Gian nan “cõng chữ lên non”
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An) không có nữ giáo viên, không đường giao thông, không điện… Toàn bộ 46 giáo viên của trường đều là nam, các thầy vượt qua đỉnh núi để nâng bước học sinh đến với những con chữ.
Nằm giữa bản làng người Mông, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 vốn được xem là một trong những điểm khó khăn nhất của huyện Quế Phong vì đường sá đi lại và các điều kiện sinh hoạt vô cùng khó khăn.
Cách trung tâm thị trấn hơn 30 km, nhưng để vào được trường phải đi mất cả ngày. Bởi để đến được điểm trường của mình, các giáo viên nơi đây hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở bám theo sườn núi. Con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội.
“Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có 1 điểm chính và 5 điểm lẻ, nằm thành vòng cánh cung trên tuyến biên giới Việt – Lào. Không có con đường nào có thể đi đến cả 6 điểm trường này được, trong đó điểm trường chính và điểm trường Huồi Mới 1, Huồi Mới 2 phải di chuyển trên 2 cung đường ngược nhau.
Trường có 46 giáo viên, tất cả đều là nam. Với cung đường đến trường như vậy, có lẽ tổ chức cũng không nỡ phân công giáo viên nữ vào đây công tác”, thầy Lang Văn Nhàn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4 nói.
Con đường đến trường của các thầy trường Tri Lễ 4
Video đang HOT
Đây còn là ngôi trường biết đến với nhiều “không”: không đường ôtô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet…
Gian nan “ cõng chữ lên non”
Con đường gieo chữ gian nan bao nhiêu thì những khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học tại Trường tiểu học Tri Lễ 4 cũng khó chẳng kém. Tri Lễ là xã vùng sâu vùng xa và khó khăn nhất của huyện Quế Phong, Nghệ An.
Thê nên công tác giảng dạy, thiếu điện lưới còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các thầy nơi đây. Hàng ngày thức ăn chủ yếu của các thầy là cá khô, lạc, vừng… Để có thể cải thiện bữa ăn, các thầy phải tranh thủ vào rừng hái măng hay xúc cá dưới khe suối.
Ăn ở khó khăn là thế nhưng gian nan hơn hết thảy là việc… giữ được học trò. Nơi đây 100% là người dân đồng bào dân tộc Mông. Cuộc sống đói nghèo khiến các gia đình không quá quan tâm đến việc học của con cái. Phụ huynh thường xuyên đi nương rẫy 2 – 3 tháng mới về việc nên giữ được các em ngồi trên ghế nhà trường cũng là một thử thách lớn.
Với những người bỏ đồng bằng lên miền núi dạy học, thiếu thốn vật chất hay đường rừng hiểm nguy chỉ là chuyện nhỏ. Cảnh bố mẹ già, con thơ dại ở xuôi cùng lòng áy náy khi quăng hết gánh nặng gia đình cho vợ cáng đáng mới là nỗi băn khoăn lớn nhất.
Cuộc sống tách biệt, không sóng điện thoại, không Internet cũng là thử thách lớn với các thầy giáo trẻ. Thế nhưng, vất vả, hiểm nguy rồi cũng lùi lại phía sau khi phía trước là các em học sinh đồng bào Mông đang chờ…
Theo infonet
Chuyện nghề của những giáo viên gieo yêu thương nơi đất khó
Xa con, cô Minh coi học sinh dân tộc như con của mình. Cô dồn hết tình yêu vào các em và thấy mình may mắn khi được ôm "một đàn con" líu lo mỗi ngày.
Vì tình yêu nghề, vì sự nghiệp "trồng người", những thầy giáo, cô giáo nơi vùng sâu, vùng xa vẫn cần mẫn, tận tụy ươm mầm cho ước mơ của học trò được bay cao, bay xa đến với chân trời tri thức.
Với tình yêu ấy, cô Kim Thị Minh đã đến với học sinh dân tộc Mông, Khơ Mú ở bản Thăm Thẳm, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương - một huyện giáp biên đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An là một trong những giáo viên hết lòng gieo yêu thương nơi đất khó.
