Giãn cách xã hội, phụ huynh chật vật tìm sách giáo khoa cho con
Chưa đầy 2 tuần nữa là đến ngày học sinh tựu trường và khai giảng năm học mới 2021-2022. Tại nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, việc đi mua SGK cho con của nhiều phụ huynh cũng gặp khó bởi tất cả các cửa hàng sách đều đóng cửa.
Những năm học trước, vào đầu tháng 8, chị Nguyễn Thu Loan, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã cùng con bọc sách, vở, ghi nhãn để chuẩn bị cho năm học mới. Thế nhưng năm nay, sát ngày tựu trường mà chị vẫn chưa nhận được sách giáo khoa của con, mặc dù đã đăng ký mua sách tại trường: “Đợt tháng 6, tháng 7 cô giáo có phổ biến hiện tại cũng có sách rồi, nhưng do giãn cách phụ huynh chưa qua trường lấy sách được. Hiện tại sắp sang năm học mới cô giáo chủ nhiệm cũng có đưa đường link sách giáo khoa online cho các con có thể tham khảo trước ở nhà. Mỗi lớp có một đường file và link riêng, các con lớp 1, lớp 2 thì phải có phụ huynh kèm thì mới có thể mở link sách để học”.
Sách đã được vận chuyển đến trường học, nhưng do giãn cách xã hội nên chưa thể chuyển phát tới học sinh – đó là tình cảnh chung của nhiều học sinh ở Hà Nội hiện nay. Các nhà sách trên địa bàn thành phố vẫn đóng cửa, không thể mua được sách, vì thế, học theo sách điện tử trên mạng internet là giải pháp tình thế được nhiều nhà trường và học sinh buộc phải lựa chọn trong thời điểm này. Học sinh không được học trên sách in quen thuộc, đồng thời lại phải học trực tuyến qua mạng internet đã khiến việc dạy và học của cả giáo viên, học sinh đều bị ảnh hưởng.
Sách điện tử chữ quá nhỏ, nhiều hình vẽ bị mờ,… nên nhiều phụ huynh chật vật tìm kiếm sách giấy cho con qua nhiều kênh khác nhau, như: in sách trên giấy A4 từ bản sách điện tử trên mạng; xin, mượn sách cũ của bạn bè, người quen.
Trước lo ngại của học sinh, phụ huynh về việc không kịp có sách giấy cho con khi năm học mới đã kề cận, nhiều trường phổ thông ở Hà Nội đã dự kiến các giải pháp để chuyển sách tới học sinh.
Bà Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn cho biết: “Chúng tôi sẽ thông báo tới phụ huynh, những phụ huynh nào có thể qua trường lấy được sách thì chúng tôi sẽ tổ chức giãn cách để đảm bảo phòng chống dịch. Vì có những bố mẹ trên đường đi làm thì có thể rẽ qua trường để nhận. Nếu như trong trường hợp khó khăn nữa thì chúng tôi cũng đang dự tính tìm kiếm kênh phát- trả từ bưu điện Hà Nội”.
Để kịp thời vận chuyển sách giấy, Cục Xuất bản in và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị sách giáo khoa thuộc nhóm hàng thiết yếu. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị các địa phương tạo điều kiện để các đơn vị vận chuyển sách đến nhà trường và học sinh trước năm học mới.
Video đang HOT
Dù không phải là tài liệu duy nhất, nhưng sách giáo khoa giống như “kim chỉ nam” cho cả thầy và trò trong giảng dạy, học tập. Vì thế, dù phòng chống dịch Covid-19 là cấp bách, quan trọng trong thời điểm hiện nay, nhưng các địa phương, cơ quan quản lý cũng nên tính đến giải pháp để đảm bảo vận chuyển, cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh trước năm học mới, tránh tình trạng sách cất trong kho, còn học sinh, phụ huynh thì chật vật tìm sách cho con khi năm học mới đã cận kề như hiện nay./.
Dịch COVID-19 căng thẳng, học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu năm học mới ra sao?
Với địa phương thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các trường đang chuẩn bị thế nào để đón học sinh lớp 1 năm học 2021 - 2022?
Theo khung thời gian năm học 2021 - 2022 mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành, chưa đầy một tháng nữa năm học mới sẽ bắt đầu. Nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp tại một số tỉnh, thành phố như hiện nay, kịch bản nào cho năm học mới, nhất là với học sinh lớp 1. Đây không chỉ là nỗi lo của phụ huynh mà còn là trăn trở của trường, thầy cô giáo.
Nóng ruột chờ ngày tựu trường
Không chỉ lo vấn đề an toàn và thích nghi môi trường mới, mà hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2021-2022 còn lo trẻ phải học trực tuyến ngay buổi đầu tiên khi chưa hề biết mặt chữ, chưa từng được đến trường, chưa quen cô, quen bạn.
Học sinh lớp 1 làm quen với hình thức học trực tuyến trước thềm năm học mới.
Hơn 1 tuần nay, chị Lại Thúy Hà, phụ huynh có con vào lớp 1 Trường Tiểu học Nam Thành Công (quận Đống Đa, Hà Nội) thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông, website nhà trường để nắm được kế hoạch về ngày tựu trường của con. Cũng như nhiều phụ huynh khác, chị Hà băn khoăn con quen được môi trường mới nhanh không, hình thức học tập sẽ thế nào, trực tiếp hay trực tuyến?
