Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống dưới 30%, bổ sung LC vào dư nợ tín dụng

Theo dõi VGT trên

Ngân hàng Nhà nước đề xuất giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn xuống 30% (từ mức 40% hiện nay); bổ sung thư tín dụng LC vào tổng dư nợ cấp tín dụng. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đưa ra các đề xuất nhằm “siết” hoạt động đầu tư trái phiếu vào công ty con; “siết” hoạt động cho vay mua nhà có giá trị lớn…

Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống dưới 30%, bổ sung LC vào dư nợ tín dụng - Hình 1

Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống dưới 30%, bổ sung LC vào dư nợ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành dự thảo Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 36. Dự thảo lần này đưa ra nhiều đề xuất rất đáng chú ý, trong đó phải kể đến 5 đề xuất có thể tạo tác động lớn.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung “số dư thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng; số dư cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (sau khi trừ đi số tiề.n ký quỹ)” vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng.

Cụ thể, tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp,các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật; số dư thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng; số dư cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (sau khi trừ đi số tiề.n ký quỹ) và các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng.

Phía Ngân hàng Nhà nước cho biết, mặc dù thư tín dụng (LC) là một hình thức thanh toán nhưng trong quản trị rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì xét về bản chất, phát hành LC là một hình thức cấp tín dụng nên số dư phát hành LC (sau khi trừ đi số tiề.n ký quỹ) được tính vào dư nợ cấp tín dụng và tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước đề xuất cho phép khách hàng sử dụng tài sản bảo đảm là trái phiếu do tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; trái phiếu của doanh nghiệp phát hành mà khách hàng vay để mua trái phiếu của doanh nghiệp đó.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc khách hàng sử dụng trái phiếu của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng hoặc chính trái phiếu doanh nghiệp hình thành từ vốn vay là tài sản bảo đảm sẽ cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thu hồi được phần vốn cho vay từ phát mại tài sản bảo đảm trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.

Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống dưới 30%, bổ sung LC vào dư nợ tín dụng - Hình 2

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung thư tín dụng LC vào tổng dư nợ cấp tín dụng

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung nội dung quy định về việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để khách hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp: “Để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp là công ty con của chính ngân hàng đó”.

Giải thích thêm, cơ quan quản lý ngành ngân hàng cho hay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, công ty tài chính không được huy động tiề.n gửi của cá nhân, nguồn vốn huy động chủ yếu của công ty tài chính là từ vốn vay của tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, ngân hàng mẹ), phát hành giấy tờ có giá (bao gồm cả trái phiếu) cho các tổ chức, nhận tiề.n gửi của tổ chức.

Tuy nhiên hiện nay, một số doanh nghiệp là công ty con của ngân hàng thương mại đang thực hiện huy động vốn thông qua việc ngân hàng mẹ cho vay đối với một tổ chức khác (là “sân sau” của ngân hàng và công ty con của ngân hàng) để tổ chức này mua trái phiếu của doanh nghiệp.

“Vì vậy, dự thảo Thông tư bổ sung quy định này nhằm hạn chế việc sử dụng dòng tiề.n vay của ngân hàng thương mại, lòng vòng để mua trái phiếu doanh nghiệp do công ty con của ngân hàng thương mại phát hành”, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị điều chỉnh lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn. Theo đó, phương án 1 là duy trì mức 40% đến ngày 30/6/2020; sau đó giảm xuống 35% từ 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021; từ ngày 1/7/2021 giảm còn 30%.

Với phương án 2, duy trì mức 40% đến ngày 30/6/2020; sau đó giảm xuống 37% từ 1/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021; từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022 giảm còn 34%; từ ngày 1/7/2022 giảm xuống mức 30%.

Hiện nay, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn là 40%.

Ngân hàng Nhà nước cho hay việc điều chỉnh này là nhằm phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, từng bước kiểm soát được rủi ro thanh khoản nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước những thay đổi của các yếu tố từ trong và ngoài nước, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Video đang HOT

Ngoài ra, theo tính toán của cơ quan này, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hàng năm 5% không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp không phụ thuộc vào vốn ngân hàng, chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác như: Phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành trái phiếu hay hợp tác thực hiện dự án với các đối tác nước ngoài…

Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống dưới 30%, bổ sung LC vào dư nợ tín dụng - Hình 3

Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn được đề xuất giảm từ 40% hiện nay xuống 30%

Một nội dung rất lớn khác trong dự thảo là việc điều chỉnh hệ số rủi ro.

Hiện nay, các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay có hệ số rủi ro 50%.

Theo đề xuất mới, các khoản đòi này phải đáp ứng một trong các điều kiện: Là khoản cho vay để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ; Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà có giá trị dư nợ gốc dưới 1,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hệ số rủi ro tăng lên 150% đối với khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ gốc của một khách hàng có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên.

Việc điều chỉnh này, theo Ngân hàng Nhà nước, xuất phát từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng: thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án bất động sản…

Bên cạnh đó, quy định này cũng là thông điệp của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản để mua nhà ở phân khúc cao cấp, gián tiếp yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn rủi ro.

“Quy định này ít ảnh hưởng đến các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chính tốt, tỷ lệ an toàn vốn cao”, Ngân hàng Nhà nước trấn an.

Quy đinh này cũng không ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn để mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các chương trình, dự án của Chính phủ, nhà ở có giá trị dư nợ gốc dưới 1,5 tỷ đồng/căn, cũng như nhu cầu vay vốn để phục vụ sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của khách hàng (hệ số rủi ro không thay đổi).

Đồng thời, theo Ngân hàng Nhà nước, quy định về tăng hệ số rủi ro này là một thông điệp để tạo động lực cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sớm chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuân thủ Thông tư 41 kể từ ngày 1/1/2020.

Minh Tâm

Theo vietnamfinance.vn

Ngân hàng xanh: 'Bắc thang lên trời tìm vốn'

Một số ngân hàng đang mon men làm "ngân hàng xanh": cấp tín dụng cho các dự án xanh sạch và các dự án tuân thủ bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi kênh ODA dần khép lại, quy định "vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn" chưa được bóc tách, những người trong cuộc đang lân la tìm đến những kênh vốn mới.

Ngân hàng xanh: Bắc thang lên trời tìm vốn - Hình 1

Ảnh minh họa

Ngày 8/11, Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội nghị chuyên đề "Định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam".

Ông lớn cầm đèn chạy trước

Theo đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), gần đây, ngân hàng bắt đầu chú ý cho vay đối với một số dự án liên quan đến bảo vệ môi trường như điện gió, điện khí thải, điện mặt trời, sinh khối, xử lý rác thải.

Hiện tại, BIDV đã phê duyệt 9 dự án, trong đó 2 dự án điện gió ở Quảng Trị và Ninh Thuận đã đi vào hoạt động, năng lực thực tế vượt trội so với tính toán ban đầu.

Ngoài ra, có khoảng 6 dự án điện mặt trời đang trong quá trình phê duyệt. Tuy nhiên, theo chỉ đạo mới nhất của các bộ ngành liên quan, nếu các dự án này không đáp ứng tiến độ giải phóng mặt bằng và hoàn tất thi công để đến tháng 6/2019 đưa vào hoạt động thì phải dừng để chờ hướng dẫn mới. Bởi, nếu sau mốc thời gian này, đầu ra của nhà máy không được áp giá thành theo quy định, dự án có thể lỗ và ngân hàng dễ bị rủi ro.

Về vấn đề này, đại diện BIDV nói: "Rất nhiều vấn đề có thể phát sinh gây lỗ cho ngân hàng, ví như tính toán về tốc độ gió thực tế khi vận hành có thể khác với tính toán ban đầu sẽ tác động mạnh đến sản lượng điện. Theo quy định thì phải khảo sát 12 tháng nhưng trong điều kiện thời tiết thất thường, biến đổi khí hậu, số liệu đó chưa hẳn đã đúng như thực tế vận hành sau này".

Cũng theo ông này, việc tài trợ các dự án nêu trên hiện gặp một số khó khăn: nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài (khoảng 15 năm) nên không khuyến khích nhà đầu tư tham gia, mặc dù Nhà nước cam kết mua hết sản lượng điện với giá 7,8% cent/kWh.

Chưa kể, phần lớn kỳ hạn vốn ở các ngân hàng là ngắn và trung hạn, tỷ lệ dài hạn rất thấp. Song song, việc tài trợ các dự án dạng này còn bị "vạ lây" bởi quy định khống chế "vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn" (từ 1/1/2019, chỉ được phép sử dụng tối đa 40% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn - Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 16/2018/TT-NHNN - Người viết).

Để giảm bớt áp lực với chủ đầu tư, BIDV cũng hỗ trợ khách hàng về lãi vay; đàm phán với bên bán thiết bị về giá và chốt lãi suất USD mức 5% - 5,5%/năm, thấp đáng kể so với vay VND ở mức 10%/năm.

"Chính phủ nên có một gói giải pháp tổng thể để hỗ trợ chủ đầu tư, bao gồm: giảm chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng đến tận chân công trình, mua điện ngay tại nhà máy để tránh chi phí đầu tư đường dây 110 KV cho dự án, cộng với một số ưu đãi khác biệt khác", đại diện BIDV giãi bày.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên có chính sách bóc tách để các dự án "ngân hàng xanh" không nằm trong quy định "vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn", bởi dư nợ tín dụng trong lĩnh vực này như thống kê của Vụ Tín dụng chỉ ở mức 235 nghìn tỷ đồng (quá thấp so với tổng dư nợ 6 - 7 triệu tỷ đồng hiện nay - Người viết).

Thêm vào đó, những ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực này cũng nên được ưu tiên tái cấp vốn, thậm chí giảm dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn huy động ở phần tương ứng với mức tài trợ tín dụng trong lĩnh vực này.

Một ngân hàng khác cũng đang quan tâm đến "ngân hàng xanh" là Vietcombank. Bà Nguyễn Thị Lan Phương, Phó Phòng Quản lý rủi ro tín dụng (Vietcombank) cho biết, "tăng trưởng tín dụng xanh" là một trong những nội dung chiến lược của Vietcombank nên ngân hàng đã triển khai khá nhiều dự án; cùng đó, tìm hiểu, tiếp xúc các đối tác trên thị trường tài chính quốc tế để đa dạng nguồn vốn tài trợ.

Ngân hàng xanh: Bắc thang lên trời tìm vốn - Hình 2

"Tín dụng xanh" chiếm tỷ trọng quá nhỏ nhoi so với quy mô tín dụng toàn hệ thống. Nguồn: Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước.

Tìm vốn ở đâu?

Câu chuyện vốn ở đâu cho "ngân hàng xanh" hiện khá nan giải và điều này được bà Nguyễn Thu Nga (chuyên gia của GIZ) gợi mở: "Các ngân hàng có thể phát hành 'trái phiếu xanh' để tài trợ cho chính các dự án 'ngân hàng xanh' mà không sợ vướng phải quy định "vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn".

Trước ý kiến này, bà Nguyễn Thị Lan Phương, Phó Phòng Quản lý rủi ro tín dụng (Vietcombank) cho rằng, hiện không rõ các tiêu chí cụ thể về "trái phiếu xanh" nên các ngân hàng chưa có cơ sở để thuyết phục các nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Chưa kể rằng, nguồn vốn từ kênh này cũng chỉ đáp ứng tỷ lệ nhỏ cho các dự án xanh.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hải, chuyên gia kinh tế cao cấp của GIZ phân tích: "Cánh cửa vốn ODA cho các dự án nói chung và tín dụng xanh nói riêng từ nay trở đi đang dần khép lại; thậm chí, rất khó khăn bởi những quy định ngặt nghèo trong tiếp cận cũng như mức lãi suất".

Ông Hải gợi ý, hiện trên thế giới có nhiều quỹ, chẳng hạn: "Quỹ khí hậu xanh" quy mô không nhỏ, danh mục quỹ này có 3 loại. Loại thứ nhất là "quỹ tài chính khí hậu xanh" gồm 13 - 14 quỹ, trong đó có quỹ lớn nhất là "Quỹ Khí hậu Xanh - GCF" theo quyết định của 195 nguyên thủ quốc gia. Họ đề nghị đến 2020 đặt mục tiêu huy động 100 tỷ USD, hiện tại đã có 13 - 14 tỷ USD tiề.n mặt, nhu cầu giải ngân của họ rất cấp bách.

