Gian lận điểm thi: Đề nghị Bộ Công an làm rõ việc đưa và nhận hối lộ
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đề nghị Bộ Công an làm rõ việc đưa và nhận hối lộ vụ gian lận điểm thi.
Chiều 23/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an về vấn đề xử lý vi phạm kỳ thi THPT quốc gia 2018 và công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng, mặc dù ngành giáo dục trong những năm qua có rất nhiều nỗ lực, cố gắng để đổi mới trong quản lý, trong điều hành và đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn những nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải sớm được khắc phục.
Cụ thể, tại một số địa phương xảy ra một số vi phạm liên quan đến kết quả kỳ THPT Quốc gia 2018 gây xôn xao dư luận.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình phát biểu tại buổi làm việc.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận định, đây là vấn đề mà dư luận xã hội đang rất quan tâm và đây cũng là nội dung quan trọng liên quan đến thế hệ tương lai của đất nước. Công tác thi cử, chọn lọc đúng đắn sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Do vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình mong muốn, thông qua buổi làm việc với chủ đề “Xử lý vi phạm kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 và công tác chuẩn bị kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019″, đại diện các bộ ngành, các đại biểu tham dự sẽ thảo luận và thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần xử lý trước mắt và trong chiến lược lâu dài đối với kỳ thi THPT quốc gia nước ta hiện nay nhẳm bảo đảm nghiêm túc, công bằng.
Video đang HOT
Với tinh thần như vậy, tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã nghiên cứu và đưa ra những ý kiến thảo luận, chia sẻ thẳng thắn, trách nhiệm về việc xử lý những vi phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã xảy ra tại một số địa phương trong thời gian qua, cũng như đưa ra những đề xuất góp ý để khắc phục và đảm bảo công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sắp tới được thực hiện một cách nghiêm minh và thực chất.
Chia sẻ thêm với Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, tại buổi làm việc Uỷ ban đề nghị Bộ Công an phải đẩy nhanh tiến độ, sớm công bố kết quả điều tra. Đặc biệt đối với Hà Giang, thời gian điều tra đến nay đã hơn 9 tháng, nên phải kết thúc sớm và công bố với dư luận.
“Có hay không những người lợi dụng chức vụ quyền hạn; có hay không những người đưa hối lộ và nhận hối lộ? Cơ quan điều tra phải đặc biệt lưu ý đến kết quả này” – ông Lượng nói.
Ủy ban cũng đề nghị Bộ GD&ĐT rà soát, tổng hợp lại toàn bộ các thí sinh có liên quan đến việc sửa điểm. Ngoài 12 thí sinh ở Hòa Bình, Sơn La, cần thống kê đầy đủ số lượng thí sinh liên quan đến sửa điểm nhưng điểm thực vẫn đủ đỗ và vẫn đang theo học.
Uỷ ban đề nghị Bộ phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra sai phạm. Chẳng hạn như phó giám đốc Sở GD&ĐT, trưởng phòng khảo thí, rồi chuyên viên vi phạm, bị khởi tố điều tra thì cũng phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu đơn vị đó.
“Mùa thi 2019 đã cận kề nên phải chấn chỉnh những sai phạm trong ngành giáo dục để răn đe cho những nơi khác”, ông Lượng nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề trên, chiều 23/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu nội dung báo chí nêu về trường hợp các sinh viên gian lận điểm thi bị trả về, sau đó báo cáo lại kết quả cho Thủ tướng.
Vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 tại ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang được cho là gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay. Công an xác định có 114 thí sinh ở Hà Giang được nâng điểm và đã trả về điểm thực trước mùa xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2018. 64 em ở Hòa Bình và 44 em ở Sơn La được nâng điểm. Rất nhiều người trong số này đã nhập học tại các trường công an, quân đội, y khoa.
Hiện 16 cán bộ liên quan đến sai phạm thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đã bị khởi tố, bắt giam.
Gần đây dư luận càng bức xúc hơn khi thông tin về nhiều thí sinh được nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 được xác định là con em của lãnh đạo các địa phương, cán bộ ngành giáo dục và nhiều cán bộ có “máu mặt” khác.
Theo VTC news
Bộ GD&ĐT giải trình 'chuyện gì đang xảy ra' về gian lận thi cử
Theo kế hoạch, ngày 23/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ Công an liên quan gian lận thi THPT quốc gia 2018.
Trước đó, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội - thông tin về cuộc họp kín cùng Bộ GD&ĐT, Bộ Công an liên quan những vấn đề tiêu cực, gian lận thi cử.
Ông Bình cho biết ủy ban muốn các cơ quan hành pháp giải thích rõ "chuyện gì đang xảy ra". Đây sẽ là phiên giải trình kín, vì muốn "các cơ quan này nói hết".
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Minh Quân.
Vụ án nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 được cho là gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay. 222 thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang (114), Sơn La (44), Hòa Bình (64). Trong đó, những thí sinh ở Hà Giang được trả lại điểm thật trước khi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Với 108 thí sinh liên quan gian lận ở Sơn La, Hòa Bình, Bộ GD&ĐT công bố kết quả chấm thẩm định khi các em đã trúng tuyển vào nhiều trường đại học công an, quân đội, sư phạm, y, kinh tế... Thậm chí, một số em còn đỗ thủ khoa các trường đại học lớn ở Hà Nội.
Sau khi rà soát, nhiều trường đã cho thôi học sinh viên liên quan gian lận thi cử. Bộ Công an đã trả 53 sinh viên về Sơn La, Hòa Bình. Một số trường hợp khác vẫn được học, dù được nâng điểm, vì không có căn cứ xử lý.
Lỗi này được cho là thuộc Bộ GD&ĐT khi quy chế tuyển sinh có lỗ hổng "voi chui lỗ kim", chỉ quy định "xử phạt trực tiếp" ở phòng thi, mà không có quy định cụ thể về xử lý gian lận ở phần chấm thi.
Các cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 16 bị can về các tội danh khác nhau. Trong đó, Sơn La 8 người, Hòa Bình 3 và Hà Giang 5.
Dù vậy, dư luận vẫn không khỏi bức xúc khi mới đây danh sách thí sinh gian lận điểm thi được cho là con quan chức ở Sơn La xuất hiện trên mạng. Theo danh sách này, 21 thí sinh được nâng từ 3 đến 25 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Những em trên được cho là con lãnh đạo UBND thành phố, UBND huyện, sở GD&ĐT, cục trưởng, công an, giáo viên và nhiều cán bộ ở lĩnh vực khác tại Sơn La.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD&ĐT và cá nhân bộ trưởng nên xin lỗi nhất là những thí sinh bị trượt oan đại học vì bị "con ông cháu cha" lấy mất cơ hội.
Theo Zing
53 sinh viên bị trường công an trả về từng viết cam kết 'điểm xịn' Bộ Công an đã bàn giao 53 thí sinh có điểm gian lận về đơn vị sơ tuyển tại Sơn La, Hòa Bình để xử lý theo quy định. Ngày 17/4, thiếu tướng, GS.TS Bùi Minh Giám, Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an, cho biết các trường thuộc bộ đã buộc thôi học 25 sinh viên đến từ Sơn La, 28...