Gian lận thi cử 2018: Trách nhiệm chính quyền địa phương ở đâu?
Trao đổi với Tiền Phong bên lề kỳ họp ngày 21/5, đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan chức năng trả lời ngay với cử tri và nhân dân cả nước về trách nhiệm liên quan đến vụ gian lận điểm thi, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương.
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng):
Trách nhiệm trước hết thuộc chính quyền địa phương
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn
Trong vụ gian lận điểm thi, khi nói về trách nhiệm phải căn cứ vào luật. Vậy thì Bộ GD&ĐT nói riêng và các bộ nói chung nằm ở vị trí nào? Chính quyền nằm ở vị trí nào? Để từ đó phân ra trách nhiệm thuộc về ai.
Bộ GD&ĐT nghiên cứu chính sách, ban hành chính sách trong phạm vi thẩm quyền của mình, tham mưu chính sách cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, còn UBND địa phương là cấp tổ chức triển khai thực hiện trực tiếp các chính sách được ban hành.
Bây giờ nhìn lại, chúng ta có thói quen như một trào lưu. Tôi nghĩ chúng ta cần công bằng hơn, không phải cái gì cũng đổ lỗi cho Bộ GD&ĐT. Các trường hợp vi phạm trong gian lận thi cử vừa qua xảy ra ở đâu? Những trường hợp đó là quan chức, dù ở những cấp khác nhau nhưng đều là cấp địa phương, con người của địa phương, do địa phương bổ nhiệm, do địa phương đào tạo. Những trường hợp vi phạm pháp luật ấy, trước hết trách nhiệm phải thuộc về chính quyền địa phương, chứ không thể đổ cho Bộ được?!
Tất nhiên, Bộ có thể thiếu sót ở chỗ này, chỗ kia trong vụ gian lận thi cử vừa qua, nên cần phải rà soát lại. Còn cái gì của địa phương thì phải chỉ ra, do chính quyền địa phương.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên):
Bộ GD&T cần có báo cáo giải trình
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền
Sai phạm gian lận điểm thi vừa qua xảy ra ở địa phương, thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu địa phương, phải nhìn nhận đầu tiên. Tuy nhiên hiện nay suy nghĩ, tư duy và hành động của người đứng đầu chưa rõ nét. Muốn lấy lại niềm tin của người dân về giáo dục, không chỉ cấp Bộ mà còn phải ở địa phương.
Kể từ khi vụ gian lận thi cử xảy ra đến nay đã gần một năm trôi qua, đã cận kề kỳ thi tiếp theo nhưng vụ việc vẫn chưa rõ ràng. Rất mong cơ quan chức năng trả lời ngay với cử tri và nhân dân cả nước về trách nhiệm người đứng đầu trong các vụ việc này. Hơn ai hết, những người lãnh đạo gắn trách nhiệm của mình với các sai phạm phải nhận thấy điều đó.
Theo tôi, Bộ GD&ĐT cũng cần có báo cáo giải trình riêng về nội dung liên quan đến gian lận thi cử trước Quốc hội. Trong đó nêu rõ quan điểm, phản ánh đầy đủ thông tin và trung thực các vụ việc đã xảy ra, nhất là những vấn đề đang còn tồn tại trong quy chế kỳ thi cấp quốc gia, trong cách thức tổ chức, thực hiện; đánh giá khách quan hiện trạng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiện nay như thế nào; trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương và của ngành trong các vụ bê bối đã xảy ra vừa qua…
ĐBQH Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa):
Ba chủ thể phải chịu trách nhiệm
ĐBQH Bùi Sỹ Lợi
Theo tôi, có 3 chủ thể phải chịu trách nhiệm về vụ việc gian lận thi cử vừa qua. Một là học sinh và cha mẹ học sinh. Cha mẹ biết rõ năng lực của con nhưng vì muốn cho con thi đậu nên đã tìm cách “chạy chọt” cho con mình. Thứ hai là nhà trường và giáo viên. Nếu gia đình có nguyện vọng đề xuất việc “chạy chọt”, nhưng giáo viên không đồng lõa thì sẽ không xảy ra vụ việc gian lận như vừa qua.
Thứ ba là trách nhiệm của địa phương, cơ quan quản lý giáo dục. Địa phương phải vào cuộc để tổ chức tốt kỳ thi, tạo sự khách quan, công bằng. Khi phát hiện các trường hợp gian lận, các cháu đương nhiên bị đuổi khỏi trường. Nhưng quan trọng hơn là phải tạo cơ hội cho các cháu có số điểm cận kề, như vậy mới là sự công bằng xã hội và công bằng trong giáo dục. Cũng phải nhìn nhận rằng, đối với vụ việc gian lận thi cử vừa qua, nếu chúng ta đổ hết cho ngành giáo dục thì oan cho giáo dục. Thử hỏi, ngành giáo dục có ông Bộ trưởng nào, ông Hiệu trưởng bảo là phải nâng điểm đâu?