"Chỉ còn ít ngày nữa năm học bắt đầu, nhưng thời điểm này con vẫn chưa được nhận lớp, nhận thầy cô, chưa được chân tới trường mới. Hy vọng các con lớp 1 năm nay sẽ không phải học trực tuyến ngay từ buổi học đầu tiên bởi các con cần môi trường được tiếp xúc trực tiếp với thầy cô, bạn bè thì việc học tập sẽ hiệu quả hơn", chị Hà chia sẻ.
Tương tự như chị Hà, con chị Lê Như Quỳnh năm nay vào lớp 1 trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chị đã hoàn tất thủ tục đăng ký nhập học bằng hình thức online cho con. Đến nay nhà trường chưa có thông báo về kế hoạch năm học nên gia đình chỉ biết chờ.
Đây là bé đầu tiên đi học bậc phổ thông nên chị Quỳnh rất nóng ruột. Để con không bỡ ngỡ với việc online, vợ chồng chị tự tìm hiểu và để bé học theo các chương trình, video hướng dẫn học vần, chữ cái trên mạng internet.
Nếu như mọi năm, thời điểm này các cô và trò lớp 1 đến trường nhận lớp, làm quen, học nề nếp thì năm nay nhiều cô giáo cho hay, các cô còn chưa rõ danh sách lớp.
Không chỉ phụ huynh mà ngay giáo viên nhiều năm kinh nghiệm cũng lo lắng về chất lượng dạy và học trực tuyến. Thời gian này, cô T tranh thủ thời gian ở nhà soạn sẵn các bài giảng online cho học sinh phòng trường hợp dịch kéo dài.
Thực tế kết quả học trực tuyến với một số học sinh lớp 1 năm học trước cho thấy, nhiều em không tập trung, một số địa phương phải dừng việc triển khai việc dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1, lớp 2 vì không hiệu quả.
Theo cô N.D.T, trẻ từ mẫu giáo vào bậc tiểu học - môi trường học tập hoàn toàn khác. Các con còn đang bỡ ngỡ với các nét chữ, con số, từng dòng kẻ ô li. Học trực tiếp trên lớp, cô giáo còn "cầm tay, chỉ việc" nắn nót từng nét chữ. Các bài tập đọc được các cô diễn đạt bằng cảm xúc, từ ánh mặt, cử chỉ đến ngôn ngữ. Nhưng nếu phải dạy và học trực tuyến ngay từ những buổi đầu tiên bước vào năm học mới thì không biết cả cô và trò sẽ xoay xở ra sao?
Lùi thời gian tựu trường
Theo khung kế hoạch của Bộ GD&ĐT, năm học 2021-2022 học sinh sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9. Lớp 1 có thể tựu trường từ ngày 23/8, tổ chức khai giảng vào ngày 5/9. Tuy nhiên mục tiêu này khó khả thi với một số địa phượng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch.
Vĩnh Long là một trong số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 từ 00h ngày 19/7 đến nay nên công tác chuẩn bị năm học mới gặp một số khó khăn, như nhiều cơ sở giáo dục của tỉnh hiện đang sử dụng cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
Với phương châm đặt sự an toàn của học sinh lên trên hết nên phương án đón học sinh trở lại trường được Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long tính toán, điều chỉnh lùi lại so với kế hoạch mà Bộ GD&ĐT ban hành, sao cho phù hợp với điều kiện địa phương.
Ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho hay, thời gian học của học sinh được chia thành 3 đợt. Đợt 1 cho khối 9 và khối 12 bắt đầu học từ ngày 6/9/2021. Đợt 2 cho khối 6, 7, 8, 10, 11 vào học từ ngày 13/9. Riêng học sinh mầm non, tiểu học sẽ trở lại trường học trực tiếp vào đợt 3 từ 20/9. Các cơ sở giáo dục cũng xây dựng phương án, kịch bản tổ chức giảng dạy từ xa khi học sinh không thể đến trường do dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM khả năng sẽ lùi thời gian tựu trường. Dẫu chưa có mốc cụ thể nhưng thời điểm này, các trường đang gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện cho năm học mới với bộn bề mối lo.
Năm học 2021-2022, trường Tiểu học An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) có 6 lớp 1 với tổng 230 học sinh. Bà Phạm Thị Minh Tuyết, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, các trường trên địa bàn quận đã họp bàn và đưa ra nhiều phương án triển khai kế hoạch năm học mới, ứng phó trong điều kiện dịch bệnh.
Nếu Hà Nội hết thực hiện giãn cách thì trường sẽ chia nhỏ học sinh đến tựu trường, trên tinh thần ưu tiên học sinh lớp 1 đến trường học trực tiếp, còn học sinh các khối lớp khác học trực tuyến để bảo đảm an toàn.
Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, học sinh lớp 1 phải học trực tuyến, nhà trường tính đến phương án chia nhỏ học sinh từng lớp theo nhóm từ 8-10 học online qua ứng dụng Zoom vào các khung giờ khác nhau trong ngày. Cách làm này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm tiếp cận từng học sinh dễ dàng hơn.
"Dẫu năm học mới khó khăn gấp 5, gấp 10 các năm học trước, song chúng tôi đều chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận mọi tình huống" , Hiệu trưởng trường Tiểu học An Dương cho hay.
TP HCM: Các phương án dạy, học cụ thể sau ngày 15-9? Ngoài tổ chức dạy, học trên Internet theo các mốc thời gian cụ thể trong giai đoạn đầu năm học, Sở GD-ĐT TP HCM cũng trình các phương án sau ngày 15-9 đối với hệ giáo dục phổ thông và GDTX. Trong phương án đề xuất về tổ chức dạy, học năm học mới, Sở GD-ĐT TP HCM trình các phương án cụ...