Gian lận thi cử và ảo vọng ‘con vua thì lại làm vua’
Người lớn có trách nhiệm gì và cần phải làm gì tiếp theo thì đã rõ ràng. Câu hỏi phức tạp hơn xoay quanh trách nhiệm của người trẻ trong bê bối điểm thi. Nếu nhân đạo với những học sinh “mua điểm”, thì ai sẽ nhân đạo với những thí sinh bị mất đi cơ hội mà đáng lẽ được hưởng?
Phạm Thị Minh Hiền – Đại biểu Quốc hội
Bà Phạm Thị Minh Hiền là đại biểu Quốc hội khóa XIV, hiện là Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Phú Yên. Liên tiếp trong những kỳ họp Quốc hội vừa qua, bà đã có những phát biểu, tranh luận thẳng thắn, trực diện trên nghị trường về 2 vấn đề liên quan đến giáo dục và trẻ em.
Niềm tin vào giáo dục của người dân đang bị bào mòn sau những vụ việc tiêu cực của ngành này liên tiếp xảy trong một thời gian ngắn.
Tháng 7/2018, sau kỳ thi THPT Quốc gia gần một tháng và chỉ 1-2 ngày sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi, việc gian lận, nâng điểm trong kỳ thi đã nhanh chóng được phát hiện.
Gần một năm sau khi khởi tố vụ án và bắt tạm giam những người có liên quan, thời điểm mà kỳ thi THPT cấp Quốc gia năm 2019 cũng sắp đến cận kề, cơ quan chức năng mới bắt đầu hé mở những thông tin về kết quả điều tra. Những kết quả điều tra ban đầu được thông tin trên báo chí với sự thận trọng, chừng mực và hết sức dè dặt liên quan đến đối tượng tham gia “mua điểm”.
Đây là thời điểm mà cả người lớn lẫn người trẻ đều cần dũng cảm soi rọi lại chính mình. Điều đó là vô cùng cần thiết giữa cơn khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện nay.
Khủng hoảng niềm tin về công tác giáo dục, về cơ quan công quyền, về đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức viên chức, những người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thực thi bảo vệ pháp luật và cải cách giáo dục. Và cả khủng hoảng niềm tin vào thế hệ trẻ, rường cột tương lai của nước nhà với trí tuệ, sức bật, giỏi giang, độc lập, không dựa dẫm, ỷ lại.
NGƯỜI LỚN CẦN SỬA SAI TRƯỚC KHI HÔ HÀO CẢI CÁCH
Người lớn có trách nhiệm gì và cần phải làm gì tiếp theo thì đã rõ ràng.
Kỳ họp 7 của Quốc hội sắp đến gần, kỳ thi THPT quốc gia cũng đã cận kề. Ngoài nội dung chương trình kỳ họp lần này, Quốc hội và các đại biểu cần dành nhiều thời gian để tham gia cho ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi; để nghiên cứu, lắng nghe các báo cáo của Bộ GD&ĐT, thảo luận, bàn sâu về thực trạng và giải pháp để tháo gỡ những hạn chế yếu kém mà ngành giáo dục đang phải đối mặt.
Video đang HOT
Muốn vậy, Bộ GD&ĐT cần phải có một báo cáo giải trình riêng về nội dung liên quan đến gian lận thi cử trước Quốc hội. Trong đó nêu rõ quan điểm, phản ánh đầy đủ, trung thực các vụ việc đã xảy ra. Đồng thời, nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương và của ngành trong các vụ bê bối đã xảy ra vừa qua.
Ngành giáo dục cần xem đó là sự dũng cảm soi rọi vào chính mình, nhìn thẳng sự thật, chấp nhận sự thật và giải quyết những yếu kém ấy trước khi bàn luận chuyên sâu về vấn đề cải cách.
Nếu nhân đạo với những học sinh “mua điểm”, thì ai sẽ nhân đạo với những thí sinh bị mất đi cơ hội mà đáng lẽ được hưởng?
Hãy nhìn phản ứng của dư luận xã hội và cảm xúc của người dân những ngày qua, làm sao có thể không công khai danh tính của các thí sinh vì lý do nhân văn? Nếu nhân đạo với những học sinh này, thì ai sẽ nhân đạo với những thí sinh bị mất đi cơ hội mà đáng lẽ được hưởng?
Việc công khai này không hề xóa đi cơ hội của các em, mà nó giúp các em trở lại là chính mình, học lại từ đầu bằng bài học về thái độ, cách ứng xử, tư duy độc lập trong cuộc sống, không phụ thuộc, ỷ lại, cậy nhờ.