Vụ việc gian lận thi cử ở ba địa phương diễn ra từ năm 2018, việc xử lý, trong đó có một điểm chưa kết luận được là chậm, trong khi đã sắp đến mùa thi mới rồi. Ở đây chúng ta phải làm rõ để rút kinh nghiệm. Trong việc này, theo tôi không cần phải bí mật, mà cần phải công khai, minh bạch để các em học sinh thấy rõ rằng, các em cần có lòng tự trọng trong quá trình học tập. Đây chính là triết lý để dạy học sinh, tạo cho các em sự tự trọng.
LUÂN DŨNG
Theo Tiền phong
Những địa phương để xảy ra gian lận thi cử xử lý quá chậm
Những tiêu cực trong thi cử ở một số nơi đã bị phát hiện, cần phải xử lý nghiêm khắc. Thậm chí, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải truy xét trách nhiệm của địa phương để xảy ra sai phạm, trách nhiệm của người đứng đầu ngành giáo dục.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Bùi Sỹ Lợi trả lời phỏng vấn.
Ông Bùi Sỹ Lợi, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, gian lận thi cử, quản lý giáo dục, tổ chức thi cử là những vấn đề ngành Giáo dục cần đề cao trách nhiệm quan tâm.
"Trong thi cử nếu chúng ta làm bài bản, đúng và kiểm soát tốt thì làm gì có chuyện gian lận, làm gì có chuyện bài thi được 1 điểm mà nâng lên tới cả chục điểm như vậy. Đó chính là đạo đức, là chất lượng trong phương pháp quản lý giáo dục. Rõ ràng chúng ta quản lý chưa tốt, người quản lý không có lòng tự trọng, tự ý điều chỉnh điểm thi của học sinh... Giáo dục là để con người hướng tới cái thiện, học tập suốt đời và luôn phấn đấu rèn luyện đạo đức", ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
Theo một số đại biểu Quốc hội, gian lận trong thi cử có nhiều nguyên nhân, mà người chịu trách nhiệm ở đây có 3 chủ thể:
Thứ nhất là học sinh và gia đình, cha mẹ muốn con thi đỗ đạt cao, nhưng trình độ của con còn hạn chế. Nếu con thi chỉ đủ đỗ vào trường trung bình thì cứ để cho con học ở đó, không nên ép con học trình độ cao, gây áp lực cho con. Do ép con phải đỗ đạt cao mà cha mẹ can gián vào việc thi cử, tìm người này, người kia để "chạy chọt", nên đã làm hại con.
Thứ hai là nhà trường và thầy giáo, nếu gia đình tìm đến nhà trường, người có trách nhiệm để "chạy chọt", mà nhà trường không ngăn chặn, thầy giáo không khuyên bảo, mà lại đồng lõa, giúp đỡ, thậm chí còn nhận tiền để nâng điểm thì đã làm hỏng thế hệ trẻ.
Thứ ba là địa phương và cơ quan quản lý giáo dục, địa phương cần phải vào cuộc quyết liệt, giám sát thi cử tập trung, chỉ đạo để kỳ thi được công bằng. Khi phát hiện có gian lận trong thi cử, đương nhiên học sinh phải bị đuổi học để những học sinh cận kề điểm đỗ có cơ hội đỗ. Đây mới là công bằng trong giáo dục.
Cùng quan điểm này, ông Phạm Trọng Nhân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương cho rằng: Việc chạy theo thành tích trong giáo dục, có cái sai của người lớn từ gia đình đến xã hội. Đây không chỉ là hệ lụy cho giáo dục, mà còn góp phần nhào nặn nên nhân cách của con em mình những sai trái. Do đó, trách nhiệm của gia đình và cha mẹ hoặc người giám hộ là đầu tiên...
"Nếu đổ hết cho ngành Giáo dục thì chưa hẳn như vậy. Không ông bộ trưởng nào chỉ đạo cấp dưới phải nâng điểm cho học sinh cả. Việc này chỉ ngấm ngầm ở một bộ phận cha mẹ, học sinh và người đi thi muốn đậu, "giám thị, nhà quản lý" muốn kiếm tiền, cho nên đã xảy ra gian lận trong thi cử, khó kiểm soát", ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.
Các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng việc 3 địa phương để xảy ra gian lận trong thi cử đến nay xử lý quá chậm. Các địa phương cần rút kinh nghiệm và xử lý dứt điểm bởi mùa thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2018 - 2019 đã cận kề.
"Tại sao không kết luận được, sai thì sửa, địa phương làm như vậy quá chậm. Cần phải công khai minh bạch. Đây mới là triết lý giáo dục, để các em học sinh có lòng tự trọng, đừng để "học giả thi thật", khi vào trường nhưng không theo được, để nhà trường phát hiện và đuổi học thì thật xấu hổ. Như vậy, mới tạo cho các em lòng tự trọng", đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
Theo baotintuc
Tuyệt đối không dung túng cho sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ diễn ra từ ngày 25-27/6. Sau một số tiêu cực xảy ra trong kỳ thi năm 2018, câu hỏi đặt ra là phải tổ chức thế nào để kỳ thi năm 2019 đảm bảo nghiêm túc, khách quan và công bằng. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng...