Gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018: Không bao che
Những ngày qua, thông tin về những thí sinh liên quan đến gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 ngập tràn trên các mặt báo và mạng xã hội. Đáng chú ý là thông tin một số cán bộ ngành GD đã “phù phép” cho con em mình để có được điểm “đẹp như mơ”.
Ảnh tư liệu
Nhiều ý kiến cho rằng, cần xử lý thật nghiêm, thậm chí là cho ra khỏi ngành những cán bộ này, bởi họ đã vi phạm đạo đức nhà giáo nghiêm trọng.
Vụ việc gian lận thi cử Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã dần đi đến hồi kết. Cơ quan điều tra đã khởi tố nhiều người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp vào quá trình nâng điểm cho thí sinh. Nhiều người cho rằng, cần “trị bệnh tận gốc”, vì thế tất cả những người liên quan (cả trực tiếp và gián tiếp) đến vụ việc này đều phải bị xử lý nghiêm minh.
Riêng với những cán bộ, giáo viên trong ngành GD có con được nâng điểm phải xử thật nặng, cho ra khỏi ngành vì họ đã vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nhà giáo.
Ông Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam từng trả lời rằng, việc thầy cô, cán bộ quản lý GD không dạy được con mình mà dùng thủ đoạn nâng điểm là khó chấp nhận trong một nền GD đang cố gắng đổi mới, nâng cao chất lượng.
Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi mà các thông tin đều “ nóng như chảo lửa” thì việc dư luận bức xúc, thậm chí là có cái nhìn cực đoan là điều dễ hiểu.
Video đang HOT
Không một ai có thể thông cảm cho những việc làm sai trái và xấu xa này. Tuy nhiên cũng cần bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề ở góc độ pháp luật và các thiết chế quản lý khác. Nếu chỉ dựa vào cảm tính và suy đoán thì sợ rằng vẫn chưa thấu tình đạt lý và “tâm phục, khẩu phục”.
Có thể khẳng định, ngành GD không bao giờ bao che, dung thứ cho những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức. Bằng chứng là ngày 11/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo. Theo đó, kiên quyết đưa ra khỏi ngành GD những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tất cả những vụ việc liên quan đến đạo đức nhà giáo đều được Bộ GD&ĐT sốt sắng chỉ đạo, thậm chí không ít lần Bộ trưởng đã chỉ đạo “nóng” để xử lý nghiêm minh, dứt điểm. Không đâu xa, đó là vụ cô giáo tát HS, giáo viên lạm dụng, xâm hại học trò… Hoặc ngay như vụ gian lận, nâng điểm thi ở một số địa phương trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018, Bộ GD&ĐT cũng tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan Công an trong điều tra, xử lý. Quan điểm của Bộ là không có vùng cấm trong xử lý sai phạm ở vụ việc này.
Từ những việc đã và đang làm cho thấy, sự quyết tâm của ngành GD trong việc xây dựng môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh và tất cả vì sự tiến bộ của học trò; trong đó nhà giáo phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức, phong cách sống để học sinh noi theo.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025″. Theo đó, 100% trường học phải xây dựng Bộ quy tắc Văn hóa ứng xử. Tin rằng, với quyết tâm, nỗ lực của toàn ngành GD, và khi các trường đều có Bộ quy tắc văn hóa ứng xử thì tới đây chúng ta sẽ có những đội ngũ nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, sáng tạo, hết lòng vì HS và trường học sẽ mãi là “thánh đường” của nghi lễ.
Tâm An
Theo GDTĐ
"Ẵm"2 điểm 0, thí sinh vẫn trở thành Thủ khoa Trường Sĩ quan Lục quân 1
Đó là trường hợp của thí sinh N.H.Q. Thí sinh này có tổng điểm thực 3 môn thuộc khối A00 là 1 điểm. Tuy nhiên, với điểm chấm lần đầu là 27,45, Q. đã trở thành Thủ khoa của Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Ảnh minh họa
N.H.Q (sinh năm 1998, Hòa Bình) là thí sinh tự do xét tuyển vào ngành Chỉ huy Tham mưu khối A00. Điểm số chấm lần đầu của Q. là 9,2 điểm môn Toán; 9,0 môn Lý; 9,25 môn Hóa.
Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, thí sinh này chỉ đạt 1 điểm môn Toán. Với hai môn Lý và Hóa, Q. đều đạt 0 điểm.
Như vậy, thí sinh này đã được nâng lên tới 26,45 điểm và trở thành Thủ khoa của Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Tuy nhiên, trước đó trao đổi với báo chí, đại diện trường Sĩ quan Lục quân 1 cho biết, thí sinh này cũng đã đến trường làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, ngay sau đó, Q. đã xin thôi học.
Một trường hợp khác đến từ Hòa Bình cũng là thủ khoa Trường Sĩ quan Phòng hóa. Thí sinh này tên D.A.T có tổng điểm 3 môn khối A00 là 25,4 (chưa tính điểm ưu tiên).
Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, D.A.T có điểm môn Toán đạt 8,4 điểm; môn Lý đạt 8,0 điểm; môn Hóa đạt 9,0 điểm. Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, điểm của thí sinh này giảm còn 3,6 điểm môn Toán; 2,0 điểm môn Lý; 3,75 điểm môn Hóa.
Như vậy, tổng số điểm mà thí sinh này được nâng ở 3 môn khối thi mà thí sinh này đạt thủ khoa lên đến 16,05 điểm.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, Trung tướng Trần Hữu Phúc - Cục trưởng Cục Nhà trường khẳng định, đối với những trường hợp không đủ điểm chắc chắn sẽ không được vào trường quân đội.
Một số thí sinh Hòa Bình trở thành thủ khoa trường quân đội trong mùa tuyển sinh 2018 đã không nhập học. Trong đó, có người báo ra nước ngoài học, người khác không nêu lý do.
Về việc xử lý những vi phạm, Trung tướng Trần Hữu Phúc cho biết, nếu vi phạm quy chế thi chắc chắn phải hủy kết quả.
"Vi phạm ở đâu, ai vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ Quốc phòng", Trung tướng Trần Hữu Phúc nhấn mạnh.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Nữ sinh được nâng 14,85 điểm thành thủ khoa kép ĐH Sư phạm Hà Nội Thí sinh T.P.T. được 14,85 điểm với 4 môn thi. Trước đó nữ sinh này là thủ khoa kép ĐH Sư phạm Hà Nội. Trưa 16/4, TS Trịnh Tuấn Anh, trưởng phòng Đào tạo, ĐH Sư phạm Hà Nội xác nhận một thí sinh Hòa Bình được nâng điểm thành thủ hoa của trường. Cụ thể, sau khi nhận được danh sách 64...