"Do áp lực giải ngân lớn mà từng có một lãnh đạo quỹ này bị thay chức do không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân. Đây là nguồn lực rất lớn và Việt Nam đã có 2 dự án hưởng lợi từ kênh vốn này, chúng ta nên tận dụng", ông Hải nói.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là Việt Nam chưa có một cơ quan độc lập để tự mình trình dự án xanh lên GCF.

Ngoài ra, còn hơn 10 quỹ khác, quy mô ước 10 - 12 tỷ USD; hiện nay đã có một số dự án nhỏ được vay ở các quỹ này.

Loại thứ hai là quỹ của các định chế tài chính, huy động nhiều nguồn, trong đó một kênh đầu vào rất lớn là "trái phiếu xanh".

Theo ông Hải, 10 năm qua, thị trường "trái phiếu xanh" đạt tốc độ tăng trưởng 30% - 50%/năm. Các ngân hàng, định chế tài chính phát hành nhiều "trái phiếu xanh", lãi suất thấp (0,65%/năm), kỳ hạn dài. Theo ông Hải, nếu Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn này cho các dự án xanh thì mức lãi suất phải trả cũng chỉ 1,6%/năm.

Loại thứ ba là các quỹ tài chính khí hậu xanh tư nhân, rất nhiều ở Mỹ và châu Âu, hình thức đầu tư vốn linh hoạt và chỉ chuyên vào lĩnh vực xanh và khí hậu. Hiện tại, họ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và đã tiếp cận với một số dự án xanh của BIDV và Vietcombank. Hiện tại, các quỹ này có kế hoạch dành 2 tỷ USD "đầu tư thăm dò" tại Việt Nam.

"Đây là 3 nguồn vốn lớn, dài hạn, tương đối hợp lý về lãi suất để tài trợ cho các dự án xanh; đặc biệt là trong bối cảnh vốn ODA đang khép dần", ông Hải chốt lại.

Ngân hàng xanh: Bắc thang lên trời tìm vốn - Hình 3

"Trái phiếu xanh" để tạo đầu vào cho "tín dụng xanh" có phải là "thêm chút muối vào đại dương"?. Ảnh: sưu tầm.

"Ngân hàng xanh" là khái niệm rộng, bao gồm hoạt động "xanh hoá ngân hàng" (tiết kiệm giấy, giao dịch trực tuyến giảm giao dịch vật chất); tiếp đó là "xanh hoá khách hàng" (áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi cấp tín dụng, thúc đẩy tài trợ tài chính cho năng lượng sạch, năng lượng tái tạo).

- Các tiêu chí đo lường tín dụng xanh/ngân hàng xanh tại Việt Nam còn ít và chưa rộng rãi, chưa áp dụng nhất quán. Có tới 88% ngân hàng Việt Nam coi "tín dụng xanh" là mảng kinh doanh tiềm năng; trong đó, 68% có kế hoạch mở rộng kinh doanh mảng này trong ngắn và trung hạn.

- 26% số ngân hàng đã xây dựng và triển khai quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

- 50% ngân hàng đã áp dụng công cụ đán.h giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

Nguồn: Viện Chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước

Để hiện thực hoá chiến lược "ngân hàng xanh", cần có một đầu mối giữa Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất; đặc biệt là khi làm việc với các định chế quốc tế. Hiện tại, một tổ chức quốc tế đã có một bộ tiêu chuẩn chấm điểm "tín dụng xanh" và đã chấm điểm với các ngân hàng Việt Nam, số liệu họ lấy từ các báo cáo thường niên các ngân hàng.

Tuy nhiên, trong các các báo cáo thường niên này, việc đề cập các thông tin liên quan đến "ngân hàng xanh" còn mờ nhạt, hoạt động tuyên truyền "ngân hàng xanh" trong hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệp, chưa được chú trọng nên khi họ chấm, điểm các ngân hàng Việt Nam thường thấp hơn các ngân hàng trong khu vực.

Các tổ chức này cũng đang có xu hướng tiếp cận các ngân hàng thương mại Việt Nam; do đó, việc truyền thông tốt cũng như cung cấp số liệu đầy đủ, chi tiết về hoạt động "ngân hàng xanh" sẽ cải thiện hình ảnh trong con mắt các nhà tài trợ.

Nguồn: Bà Nguyễn Thị Lan Phương, Phó Phòng Quản lý rủi ro tín dụng (Vietcombank)

Nguyễn Hoài

Theo vietnamfinance.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

'Uyên Linh và Quốc Thiên mua vàng, chứng khoán, đến đất cũng đứng tên chung sổ'
23:29:28 05/10/2024
Phương Lan xin lỗi vụ ồn ào, tiết lộ mối quan hệ với Minh Dự, Nam Thư
21:21:16 05/10/2024
Một nam nghệ sĩ bị hiểu lầm ăn cơm từ thiện: Thà bán tài sản chứ không xin ai một đồng
21:54:03 05/10/2024
MC Kỳ Duyên gợi cảm tuổ.i U60, Phan Như Thảo sexy hậu giảm cân
23:35:58 05/10/2024
Sao Hoa ngữ 5/10: Sao 'Tiếu ngạo giang hồ' đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để cưới
23:47:23 05/10/2024
'Mỹ nam không tuổ.i' từng bị từ chối vì đẹp lạ: Tuổ.i 42 nổi tiếng, giàu có khó ai sánh kịp
23:25:43 05/10/2024
Em gái Trấn Thành đã chia tay
23:56:38 05/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh che giấu 2 bí mật 'xấu hổ', ngôi Thị hậu sắp 'ngã ngựa"?
21:31:55 05/10/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

WHO bổ sung vaccine HPV thứ tư ngừa ung thư cổ tử cung

Sức khỏe

06:52:20 06/10/2024
Năm 2023, 37 quốc gia đã triển khai lịch tiêm một liều. Tính đến ngày 10/9/2024, 57 quốc gia đang triển khai lịch tiêm một liều. WHO ước tính rằng việc áp dụng lịch tiêm một liều đã giúp ít nhất 6 triệu tr.ẻ e.m gái được tiêm vaccine HPV ...

1 Chị Đẹp chưa thi đã bị đàn chị từ chối chung đội, vừa cất giọng liền hứng "gáo nước lạnh"

Tv show

06:47:13 06/10/2024
Sau khi chương trình công bố chính thức đội hình mùa 2, loạt khoảnh khắc hậu trường giữa các Chị Đẹp đã được hé lộ.

Love Next Door tập 15: Đôi trẻ bị chia cắt vì "đại chiến sui gia", Jung Hae In bất chấp tất cả để ở bên người yêu

Phim châu á

06:41:20 06/10/2024
Trong khi mối quan hệ của đôi trẻ ngày càng trở nên mặn nồng thì hai bên gia đình lại căng như dây đàn vì mâu thuẫn.

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5

Sao việt

06:38:12 06/10/2024
Tối 5/10, chung kết Miss Cosmo 2024 diễn ra tại sân khấu ngoài trời ở TP.HCM. Là đêm thi cuối cùng, các thí sinh dồn sự quyết tâm để bung sức, sẵn sàng cạnh tranh cho chiếc vương miện danh giá.

Nếu thấy loại rau này, hái ngay về làm 2 món ăn giòn ngon, lạ miệng lại giúp tăng miễn dịch, đào thải độc tố, thanh nhiệt...

Ẩm thực

06:30:13 06/10/2024
Ngoài việc chế biến thành món rau xào, nấu canh xương, bạn có thể khám phá hương vị độc đáo của rau bồ công anh thông qua các công thức dưới đây.

Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra

Hậu trường phim

06:26:33 06/10/2024
Ngày 5/10, Sina đưa tin đoàn phim cổ trang Phó Sơn Hải do Thành Nghị đóng chính đang gấp rút hoàn thành những ngày quay cuối cùng.

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

Thế giới

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Lisa bị nói vô tâm với Rosé, Jisoo liền nói rõ mâu thuẫn trong nhóm Blackpink

Sao châu á

21:30:22 05/10/2024
Kể từ sau khi kết thúc hợp đồng cá nhân với YG Entertaiment, các thành viên Blackpink đều hoạt động sôi nổi với tư cách một nghệ sĩ solo. Nếu Jisoo tích cực tham gia phim mới thì 3 người em cùng nhóm lại tất bật với những dự án âm nhạc.