Giấm táo gây sốt
Giấm táo đã trở thành ‘cơn sốt’ trên TikTok khi người ta chia sẻ hàng loạt lợi ích kỳ diệu của nó, từ giảm cân, hỗ trợ kiểm soát đường trong máu, trị mụn trứng cá và nhiều hơn thế.
Trong một video TikTok, một người đàn ông khuấy một thìa giấm táo vào cốc nước rồi uống và ăn hai lát pizza. Sau đó, anh ta kiểm tra lượng đường trong máu. “Đây là kết quả tốt nhất tôi từng thấy”, anh ta nói, khoe ra chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với khi anh ta ăn pizza mà không uống giấm táo.
Trong hàng loạt video khác, người dùng TikTok ca ngợi khả năng thần thánh của giấm táo trong việc giúp họ giảm cân, ổn định dạ dày và khi thoa lên da giúp chữa mụn trứng cá và bệnh chàm.
Carol Johnston, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học bang Arizona, cho biết giấm táo đã được sử dụng như một phương thuốc tại nhà để chữa lành vết thương, giảm ho và làm dịu cơn đau dạ dày trong hàng nghìn năm.
Nhưng trong khi một số lợi ích sức khỏe của giấm táo có một chút bằng chứng khoa học phía sau, nhiều công dụng thần kỳ khác đang được dân mạng lan truyền lại chưa được kiểm chứng, Johnston nói. Các chuyên gia khuyên người dùng nên thận trọng khi sử dụng giấm táo, đặc biệt đối với người đang có tình trạng bệnh lý.
Hiểu về giấm táo
Johnston cho biết giấm táo được làm bằng phương pháp lên men, trong đó nấm men và vi khuẩn chuyển hóa carbohydrate đầu tiên thành rượu và sau đó thành axit axetic, tạo cho giấm hương vị và mùi nồng, và theo nghiên cứu, có khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Tiến sĩ Chris Damman, phó giáo sư khoa tiêu hóa tại Trường Y khoa Đại học Washington, cho biết những người ủng hộ giấm táo trên mạng thường khuyên dùng các phiên bản chưa tiệt trùng và chưa lọc, trong đó chứa một lớp vi khuẩn và carbohydrate chưa tiêu hóa. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy những loại giấm táo “thô” này lành mạnh hơn những loại thông thường, ông cho biết.
Một số lợi ích của giấm táo đã được phát hiện, tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn để biết liệu nó có an toàn để sử dụng lâu dài hay không.
Vào đầu những năm 2000, tiến sĩ Johnston, người nghiên cứu về cách một số chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, đã tình cờ tìm thấy một nghiên cứu từ năm 1988 cho thấy axit axetic có thể làm giảm lượng đường trong máu ở chuột sau khi chúng được cho uống dung dịch tinh bột.
Bà rất hứng thú và quyết định thử nghiệm ý tưởng này ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và kháng insulin.
Tiến sĩ Johnston và các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng uống 1-2 thìa giấm táo hoặc các loại giấm khác pha với nước ngay trước bữa ăn chứa nhiều carbohydrate sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột biến thấp hơn so với không uống giấm.
Một số nghiên cứu cho thấy giấm có thể làm chậm quá trình di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và cản trở một số enzyme phân hủy carbohydrate thành đường đơn, giúp giảm lượng đường trong máu.
Nhưng Paul Gill, một nhà nghiên cứu tại Đại học Monash ở Australia, cho biết cần phải nghiên cứu thêm để chứng minh rằng giấm táo an toàn và có lợi khi sử dụng lâu dài.
Không khuyến nghị dùng giấm táo giảm cân
Một số nghiên cứu nhỏ, ngắn hạn đối với những người trưởng thành thuộc nhóm thừa cân hoặc béo phì đã tìm ra mối liên hệ giữa giấm táo và việc giảm cân.
Ví dụ, trong một nghiên cứu năm 2009 trên 155 người trưởng thành ở Nhật Bản, các khoa học phát hiện ra rằng những người uống 2 thìa giấm táo pha với nước mỗi ngày trong 3 tháng đã giảm được khoảng 1,8 kg. Và trong một thử nghiệm năm 2024 trên 120 người từ 12-25 tuổi ở Lebanon, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những người uống một thìa giấm táo pha với nước mỗi sáng trong 3 tháng đã giảm trung bình 6,8 kg.
