùa mưa, nước chảy xiết nhưng cũng cố mà lội qua.
Đến nơi thì người lạnh tím, vội vàng thay quần áo để kịp lên lớp giảng bài.
Mình có sức khỏe mà cũng như thế thì huống chi các em học sinh người nhỏ thó mà phải hàng ngày lội suối đến trường.
Có lúc cả người lẫn cặp sách bị trôi tuột cũng phải cố vùng vẫy mà bơi qua”.
Thế nhưng, gác lại những khó khăn đó, thầy cô giáo vùng cao Vĩnh Ô, nơi đầu nguồn sông Bến Hải vẫn ngày ngày gieo chữ cho vùng gian khó, góp phần đổi thay cho quê hương Anh hùng.
Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 1.082 điểm trường lẻ, nằm rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các điểm trường chủ yếu được xây dựng bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như gỗ, tre, nứa..., theo thời gian đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Những ngày cuối tháng 8, các giáo viên Trường Mầm non Nậm Cắn phụ trách điểm trường lẻ Huồi Pốc xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) đã phải tất bật vượt núi vào bản chuẩn bị năm học mới. Ảnh: Thành Cường
Các giáo viên cắm bản hì hục vận chuyển đồ dùng và dụng cụ dạy học từ nhà văn hóa cộng đồng để lên trường sắp xếp lại. Do phòng học bị xuống cấp nên trước thời gian nghỉ hè, các giáo viên đã mang toàn bộ đồ dùng xuống đây gửi. Ảnh: Thành Cường
Bước vào năm học mới trong ngôi trường hơn 15 năm tuổi, các giáo viên điểm trường Huồi Pốc không giấu nổi lo âu. Trường được xây dựng bằng gỗ, mái lợp tôn từ năm 2004. Sau hơn 15 năm sử dụng, ngôi trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Thành Cường
Các chân cột bị mối đục rỗng. Có chân cột bị mối ăn gần đứt, chỉ còn một ít gỗ mỏng manh liên kết với nhau. Vách tường thưng bằng gỗ cũng bị mục nát. Các vách ngăn chia lớp học bị bong tróc và mối mọt "hỏi thăm"... Ảnh: Thành Cường
Trần nhà cũng bị thủng lỗ chỗ. Để chắn gió, ngăn bùn đất tràn vào phòng học, nhà trường đã gia cố và thưng bạt lại, nhưng với tình trạng xuống cấp như hiện nay thì đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Ảnh: Thành Cường
"Năm học mới bắt đầu nhưng lớp học bị mối mọt ăn gần hết, không còn an toàn cho việc dạy và học của học sinh và giáo viên. Chỉ cần một trận mưa giông hay một cơn gió to là giáo viên phải cho học sinh nghỉ. Giáo viên lo ngay ngáy, không biết trường sẽ sụp đổ lúc nào", cô Phạm Thị Thanh Trâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Cắn cho biết. Ảnh: Thành Cường
Ngoài dãy nhà 3 lớp học, điểm trường mầm non Huồi Pốc còn một ngôi nhà bằng gỗ, thưng ván cho học sinh ăn bán trú. Nhưng hiện nay, ngôi nhà này đang được sử dụng vừa là phòng nghỉ cho giáo viên, vừa là nhà bếp, vừa làm phòng ăn bán trú... Cùng với dãy phòng học, ngôi nhà "nhiều trong một" này cũng đang xuống cấp. Ảnh: Thành Cường
Không riêng hai ngôi nhà chức năng, điểm trường Huồi Pốc nằm trên một con dốc đứng, tách biệt hoàn toàn với dân bản, nguồn nước sinh hoạt phải kéo ở nơi xa về. "Ngày mưa thường mất nước do sạt lở, hoặc nếu có thì nước cũng đục ngầu; ngày nắng thì nước lúc có lúc không. Mỗi lần giáo viên có việc xuống bản đều mang kèm theo can nhựa để xin nước về sử dụng", cô Lô Thị Thanh Hiền, Trưởng điểm lẻ Huồi Pốc cho biết. Ảnh: Thành Cường
"Hồi đầu năm 2020, một tổ chức thiện nguyện có tới khảo sát và đề nghị tài trợ 3 phòng học lắp ghép, tuy nhiên do dịch Covid-19 và một số vấn đề khác nên đang bị hoãn lại", Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Cắn nói. Ảnh: Thành Cường
Không riêng Điểm trường Huồi Pốc - Trường Mầm non Nậm Cắn, toàn huyện Kỳ Sơn có 160 điểm trường lẻ, hầu hết đã xuống cấp, trong đó có ít nhất 60 điểm trường cần được sửa chữa ngay", ông Phan Văn Thiết - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết. Ảnh: Thanh Cường
Trao đổi với GS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, được biết: "Hiện nay, ngành đang huy động mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa, đồng bộ, từng bước hiện đại. Sở GD&ĐT Nghệ An ký kết hợp tác với Đài VOH TP Hồ Chí Minh thực hiện Kế hoạch xóa hết nhà học tạm tại các điểm trường lẻ của huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2019-2025. Đến nay đã triển khai và hoàn thành các điểm trường mầm non Nậm Càn, Tiểu học Na Ngoi 1, Tiểu học Na Ngoi 2 với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng, các điểm trường khác đang tiếp tục được triển khai".
Thầy giáo gần 20 năm gắn bó với học sinh vùng cao Gặp thầy Hứa Văn Ban tại trường khi thầy vừa hết giờ lên lớp. Qua những ký ức và tâm sự của thầy, chúng tôi như được sống lại thời kỳ đầy gian khó của ngành giáo dục huyện Quan Hóa gần 20 năm trước. Thầy giáo Hứa Văn Ban hướng dẫn học sinh làm bài tập. Ảnh: Khắc Công Năm 2000 sau...