Gian lận thi cử Sơn La: Chỉ 6 người khai nhận “nhờ nâng điểm” cho con cháu
Qua triệu tập, xác minh đối với 42 người là cha, mẹ, người thân của 44 thí sinh được nâng điểm, chỉ có 6 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin thí sinh để nhờ “nâng điểm thi”, 21 trường hợp nhận “ nhờ xem điểm thi”, 15 trường hợp còn lại không thừa nhận có liên quan…
Bị can Trần Xuân Yến (áo trắng) bị đưa về nhà riêng để thực hiện việc khám xét.
Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Sơn La, cơ quan công an đã làm việc với 18 đối tượng trung gian và làm việc với 42 trường hợp là người thân, cha mẹ của 44 thí sinh nằm trong danh sách được nâng điểm.
Sau khi cơ quan điều tra lấy lời khai các bên, xuất hiện mâu thuẫn giữa lời khai của các bị can với số người trung gian hay mâu thuẫn giữa người trung gian này với người trung gian khác, nhất là về nội dung có chuyển thông tin cá nhân hay không chuyển, nhờ nâng điểm hay chỉ nhờ xem điểm thi, có đưa tiền hay không đưa tiền.
Chỉ 6 trường hợp thừa nhận “nhờ nâng điểm”
Theo cơ quan điều tra, qua triệu tập, xác minh đối với 42 người là cha, mẹ, người thân của 44 thí sinh được nâng điểm, chỉ có 6 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin thí sinh để nhờ “nâng điểm thi”, 21 trường hợp thừa nhận có chuyển thông tin của thí sinh nhưng là để “nhờ xem điểm thi”, 15 trường hợp còn lại không thừa nhận có liên quan, khai không chuyển thông tin thí sinh và cũng không nhờ vả ai “nâng điểm” hay “xem điểm”.
Trong số những trường hợp thừa nhận có nhờ vả “nâng điểm thi” có bà Lù Thị K. (giáo viên Trường tiểu học Mường Bú, huyện Mường La). Trước khi chấm thi THPT quốc gia 2018, bà K. khai có đến nhà bà Phạm Thị Thu H. (giáo viên Trường THPT chuyên Sơn La) trao đổi, cung cấp thông tin nhờ giúp nâng điểm cho thí sinh Lò Công C. (số báo danh 14002571) ba môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh để đạt tổng 27 điểm, đủ điểm xét tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
Ngày 30/6/2018, Phạm Thị Thu H. đến phòng làm việc của ông Nguyễn Ngọc H. (Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT) để nhờ nâng điểm. Ông H. đồng ý và yêu cầu Phạm Thị Thu H. cung cấp thêm thông tin mã đề thi từng môn vào tờ danh sách thông tin cá nhân của thí sinh.
Bà Phạm Thị Thu H. khai gia đình thí sinh Lò Công C. có hứa hẹn sau khi em C. đỗ Học viện Cảnh sát sẽ cảm ơn (bằng tiền) sau, nhưng tới nay chưa nhận khoản tiền nào từ gia đình thí sinh; cũng chưa có khoản tiền nào được chuyển cho ông H.
Một trường hợp khác là bà Đào Thị N. (hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn huyện Phù Yên). Bà N. khai ngày 1/7/2018 có gọi điện cho ông Nguyễn Ngọc H. cung cấp thông tin, nhờ giúp nâng điểm cho con là thí sinh Phạm Xuân D. để đủ điểm xét tuyển đại học, tuy nhiên không thỏa thuận gì về tiền bạc.
Ngoài ra, bà Đinh Thị L. (ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn) có con là thí sinh Mai Việt T. dự thi THPT quốc gia năm 2018, đăng ký xét tuyển vào Trường Sĩ quan lục quân. Bà L. thông qua em gái là bà Đinh Thị T. nhờ Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, là chị chồng của bà T.) giúp nâng điểm cho thí sinh này.
Bị can Nguyễn Thị Hồng Nga – chuyên viên Phòng khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Sơn La, nghe đọc quyết định khởi tố bị can.
Bà Nguyễn Thị X. (giáo viên Trường THCS Mường Bằng 1, huyện Mai Sơn) khai có con trai là thí sinh Võ Hoàng L. dự thi THPT quốc gia, nên tìm gặp ông Đặng Hữu Thủy (phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu) để nhờ nâng điểm thi 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học để đủ điểm xét tuyển vào Trường đại học Y Hà Nội.
Video đang HOT
Bà Lò Thị T. (TP Sơn La) có con là thí sinh Lù Mạnh H. đăng ký dự tuyển vào Học viện An ninh nhân dân. Bà khai ngày 27/6/2018 có đến nhà riêng gặp ông Lò Văn Huynh (trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng) để nhờ nâng điểm cho con để đủ điểm xét tuyển vào Học viện An ninh nhân dân.
Theo cơ quan điều tra, về 6 trường hợp khai nhận có cung cấp thông tin cá nhân của thí sinh nhờ nâng điểm, lời khai cơ bản phù hợp với lời khai của 8 bị can trong vụ án, lời khai của các đối tượng trung gian và tài liệu chứng cứ thu thập được.
Mâu thuẫn lời khai giữa các bên
Lời khai của ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La và lời khai của bị can Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở này có mâu thuẫn về mục đích chuyển thông tin cá nhân 8 thí sinh. (Ông Đức khai “nhờ xem điểm”, bị can Yến khai “nhờ nâng điểm”).
Ông Hoàng Tiến Đức (bên phải ngoài cùng). Ảnh cắt từ clip do công an cung cấp.
Các ông Nguyễn Quang V., Bùi Minh H., Đỗ Kim Q., Dương Đức T. (phụ huynh các thí sinh) đều khai không chuyển thông tin cá nhân của các thí sinh để nhờ ông Đức xem điểm thi, trong khi trước đây ông Đức khai các trường hợp này có nhờ ông. Ngày 23/1/2019, ông Đức thay đổi lời khai tại cơ quan điều tra, phủ nhận toàn bộ lời khai trước đây là không nhận thông tin thí sinh, không chuyển thông tin thí sinh cho bị can Yến.
Ngoài ra, có mâu thuẫn trong lời khai của ông Nguyễn Ngọc H. (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT Sơn La) với các bị can Trần Xuân Yến, Lò Văn Huynh, Nguyễn Thị Hồng Nga và lời khai bà Phạm Thị Thu H. (trung gian) về việc nhờ “nâng điểm” hay “xem điểm” cho các thí sinh ( Bị can Yến , Nga, Huynh đều khai Nguyễn Ngọc H. nhờ chuyển thông tin thí sinh để “nâng điểm”; Phạm Thị Thu H. khai nhờ ông Nguyễn Ngọc H. “nâng điểm” cho thí sinh).
Mâu thuẫn trong lời khai của các bị can Lò Văn Huynh, Đinh Hải Sơn, Đỗ Khắc Hưng với lời khai của ông Nguyễn Minh K. (nguyên Phó trưởng Công an huyện Mai Sơn) về động cơ, mục đích chuyển thông tin cá nhân thí sinh cho bị can này. ( Khoa khai chỉ nhờ “xem điểm”, trong khi các bị can khai ông này nhờ “nâng điểm”).
Cùng với đó là mẫu thuẫn trong lời khai về việc đưa tiền khi Lò Văn Huynh khai ông K. đã chuyển cho Huynh 1 tỉ đồng để nâng điểm cho thí sinh, nhưng ông K. phủ nhận việc này.
Mâu thuẫn lời khai của ông Nguyễn Minh K. với lời khai của bà Nguyễn Thị Ngọc T. (trung gian) về việc chuyển hay không chuyển thông tin cá nhân thí sinh Vũ Hoàng H. cho ông K. ( ông K. khai bà T. có chuyển thông tin cho ông này nhưng bà T. lại phủ nhận).
Mâu thuẫn giữa lời khai bị can Nguyễn Thị Hồng Nga với lời khai của Trần Văn P. về thời gian, động cơ, mục đích chuyển thông tin cá nhân 2 thí sinh cho Nga từ khoảng ngày 29/6/2018 và mục đích là để nhờ “nâng điểm” cho những thí sinh này. Tuy nhiên P. khai chuyển cho Nga vào ngày 10/7/2018 nhằm mục đích chỉ nhờ “xem điểm” cho 2 thí sinh trên.
Theo Dân trí
Không mua được bằng tiền, mua được bằng rất nhiều tiền!
Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ "cướp điểm" ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử...
LTS: Lời khai của bị can Trần Xuân Yến - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về số tiền để nhận chạy điểm đang khiến dư luận hết sức bất bình.
Thầy giáo Sơn Quang Huyến đã có bài viết về vấn nạn mua điểm, chạy điểm trong giáo dục.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Một tỷ có nhiều không? Chẳng biết nhiều hay ít, trường tôi gần 40 giáo viên và nhân viên; có 14 lớp học, năm ngoái chỉ có 1,7 tỷ ngân sách; như vậy một tỷ lớn thật.
Anh B. kế toán, ngồi tính nếu lương một người đi dạy, từ khi mới ra trường đến khi về hưu chưa được... một tỷ. Một tỷ đủ để khiến "Ma quay cối, người bán mình"!
Theo lời khai của bị can Trần Xuân Yến - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, chính giám đốc sở này, ông Hoàng Tiến Đức đã đưa thông tin của 8 thí sinh để nhờ tổ chấm sửa nâng điểm.
Về "chi phí" để giúp rút bài sửa nâng điểm, có bị can khai để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp "giá" là 1 tỷ đồng.
Được biết, quá trình điều tra, một số bị can trong vụ án đã tự giác nộp lại số tiền thu lợi bất chính.
