Giám thị coi thi nghiêm túc, hãy coi chừng!
(GDVN) – Hy vọng, những thầy cô giáo, giám thị “dị hợm” coi thi trong kỳ thi sắp tới sẽ được đối xử bình thường, không còn tình cảnh dị biệt, đáng ghét.
LTS: Lời “đe” và cảnh báo trên của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc trực tiếp dành tặng các thầy cô giám thị coi thi nghiêm túc.
Chuyện tưởng như khó tin, nhưng được chính người trong cuộc nói ra trước ngày thi quốc gia có 2 ngày.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả góc nhìn thi cử đặc biệt này.
Dù những năm qua kỳ thi Tốt nghiệp THPT có nhiều thay đổi, cải tiến cách tổ chức thi cử khiến nhiều thầy, cô giáo làm giám thị thể hiện tinh thần nghiêm túc, tuân thủ, thực hiện đúng quy chế thi của Bộ GD&ĐT trong công tác coi thi.
Song chính sự thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy chế của họ lại trở nên xa lạ, “dị hợm”, đáng ghét đối với không ít vị lãnh đạo Hội đồng thi, thầy cô giáo khác, vốn rất dễ dãi, thiếu nghiêm túc trong thi cử, lúc nào cũng sính “thành tích”.
Nhiều thay đổi, cải tiến cách tổ chức thi cử (Ảnh: baophapluat.vn)
Trường hợp thầy T.V.V, giáo viên môn Vật lý, ở một trường THPT ở một huyện của tỉnh Quảng Ngãi là một minh chứng.
Thầy V. vốn là giáo viên giảng dạy và coi thi rất nghiêm túc. Năm trước đây, thầy V. được Sở GDĐT phân công làm nhiệm vụ coi thi tại Hội đồng thi trường S.L. Năm đó phong trào: “Hai không” còn mạnh mẽ.
Buổi thi đầu tiên môn Văn, trước khi vào phòng thi và đầu giờ, thầy V. và giám thị thứ 2 đã dặn dò, nhắc nhở khá kỹ tất cả thí sinh trong phòng phải cố gắng làm bài tốt, nghiêm túc, không được vi phạm quy chế coi thi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời gian làm bài trôi qua chưa lâu, nhiều thí sinh đã lôi tài liệu trong túi quần ra “quay” một cách rất ngang nhiên, cố tình. Không chấp nhận hiện tượng tiêu cực của thí sinh , thầy V. lập biên bản xử lý 5 thí sinh vi phạm quy chế.
Biết thầy làm đúng quy chế, nhưng thường trực Hội đồng thi lại không thích thầy làm thế.
Họ chủ động cho người đến khuyên, xin thầy tha, xóa các biên bản vi phạm quy chế của 5 thí sinh, để các em có cơ hội thi đỗ Tốt nghiệp, để Hội đồng thi ở đây mọi cái được êm xuôi, đâu vào đấy. Song thầy V. vẫn giữ nguyên quyết định của mình.
Trước hành động được xem là “gây sốc” của thầy V., lãnh đạo Hội đồng thi liền có cách ứng xử khác biệt với thầy ở 5 buổi, 5 môn thi còn lại, bằng cách phân công liên tục thầy V. làm giám thị Hội đồng và giám thị hành lang để ít có hoặc không còn cơ hội “diệt” thí sinh vi phạm quy chế thi nữa.
Một số giám thị coi thi không những không trân trọng việc làm nghiêm túc, đúng quy chế của thầy V. mà còn có biểu hiện trách móc, xa lánh thầy V. trong thời gian coi thi tại đó và coi thầy V. thuộc dạng “khùng”, không được bình thường, thích làm “oai” thiên hạ.
Cô N.T.E cũng là giáo viên lâu năm rất nghiêm túc, chặt chẽ trong thi cử. Cô E. quan niệm: “Thi cử phải ra thi cử. Thầy cô, giám thị, lãnh đạo tất cả Hội đồng thi phải tổ chức thi cho nghiêm túc, chặt chẽ.
Có vậy mới đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của các em, mới tạo công bằng, nền nếp, ý thức, thói quen tốt trong dạy và học”.
Biết bản tính con người thể hiện qua việc coi thi nghiêm túc của cô, cho nên nhiều Hội đồng thi, nhất là những người sở tại rất “sợ” cô E., trông mong không có tên cô trong danh sách giám thị về làm công tác coi thi.
Có người còn nói: “Có “con đó” về coi thi là mình lo đối phó khổ lắm, học sinh hết đường “sống”, chẳng có cơ hội sử dụng tài liệu, tỉ lệ đậu Tốt nghiệp sẽ thấp…”
Ôi thật trớ trêu! Thật tội nghiệp! Những thầy cô, giám thị coi thi nghiêm túc, đúng tinh thần, quy chế của Bộ GD&ĐT thì lại bị chính lãnh đạo, đồng nghiệp mình coi là người xa lạ, bị đối xử khác thường…
Đây được xem là căn nguyên chính khiến cho khâu tổ chức thi Tốt nghiệp THPT ở nhiều nơi thiếu nghiêm túc, các biểu hiện tiêu cực nảy sinh đến khôn lường.
Những nỗ lực, biện pháp của Bộ GD&ĐT về kỳ thi này lâu nay thường sớm bị phá sản.
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp đến rất gần, công tác chuẩn bị đã hoàn tất, được kỳ vọng là kỳ thi an toàn, nghiêm túc, những biểu hiện tiêu cực sẽ không còn “đất sống”.
Mấy ngày qua, Bộ GD&ĐT nói nhiều, nói rất mạnh mẽ về tính chặt chẽ, tính đồng bộ, tính kỷ luật của phòng thi ở cụm liên tỉnh cũng như cụm địa phương, công tác thanh tra phối hợp giữa các Sở Giáo dục và đào tạo, các trường Đại học, Cao đẳng được tăng cường, siết chặt.
Nếu làm được như những gì đã, đang nói thì tốt biết mấy. Hy vọng, những thầy cô giáo, giám thị “dị hợm” coi thi trong kỳ thi sắp tới sẽ được đối xử bình thường, không còn tình cảnh dị biệt, đáng ghét như các trường hợp trên.
Theo GDVN
Ăn thịt chó, hãy coi chừng
Mặc nắng mưa, ruồi nhặng, bụi đường mù mịt, các sạp thịt chó tại khu vực đường Phạm Văn Hai, chợ Xóm Mới (TP.HCM)... vẫn ngày ngày phơi ra hè phố.
Ảnh minh họa
Tại những nơi này, người ta bán chó tươi, chó chết ươn lẫn lộn. Người ghiền thì ghé vào. Người không chịu nổi thì bịt mũi, nhăn mặt...
Chợ thịt chó bên đường
Những con chó được giết mổ, cắt bỏ đầu và xẻ làm đôi ngang bụng... Mới 9h, chúng tôi đã chứng kiến cảnh tượng này ở quầy thịt chó bên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình. Cứ chốc chốc khách lại tấp vào hỏi mua với giá 100.000 đồng/kg. Bà chủ tiệm thịt chó cho biết: "Mua nguyên con cũng bằng giá đấy. Bỏ mối thì 95.000 đồng/kg".
Theo bà này, chó được nhập về từ các tỉnh. Khi chúng tôi hỏi mua số lượng lớn, bà dè chừng: "Mùa này mưa nên không có hàng. Mua ăn 2-3 kg thì được". Gần đấy, một người bán khác lại mau mắn: "Được thôi, mỗi ngày lấy mấy chục ký hay bao nhiêu? Tối gọi điện thoại đặt, mai ra lấy".
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua nguyên con, bà chủ một sạp thịt chó gần đường Trung Mỹ Tây 13 (quận 12) lôi từ tủ đá ra một con chó loại 3 kg được cạo sạch lông, cắt chân, mổ bụng với giá 110.000 đồng/kg. Hỏi con to hơn, bà tiếp tục lôi thêm hai con nữa. Trong tủ lạnh, chúng tôi thấy còn hai con loại 5-7 kg đã làm sạch. Vừa đặt con chó lên bàn, bà này phân trần: "Giết từ trưa, mưa gió nên phải cất vào. Hàng này khỏi chê, là hàng lồng (chó nuôi lấy thịt) từ Tây Ninh".
Để nâng giá cho "hàng lồng", bà chủ chỉ số thịt chó khác trên bàn, vạch miếng thịt có tụ máu bầm, nách chó có một lỗ sâu, miếng da xung quanh bị rách, toàn bộ da ngả vàng, rồi thẳng thừng nói: "Đây là hàng của mấy thằng ăn cắp".
Tiếp đó, bà vạch một miếng thịt trông rất tươi nói mua hàng chích điện, nhưng còn mới thì da hồng chứ không trắng bệch như chó chết lâu ngày. Chúng tôi năn nỉ bớt giá. Bà nói rằng hỏi hàng tuyển nên bà mới mang ra. Còn loại chó bị chích điện ban đầu nói giá 110.000 đồng/kg nhưng trả bao nhiêu cũng bán.
Chiều 20/6, tại điểm mua bán chó của một bà chủ trên đường hương lộ 3, giáp ranh giữa quận Bình Tân và quận Tân Phú, có nhiều lồng sắt chứa hàng chục con chó. Ở đây bán nguyên con, ai mua mới làm thịt. Giá chó sống 80.000 đồng/kg. Bà này nói không nên ăn hàng giá rẻ bởi có thể là chó bị bả. Mà loại bả chó thường có xuất xứ Trung Quốc rất độc, chó chỉ ngậm bả vô miệng là chết liền.
Bà này còn cho biết thêm giá chó sống giờ khá cao, thu mua lại của những tay mua dạo với giá 65.000 đồng/kg, chưa kể mỗi con chó sống được bơm thêm mấy lít nước. "Hàng ngon, hàng mắc tiền thì không sợ gì hết" - bà này quảng cáo.
Bà Nhung, bán nước giải khát dưới chân cầu An Hạ (huyện Hóc Môn), cho biết tầm 15h-16h, dân thu gom chó dạo đi xe máy chở các lồng chó thu mua từ Củ Chi và các vùng lân cận về tập kết dưới chân cầu. Họ bơm thẳng nước dưới sông vào bụng chó trước khi bán để tăng trọng lượng. Bà này kể thêm cách đây một tháng, nhà có con chó bị tiêu chảy. Biết không cứu được nên bà ngoắt ông chở chó chạy ngang, con chó nặng hơn chục ký chỉ bán 200.000 đồng.
Thơm, thối trong quán nhậu
Tại khu chợ thịt chó gần đường Trung Mỹ Tây 13 (quận 12), chúng tôi gặp ông Hương với bịch thịt chó nặng hơn 5 kg trên tay. Ông kể quán nhậu của ông bán nhiều món, trong đó có thịt chó. Ông này cho hay thịt gà, vịt cần phải có giấy tờ kiểm dịch, nhưng với thịt chó thì ông chưa nghe nói bao giờ. "Thịt chó tui mua mấy sạp ở ngoài về bỏ tủ lạnh. Khi khách kêu thì tôi rã đông rồi làm mồi nhậu. Cứ bán hết tui lại ra sạp mua vài ký" - ông Hương cho biết.
Mới đầu giờ chiều nhưng quán cầy tơ trên đường Phạm Văn Bạch, quận Tân Bình đã có khách. Bên ngoài quán chỉ bày biện vài bộ bàn ghế cũ. Khu vực chế biến chật hẹp với nồi, xoong, chậu rửa bày kín lối đi. Bà chủ quán tay cầm chiếc đũa lớn vớt bộ dồi ra khỏi chiếc chảo lớn, dầu đen kịt sôi sùng sục. Một ngày quán này bán hết 2-3 con. Hỏi nguồn gốc chó, cũng như thịt chó được kiểm dịch chưa, bà chỉ ậm ừ cho qua mà không giải thích.
Chúng tôi ghé một quán thịt chó khác trên đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp). Nhân viên quán đang sơ chế chân chó. Hàng chục chiếc chân chó sau khi được thui bằng bã mía chất cả trong thau nhôm lớn. Một người dùng chiếc kéo gắp than tổ ong được nung đỏ phần mũi ấn vào các kẽ chân chó cho biết: "Làm vậy chân sẽ không bị cháy. Thịt sẽ bớt mùi hôi". Người làm bếp kể một ngày bán được 50-60 kg thịt. Buổi tối, khách rất đông, hơn cả trăm người. Nguồn thịt chó cung cấp cho quán là chó giao tận nơi, có lúc lấy từ các lò giết mổ trên đường Lê Đức Thọ.
Kéo tấm áo mưa còn đọng đầy nước mưa, chủ một sạp bán thịt chó ở gần chợ Xóm Mới cho chúng tôi xem thịt chó đã được chế biến có màu vàng ươm. Số thịt này đặt bên cạnh đống dao thớt cũ mèm và những vụn thịt sống còn bám mảng trên bàn. Thịt sống và thịt qua chế biến đều cùng một mức giá 100.000 đồng/kg. Khi được hỏi thịt chó qua kiểm dịch chưa, chủ quán vừa nói vừa lấy tay xua xua: "Chó thì biết bao nhiêu quán bán, làm gì có kiểm dịch, chó này nhà tự làm!".
Theo Tuổi trẻ