Tháng 10/2018, Bộ GD&ĐT Hàn Quốc yêu cầu hủy thư mời nhập học và kết quả tốt nghiệp của hai sao Hàn vì gian lận điểm số. Đến tháng 1/2019, có thêm 7 sao K-Pop bị hủy bằng đại học.
Ở một đất nước mà kỳ thi đại học nghiêm túc và gắt gao nhất thế giới, sự việc này khó có thể chấp nhận. Không chỉ có các sinh viên – vốn là người nổi tiếng – phải chịu hậu quả, các giáo sư và giảng viên liên quan cũng phải nhận hình phạt.
Một số nghệ sĩ lên tiếng xin lỗi, nói rằng “không cố tình gian lận” hoặc “vô tình gian lận”. Còn cư dân mạng Hàn Quốc lên án kịch liệt và kêu gọi tẩy chay các nghệ sĩ này; một số cho rằng tước bằng đại học chưa đủ để trả giá cho sự lừa dối của các nghệ sĩ với bạn học và với người hâm mộ.
NGƯỜI TRẺ TRẢ LẠI NHỮNG ĐẶC QUYỀN KHÔNG THUỘC VỀ MÌNH
Câu hỏi phức tạp hơn xoay quanh trách nhiệm của người trẻ trong bê bối điểm thi.
Trong danh sách thí sinh được nâng điểm tại kỳ thi THPT năm 2018 ở 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, có không ít con cháu các vị lãnh đạo trong tỉnh, ở các sở, ngành hoặc là con cháu của những cán bộ trực tiếp thực hiện các khâu trọng yếu trong kỳ thi. Số còn lại là con của các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, giàu có ở địa phương.
Những thí sinh đứng đầu bảng mới ngày nào còn rạng rỡ trong lễ vinh danh khen thưởng các thí sinh đạt thủ khoa, á khoa đầu vào đại học, mới ngày nào còn tự hào chia sẻ bí quyết học tập với bạn bè, bỗng một ngày có tên trong danh sách minh chứng cho sức mạnh của tiền – quyền.
Những ai có tên trong danh sách sai phạm này, vô tình hay cố ý, cũng cần xác định mình phải chịu trách nhiệm
Có thể trong số ấy, một vài em sẽ ngơ ngác tự hỏi chuyện gì đang xảy ra, bởi thực tế có những thí sinh học lực khá tốt nhưng vì sĩ diện của cha mẹ mà một vài điểm đã được nâng cho các em như một món trang sức đánh bóng hão huyền.
Một vài em, có lẽ đã biết trước kết cục khi vụ án bị khởi tố nhưng không đủ can đảm đối diện ngay sự thật, chỉ đến khi cái tên cha mẹ đặt cho nổi sáng trên truyền thông và mạng xã hội, còn tương lai cha mẹ đặt cho đã tối đen sắp chìm thì mới nghĩ đến việc dừng lại. Những trường hợp này, dẫu muộn, vẫn có thể được cảm thông, chia sẻ.
Nhưng cũng trong số ấy, lại có những em biết rõ mình không đủ năng lực, biết rõ xuất phát điểm của mình là do gian dối mà vẫn nuôi ảo vọng “con vua thì lại làm vua”. Họ nhẫn tâm đặt niềm tin vào sự che chắn, bao trùm của cái bóng tiền – quyền đầy dối trá.
Một thí sinh được nâng hàng chục điểm trở thành thủ khoa của một trường sư phạm được vinh danh rạng rỡ, vẫn tự hào chia sẻ bí quyết học tài thi tốt, vẫn bày tỏ nỗi tâm tư trăn trở trước sự cố gian lận điểm thi ở địa phương như thể mình vô can, thì chỉ có khả năng che giấu đến thượng thừa mới làm được mà thôi.
Giáo dục mang tính nhân văn mà dùng quyền và tiền cướp đi cơ hội của bao người xứng đáng, lại tỏ vẻ vô can, thì chẳng còn gì để nói.
Dẫu biết trước khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, những thí sinh cũng chỉ là nạn nhân của căn bệnh thành tích và sính bằng cấp. Nhưng những ai có tên trong danh sách sai phạm này, vô tình hay cố ý, cũng cần xác định mình phải chịu trách nhiệm.
Thí sinh tham dự kỳ thi đều ở độ tuổi trưởng thành, có đủ năng lực, hành vi nhận biết nên các em hoàn toàn biết khả năng và kết quả bài mình làm đến đâu. Nhưng nếu vẫn tỏ ra tự hào với danh hiệu trong khi điểm thực của mình lại quá thấp, điều đó chỉ cho thấy chính các em cũng gian dối và là đồng phạm với những hành vi gian dối trong thi cử.