Điểm thi không phải không mua được bằng tiền, mà mua được bằng rất nhiều tiền! Ảnh minh họa: Họa sĩ Danh
Một tỷ, người ta đã mua được cái gì?
Phần lớn các trường hợp mua điểm ở Sơn La đã nhập học khối trường Công an, Quân đội. Như vậy người ta đã "mua được" quá trình học đại học nhà nước nuôi miễn phí; một "suất công chức"; một công việc ổn định, lương cao sau khi ra trường.
Theo "dư luận", một suất công chức giáo dục ở Hà Nội đã được "rao giá" vài trăm triệu đồng với các cô giáo "hợp đồng". Như vậy "đầu tư" một tỷ cho mỗi trường hợp nâng điểm ở Sơn La quả là "đồng tiền thông thái".
Song, cái "rẻ nhất" mà họ đã mua được là cái "vô giá" mà chúng ta đã phải mất biết bao máu xương mới có được là niềm tin của nhân dân với Đảng, với nhà nước!
Trước cổng trường đại học Nam Phi có khắc câu nói nổi tiếng của Nelson Maldela về giáo dục và sự phát triển của đất nước: "Muốn phá hủy một đất nước, không cần dùng bom nguyên tử hay tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và làm ngơ cho gian lận thi cử".
Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ "cướp điểm" ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử; chúng ta đang tàn phá đất nước thân yêu của chính mình.
Có người bảo "Chuyện gian lận thi cử vừa rồi nhằm nhò gì. Chỉ là không may bị lộ". Chuyện thanh tra được thực hiện ở một số địa phương khác, kết quả thanh tra cho thấy không có vấn đề. Tin hay không tin tùy bạn, nhưng chúng ta mong sự thật là như thế.
Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 sắp đến, phụ huynh, học sinh đã được ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo - đưa ra cảnh báo "Thi Trung học phổ thông quốc gia 2019: Thí sinh, phụ huynh đừng nghĩ chuyện gian lận!" khi trao đổi với báo chí sáng 17/5/2019.
"Lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ phải cẩn thận và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ quy trình và trách nhiệm. Tập huấn kỹ càng cán bộ coi thi để đến trường thi, ai làm vị trí nào đều phải làm tốt".Về phía các công chức đảm nhận công tác thi và chấm thi, ông Trinh cho rằng:
Ông Trinh cho biết khu vực lưu trữ đề thi, bài thi có camera an ninh giám sát, công an trực an ninh 24/24 giờ.
Việc trực đêm tại phòng lưu trữ đề thi, bài thi tại điểm thi do phó trưởng điểm hoặc thư ký là cán bộ, giảng viên của đại học, cao đẳng thực hiện. Quy trình phân công cán bộ coi thi, phát đề thi, chấm thi trắc nghiệm cũng có thay đổi so với năm 2018.
Đặc biệt, năm nay phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử để ngăn ngừa việc can thiệp, gian lận. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cũng được điều chỉnh để phát hiện gian lận, can thiệp. Mọi thao tác trên phần mềm chấm thi lưu dấu vết. Chỉ người có trách nhiệm mới có thể truy cập.
Giáo viên, giám khảo trên cả nước đã có bài học "Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ"; Đà Nẵng đã chi 5 tỷ để chống gian lận, cấm chỉ đạo miệng trong kì thi Trung học phổ thông; các địa phương khác đã triển khai công tác thi Trung học phổ thông kĩ lưỡng; Bộ đã có các phương án kĩ thuật phòng chống gian lận. Những kẻ có ý đồ "cướp điểm" hãy đợi đấy!
Mong rằng kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019, không có ai có thể mua được, bán được điểm, dù bằng rất nhiều tiền!
Quả báo nhãn tiền, chẳng cần phải chờ lâu; những kẻ gian lận thi cử rồi cũng bị lôi ra ánh sáng, trừng trị trước pháp luật chứ không chỉ dừng lại ở dư luận phán xét.
Tài liệu tham khảo:
https://tuoitre.vn/thi-sinh-phu-huynh-dung-nghi-chuyen-gian-lan-20190517115359532.htm
https://tuoitre.vn/gian-lan-thi-cu-o-son-la-gia-nang-diem-moi-truong-hop-trung-binh-1-ti-dong-20190525084513726.htm
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Giám đốc sở GD&ĐT Sơn La nói thông tin chỉ đạo nâng điểm 8 thí sinh là "bố láo, bố lếu" Liên quan đến thông tin Giám đốc sở GD&ĐT Sơn La Hoàng Tiến Đức chỉ đạo Phó Giám đốc Trần Xuân Yến nâng điểm cho 8 thí sinh, báo Người Đưa Tin đã liên hệ với vị Giám đốc Sở này. Cụ thể, qua điện thoại phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi: "Thưa ông, trên một số báo có đưa...