Nhưng một nghiên cứu theo dõi những người tham gia sau khi họ ngừng dùng giấm táo đã phát hiện rằng trung bình, họ tăng lại cân nặng như ban đầu trong vòng một tháng.
Do thiếu dữ liệu đáng tin cậy và khung thời gian nghiên cứu ngắn, Beth Czerwony, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Cleveland (Mỹ), cho biết bà không khuyến nghị bệnh nhân của mình sử dụng giấm táo để giảm cân. Bà cho biết, nếu giấm thực sự giúp mọi người giảm cân, thì tác dụng của nó có thể là làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn no lâu hơn.
Tác dụng với sức khỏe đường ruột
Video đang HOT
Tamara Duker Freuman, một chuyên gia dinh dưỡng tại thành phố New York (Mỹ) chuyên về các bệnh lý tiêu hóa, cho biết nhiều bệnh nhân của bà nói rằng uống giấm táo trước hoặc sau bữa ăn giúp giảm các triệu chứng trào ngược axit.
Giấm táo có thể làm trầm trọng các triệu chứng trào ngược axit.
“Tôi tin họ”, bà nói, nhưng lưu ý rằng “có hàng trăm bệnh nhân khác bị trào ngược dạ dày nặng” lại cho biết giấm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ.
“Thật không may, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào có giá trị về giấm và sức khỏe tiêu hóa”, tiến sĩ Nitin K. Ahuja, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Penn Medicine, cho biết.
Những người sử dụng giấm để điều trị chứng trào ngược, thường do axit dạ dày thoát vào thực quản, cho biết axit từ giấm thúc đẩy dạ dày sản xuất ít axit hơn. Nhưng Ahuja nói thêm không có dữ liệu hỗ trợ nào chứng minh khi cho thêm axit vào dạ dày bằng cách nào đó sẽ giúp kiểm soát tình trạng trào ngược axit.
Ông cho biết nếu bị trào ngược thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ.
Tác dụng đối với da
Tiến sĩ Lydia Luu, bác sĩ da liễu tại Trường Y khoa Đại học Virginia, cho biếtviệc thoa giấm táo pha loãng lên da từ lâu đã được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh chàm tại nhà. Và sau khi một số bệnh nhân hỏi về phương pháp điều trị này, cô và các đồng nghiệp đã quyết định thử nghiệm.
Các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng giấm táo ở mức phù hợp, nên kết hợp trong nấu ăn, pha chế.
Trong nghiên cứu năm 2019, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 22 người tham gia, một nửa trong số họ bị bệnh chàm, ngâm một cánh tay trong nước máy và một cánh tay trong giấm táo pha loãng trong 10 phút mỗi ngày trong hai tuần.
Kết quả, không có sự khác biệt nào giữa làn da của những người tham gia về độ pH, vi khuẩn hoặc khả năng giữ ẩm. 16 người tham gia nghiên cứu đã báo cáo các triệu chứng như bỏng nhẹ hoặc ngứa, chủ yếu ở cánh tay được điều trị bằng giấm; một người bị ngứa dữ dội, bỏng vừa phải và một vết loét nhỏ; và một người khác bị phát ban.
Tiến sĩ Luu cho biết, giấm táo “thật không may là không có tác dụng gì đối với bệnh chàm” và có thể khiến các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Trên TikTok tràn ngập các video về phương pháp dùng giấm táo điều trị mụn trứng cá hoặc đốm đen hoặc để loại bỏ mụn thịt. Nhưng Tiến sĩ Luu cho biết không có nghiên cứu tốt nào về những công dụng này và giấm táo có thể gây bỏng và sẹo trên da.
Sử dụng giấm táo an toàn
Uống giấm táo, ngay cả khi pha loãng, có thể gây tương tác với một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường và tim, cũng như thuốc lợi tiểu. Giấm táo cũng có thể làm giảm kali trong máu, đây có thể là vấn đề đối với những người đã có mức kali thấp, bà Czerwony cho biết. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử.
Tiến sĩ Luu cũng đưa lời khuyên tương tự nếu ai đó muốn sử dụng giấm táo trên da. Bác sĩ chăm sóc chính hoặc bác sĩ da liễu có thể đề xuất các phương pháp điều trị an toàn hơn và hiệu quả hơn.
Tiến sĩ Johnston nói rằng nếu bạn muốn sử dụng giấm để kiểm soát lượng đường trong máu, nên pha loãng 1-2 thìa canh bất kỳ loại giấm nào vào nước và uống, nhưng không được vượt quá 2-4 thìa canh trong một ngày. Ngay cả khi pha loãng, giấm vẫn có thể làm mòn men răng vì vậy bà khuyên bạn nên uống giấm bằng ống hút.
Tiến sĩ Ahuja cho biết nếu uống giấm không pha loãng, bạn cũng có nguy cơ bị mòn niêm mạc thực quản.
Tiến sĩ Damman gợi ý một cách tiếp cận an toàn và ngon miệng hơn là sử dụng giấm táo trong nấu ăn. Trộn giấm táo vào nước sốt vinaigrette hoặc cơm sushi, kết hợp với dầu ô liu để chấm bánh mì hoặc thêm giấm táo vào đồ uống có ga.
8 cách ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến
Lượng đường trong máu tăng đột biến có thể khiến mạch máu cứng lại và thu hẹp, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Tìm hiểu các cách giúp giữ lượng đường trong máu ổn định để tránh nguy cơ.
Lượng đường trong máu tăng đột biến xảy ra sau khi ăn, lượng đường trong máu tăng lên và sau đó giảm mạnh. Theo thời gian, cơ thể không thể hạ lượng đường trong máu một cách hiệu quả, làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.
Bệnh đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe đang gia tăng. Hiện Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.
Lượng đường trong máu tăng đột biến cũng có thể khiến mạch máu cứng lại và thu hẹp, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Theo BSCKII Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh đái tháo đường là tình trạng mạn tính nên người bệnh không thể hoàn toàn đẩy lùi hoặc chữa trị bằng cách đơn giản. Tuy nhiên có một số biện pháp quản lý bệnh, kiểm soát tình trạng bệnh. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống như hạn chế đường tinh bột, thực phẩm đường huyết cao; ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ như rau quả tươi và tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày...
1. Ăn ít carb ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến
Chế độ ăn ít carb có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Carbohydrate (carbs) là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng lên. Khi ăn carbs, chúng sẽ được phân hủy thành các loại đường đơn giản. Những loại đường này sau đó sẽ đi vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone gọi là insulin, thúc đẩy các tế bào hấp thụ đường từ máu khiến lượng đường trong máu giảm xuống.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp dụng chế độ ăn ít carb có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Chế độ ăn kiêng low-carb còn có thêm lợi ích là hỗ trợ giảm cân, điều này cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Các thực phẩm ít carbs là thịt gà, cá hồi, cá tuyết, trứng, các loại rau củ quả như rau bina, bông cải xanh, súp lơ trắng, cà rốt, táo, cam, lê, việt quất, dâu tây, hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương, dầu dừa, dầu ô liu...
2. Ăn ít carbs tinh chế hơn
Carbs tinh chế, hay còn gọi là carbs đã qua chế biến là đường hoặc ngũ cốc tinh chế. Một số nguồn carbs tinh chế phổ biến bao gồm: đường ăn, bánh mì trắng, gạo trắng, nước ngọt, kẹo, ngũ cốc ăn sáng... Carbs tinh chế đã bị loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Carbs tinh chế được cho là có chỉ số đường huyết (GI) cao vì chúng được cơ thể tiêu hóa rất dễ dàng và nhanh chóng. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.
GI của carbs khác nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nó, bao gồm độ chín, những gì ăn và cách nấu hoặc chế biến carbs. Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt có GI thấp hơn, cũng như hầu hết các loại trái cây, rau không chứa tinh bột và các loại đậu.
3. Giảm lượng đường ăn vào
Cơ thể không có nhu cầu dinh dưỡng cần thêm đường như sucrose và xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Trên thực tế, chúng chỉ là lượng calo rỗng. Cơ thể phá vỡ những loại đường đơn giản này rất dễ dàng, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến gần như ngay lập tức.
Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đường có liên quan đến việc phát triển tình trạng kháng insulin. Đây là khi các tế bào không phản ứng như bình thường với việc giải phóng insulin, dẫn đến cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
Một lựa chọn khác để từ bỏ hoàn toàn đường là thay thế bằng chất thay thế đường như mật ong, xi-rô cây phong...
4. Ăn nhiều chất xơ
Lựa chọn chất xơ hòa tan để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến.
Chất xơ được tạo thành từ các phần thực phẩm thực vật mà cơ thể không thể tiêu hóa được. Nó thường được chia thành hai nhóm: chất xơ hòa tan và không hòa tan. Đặc biệt, chất xơ hòa tan có thể giúp quản lý lượng đường trong máu tăng đột biến. Chất xơ hòa tan trong nước tạo thành một chất giống như gel giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbs trong ruột giúp lượng đường trong máu tăng, giảm đều đặn chứ không tăng đột biến. Chất xơ cũng có thể khiến cảm thấy no, giảm cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn nạp vào.
Các nguồn chất xơ hòa tan tốt như cháo bột yến mạch, quả hạch, một số loại trái cây, (táo, cam, quả việt quất...), cà rốt, đậu Hà Lan, măng tây và một số loại rau xanh...
5. Uống nhiều nước hơn
Không uống đủ nước có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Mất nước khiến cơ thể sản sinh ra một loại hormone gọi là vasopressin. Điều này khuyến khích thận giữ lại chất lỏng và ngăn cơ thể thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Nó cũng thúc đẩy gan giải phóng nhiều đường hơn vào máu.
Lượng nước đủ phụ thuộc vào mỗi người. Luôn đảm bảo thói quen uống nước ngay khi không khát và tăng lượng nước uống khi thời tiết nóng hoặc khi tập thể dục.
Hãy uống nước lọc thay vì nước trái cây có đường hoặc nước ngọt vì hàm lượng đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
6. Thêm một ít giấm vào chế độ ăn uống
Giấm táo là một cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Giấm táo có lợi cho sức khỏe, có liên quan đến việc giảm cân, giảm cholesterol, đặc tính kháng khuẩn và kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo đánh giá năm 2018, một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ giấm có thể làm tăng phản ứng insulin và làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Nhưng nếu mắc đái tháo đường và đang phải dùng thuốc, hãy tránh dùng giấm táo. Vì khi sử dụng những loại thuốc này sẽ làm giảm lượng đường trong máu, có thể xuống quá thấp gây hạ đường huyết, chóng mặt, lú lẫn...
7. Nạp đủ crom và magie
Các nghiên cứu cho thấy cả crom và magie đều có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kết hợp của cả hai đều làm tăng độ nhạy insulin hơn là chỉ bổ sung riêng lẻ.
Chế độ ăn uống khuyến nghị cho crom và magie thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Crom và magie có nhiều trong các thực phẩm như bông cải xanh, lòng đỏ trứng, động vật có vỏ, cà chua, rau chân vịt, quả hạnh, bơ, hạt điều, đậu phộng...
8. Rượu bia
Đồ uống có cồn thường chứa nhiều đường bổ sung. Điều này đặc biệt đúng đối với đồ uống hỗn hợp và cocktail, có thể chứa tới 30g đường trong mỗi khẩu phần.
Đường trong đồ uống có cồn khiến lượng đường trong máu tăng đột biến giống như đường bổ sung trong thực phẩm. Hầu hết đồ uống có cồn cũng có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Giống như đường bổ sung, chúng thực sự là loại calo rỗng và có thể làm tăng nguy cơ tăng đường huyết.
Ngoài chế độ ăn uống thì lối sống, sinh hoạt, giấc ngủ cũng có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hoạt động thể chất thường xuyên, duy trì cân nặng vừa phải và uống nhiều nước cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài việc giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Nếu có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào hoặc đang dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống.
Đối với hầu hết mọi người, thực hiện những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống này là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ phát triển tình trạng kháng insulin hoặc bệnh đái tháo đường type 2.
Đây là trái cây giúp kiểm soát lượng đường trong máu Theo NDTV, ăn nho không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn có lợi cho tiêu hóa, mắt, hỗ trợ hệ thống miễn dịch... Nho không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Chúng ít calo và chất béo, giàu vitamin C và K. Nho cũng chứa chất chống...