Có lẽ điều xã hội đang trông chờ lúc này là những thí sinh có tên trong danh sách sai phạm hãy dũng cảm từ chối những đặc quyền vốn chẳng thuộc về mình. Bằng tốt nghiệp của một trường đại học danh giá sẽ chẳng có giá trị gì nếu đó là sản phẩm từ sự lừa dối ngay từ xuất phát điểm, càng không thể sánh với quá trình tiếp thu, rèn luyện tri thức trong hành trình làm người.
Giáo dục mang tính nhân văn mà dùng quyền và tiền cướp đi cơ hội của bao người xứng đáng, lại tỏ vẻ vô can, thì chẳng còn gì để nói.
Phạm Thị Minh Hiền
Illustration: Phượng Nguyễn
Theo Zing
Thủ tướng: Xử lý nghiêm tiêu cực thi cử, không có vùng cấm
Đó là một trong những nhấn mạnh chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp Chính phủ, chiều 4/5. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 vừa diễn ra, nhắc lại những kết quả, những điểm tích cực, tiến bộ về tình hình kinh tế xã hội, Thủ tướng cũng yêu cầu, cần thấy rõ những tồn tại, khó khăn thách thức trên các lĩnh vực, cần hết sức lưu ý tới những tác động từ tình hình thế giới.
Các Bộ trưởng, trưởng ngành phải xem lại những bất cập trong phạm vi quản lý, nhất là với những vấn đề gây bức cho nhân dân, có ngay giải pháp để xử lý.
"Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, càng khó khăn càng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2019 của cả nước và từng bộ ngành, địa phương. Chỉ bàn tháo gỡ để tiến lên, không bàn lùi", Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo.
Đối với lĩnh vực giáo dục, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, sai phạm trong thi tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh đại học năm 2018 và những năm trước, đảm bảo không có vùng cấm, tiếp tục lấy lại sự công bằng trong thi cử; Rút kinh nghiệm, tiếp tục rà soát các tình huống, nguy cơ để không xảy ra tiêu cực, sai phạm nào trong năm 2019.
"Thái độ Chính phủ về vấn đề này rất cương quyết", Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu, triển khai hiệu quả Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa". Sớm trình ban hành Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế; Chỉ thị về phát huy Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ...
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo chuẩn bị tốt các đề án, báo cáo phục vụ Hội nghị Trung ương 10, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Các thành viên Chính phủ chuẩn bị sẵn sàng trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội. Các bộ ngành, địa phương liên quan khẩn trương, nghiêm túc thực hiện tổng kết, đánh giá, gửi các báo cáo, tài liệu, số liệu để làm việc với các đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế xã hội Đại hội XIII của Đảng.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Để các trường ĐH chấm thi THPT Quốc gia: Có hạn chế được tiêu cực? Việc giao các trường chấm thi kỳ thi THPT Quốc gia 2019 theo nhiều chuyên gia sẽ góp phần hạn chế tiêu cực. Nhưng vẫn còn đó nhiều băn khoăn lo ngại...cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sắp tới. Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn Mới đây, Bộ GD ĐT vừa giao nhiệm vụ chấm...








Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sơn Tùng bị fan boy lao vào 'siết chặt', cảnh tượng sau đó ở tay khiến CĐM sốc
Sao việt
07:25:47 14/04/2025
Nàng thơ "đẹp người xấu nết" bị cả showbiz ghét bỏ bất ngờ van xin khán giả giữa sân bay
Sao châu á
07:14:56 14/04/2025
Cô gái 30 tuổi độc thân, sống một mình với khu vườn có 40.000 bông hồng
Sáng tạo
07:13:49 14/04/2025
Tưởng khăn quàng bị rơi, người phụ nữ "hoảng hồn" khi biết sự thật phía sau
Lạ vui
07:12:38 14/04/2025
Bắt giữ đối tượng cướp giật tiệm vàng tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai
Pháp luật
07:04:18 14/04/2025
Hàng xóm kể phút gọi cửa bất thành trong vụ cháy nhà 2 người chết ở Hà Nội
Tin nổi bật
06:58:58 14/04/2025
Á khôi Ngoại thương tốt nghiệp ĐH sớm hot rần rần Threads, TikTok: Đã xinh còn siêu giỏi!
Netizen
06:36:46 14/04/2025
5 khoảnh khắc đưa Ánh Viên thành mỹ nhân có 2 cuộc đời
Sao thể thao
06:26:27 14/04/2025
Bí quyết làm món ốc móng tay xào cay thơm ngon khó cưỡng
Ẩm thực
05:53:57 14/04/2025
Chảy máu chất xám tại Mỹ: Nhân tài đổ xô rời đi dưới thời Tổng thống Trump
Thế giới
05:52:58 14/04/2025