Cô giáo Kim Thị Minh đã có 12 năm gắn bó với học sinh dân tộc Mông ở Nghệ An.
Ở bản Thăm Thẳm xã Nhôn Mai chỉ có vài chục hộ dân với hơn chục học sinh. Cuộc sống của những người Khơ Mú ở đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên các cô giáo cũng chịu chung nỗi vất vả: Không điện lưới, không nước sạch, không trạm y tế và chẳng có chợ để mua sắm thức ăn.
"Tôi nhớ con, thương con và không ít lần muốn chạy về ôm con một cái rồi đi. Tôi thương cả những giấc mơ con cất tiếng gọi mẹ... nên mỗi lần nhắc đến con là không cầm được nước mắt", cô Minh khóc khi nghĩ đến những ngày xa đứa con dại để vào bản dạy chữ.
Xa con, cô Minh coi học sinh dân tộc như con của mình. Cô dồn hết tình yêu vào các em và thấy mình may mắn khi được ôm "một đàn con" líu lo mỗi ngày. Cứ thế, ngày tháng trôi qua, nhiều thế hệ học sinh ra trường và trưởng thành, còn cô vẫn miệt mài gieo yêu thương nơi đất khó.
Vượt bao khó khăn, các cô giáo trẻ vẫn miệt mài gieo con chữ, gieo yêu thương nơi đất khó vùng biên giới. (Ảnh minh họa)
Hầu hết học sinh dân tộc đều nhút nhát nên các em gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Khi đến với lớp, hình ảnh cơ sở vật chất thiếu thốn khiến cô chạnh lòng. Học sinh nơi đây chịu nhiều thiệt thòi do gia đình khó khăn, không được quan tâm chuyện học hành. Chính vì vậy, cô lại thương các em hơn và luôn nỗ lực tìm ra phương pháp dạy học, chăm sóc phù hợp nhất.
Việc đầu tiên cô Minh dạy các con không phải là bài học vỡ lòng hay phép cộng trừ nhân chia. Cô dùng tình yêu thương để các con thấy được sự thân thiện, gần gũi, chỉ khi đó, việc học mới trở lên dễ dàng và khiến các em chăm chỉ đến trường.
Đến nay, cô Minh đã có 12 năm gắn bó với học sinh dân tộc Mông. "Tôi sẽ nhớ mãi những hình ảnh mà tôi vẫn gắn bó thường ngày, nhưng nhớ lại những chặng đường mà mình trải qua, tất cả như ký ức về các con ở xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương này, tôi sẽ phải phấn đầu nhiều hơn nữa để xứng đáng với nghề, với trách nhiệm của một giáo viên".
Vượt lên bao vất vả, lo toan của cuộc sống thường nhật, hình ảnh người thầy ngày đêm kiên trì thắp lửa, truyền đạt tri thức cho thế hệ tương lai với nghĩa cử cao đẹp "tất cả vì học sinh thân yêu" vẫn hiện lên sáng ngời trong tâm trí mỗi người với lòng biết ơn, tôn kính.
Nhiều thầy, với lương tâm, trách nhiệm với nghề mình đã chọn, cô giáo không quản ngại nắng mưa, tình nguyện "cõng chữ lên non", mang ánh sáng của con chữ đến với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Không ít các thế hệ giáo viên đã cống hiến và gắn bó cả quãng đời thanh xuân của mình ở vùng biên giới, hải đảo xa xôi và đã trở thành những "bông hoa đẹp của núi rừng". Sự hy sinh thầm lặng của người thầy thật cao cả và đáng trân trọng biết bao!
Theo infonet
Lo Tết cho trò: "Giữ lửa" trường lớp trước và sau Tết Duy trì sĩ số, ổn định dạy học dịp trước và sau Tết Nguyên đán là việc không dễ dàng đối với giáo viên. Nhiệm vụ này càng thêm vất vả với thầy cô công tác ở vùng cao - nơi có nhiều lễ hội, phong tục tập quán. Công tác này vì thế trở thành nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự...