Giảm tải trích đoạn Truyện Kiều vì ‘trọng nam, khinh nữ’?
Trong một hội thảo mới đây, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết sách giáo khoa dành cho bậc học phổ thông hiện hành còn nhiều yếu tố mang bóng dáng tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”.
Có nhiều biện pháp thay đổi điều này, kể cả việc giảm tải, lược bỏ một số tác phẩm, trong đó có trích đoạn của kiệt tác truyện Kiều.
Trao đổi tại hội thảo, ông Trần Kim Tự, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, SGK dành cho bậc học phổ thông hiện hành còn chứa nội dung, hình ảnh mang tính khuôn mẫu về giới, chưa cập nhật kịp thời những thay đổi theo xu hướng tích cực về vai trò, vị thế, sự tham gia và đóng góp của nam, nữ… trong đời sống xã hội và được xem là yếu tố dẫn đến định kiến về giới.
Theo ông Tự, đầu tiên là mất cân đối nam nữ ở số lượng tác giả trong sách; thứ hai là mất cân đối tỷ lệ nhân vật nam, nữ trong sách.
Cùng với đó, hình ảnh đại diện nghề nghiệp của nam, nữ chưa phản ánh kịp thời xu hướng và những thay đổi trong xã hội. Ông Tự dẫn kết quả rà soát 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12 có 8.276 nhân vật trong nội dung văn bản, trong đó, nam giới chiếm tới 69%. Trong 7.897 nhân vật trong các hình ảnh, nam giới cũng chiếm 58%.
Hơn nữa, những ví dụ trong sách giáo khoa về các nhân vật quan trọng, nổi tiếng thì 95% là nam. Cùng với đó, càng lên cấp học cao, thì sự chênh lệch tỷ lệ giữa nhân vật nam, nhân vật nữ càng lớn.
SGK giảm tải trích đoạn truyện Kiều vì “trọng nam, khinh nữ”?
Ngoài ra, trong sách giáo khoa, các nhân vật nữ thường làm những công việc về nông nghiệp, chăm sóc động vật, trồng cây cối, làm việc nhà, nấu ăn, mua sắm ở chợ, làm cô giáo hoặc nhân viên bán hàng, trong đó, nam giới đều có nghề nghiệp cụ thể, đa dạng hơn như kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, công an, bộ đội…
Ông Tự cho biết trong chương trình cải cách phải đảm bảo các vấn đề về giới, bình đẳng giới được lồng ghép trong chương trình tổng thể, chương trình môn học, sách giáo khoa mới.
Một trong những chỉ tiêu đưa ra là nội dung, chương trình sách giáo khoa phổ thông mới được điều chỉnh, loại bỏ những nội dung, hình ảnh có định kiến giới nhằm góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.
Video đang HOT
Trong phần phụ lục báo cáo ông Tự trình bày ở hội thảo đề cập đến bộ sách Ngữ văn THCS và THPT, liệt kê hàng loạt tác phẩm thời trung đại phản ánh xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ, có hàng loạt văn bản đọc hiểu đề cập đến thân phận người phụ nữ đau khổ, bất hạnh, đáng thương.
Trong đó, nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương); Chinh phụ ngâm khúc; chèo Quan âm Thị Kính; Hịch tướng sĩ; Chuyện người con gái Nam Xương; Truyện Kiều; Sử thi Đăm săn; Độc Tiểu Thanh ký; Tự tình (Hồ Xuân Hương); Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố); Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng); Thương vợ (Tú Xương); Vợ nhặt (Kim Lân); Vợ chồng A pPhủ (Tô Hoài); Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
Theo báo cáo, một số nội dung này đã được cân nhắc và đưa vào nội dung giảm tải như Sau phút chia ly (Chinh phụ ngâm); Chèo Quan âm Thị Kính; một số trích đoạn trong truyện Kiều như Mã Giám Sinh mua Kiều; những câu hát than thân trách phận…
Một số tác phẩm đề cao chí làm trai trong thời loạn, đối lập với thói nữ nhi thường tình như Hịch Tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão); Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) được đánh giá là đặc điểm chung của văn học trung đại, nếu tước bỏ thì học sinh không hình dung được đặc trưng quan niệm, tư tưởng của con người thời này.
Trao đổi xung quanh nội dung giới và bình đẳng giới trong sách giáo khoa, ông Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình, sách giáo khoa mới cho rằng không nên loại bỏ, mà phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh phát biểu quan điểm cá nhân về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
“Xã hội Việt Nam còn nhiều vấn đề nên người ta phản ánh đúng thực tế. Vấn đề là học sinh mới nhận thức như thế nào. Ví dụ, Chiếc thuyền ngoài xa, một người phụ nữ bị chồng hắt hủi thậm tệ lại cố bảo vệ hạnh phúc thì quan điểm của học sinh như thế nào? Các em phải phân tích nguyên nhân và nên làm như thế nào cho đúng?”, ông Thuyết nói.
Ông Thuyết cho rằng nhìn nhận theo hướng “trọng nam, khinh nữ” là theo hướng nghiên cứu, còn khai thác tác phẩm thì học sinh thế hệ bây giờ phải có quyền phát biểu ý kiến.
“Chỉ thấy tác phẩm như thế, không thể kết luận sách giáo khoa chênh lệch về tỷ lệ nam, nữ”, ông Thuyết nhấn mạnh.
Theo Trường Phong / Tiền Phong
Con gái lấy chồng, bố dượng đòi sính lễ hơn 100 triệu
Gia đình bên nội của Mai đều là những người có tư tưởng cổ hủ và bảo thủ nhất là chuyện trọng nam khinh nữ.
Bởi vậy từ ngày Mai sinh ra cô chưa từng được ông bà yêu thương, hơn nữa mẹ cô còn thường xuyên bị bố cô đánh đập.
Mai còn nhớ rất rõ, khi cô còn nhỏ, mỗi lần bố ra ngoài uống rượu say khi trở về đều cầm thắt lưng đánh mẹ con cô, mẹ cô thường hay che chắn cho con gái mỗi khi chiếc thắt lưng quất về hướng cô. Cuối cùng, không chịu nổi người chồng vũ phu và gia đình gia trưởng đó, mẹ cô đã ly dị và về nhà bà ngoại sống.
Để nuôi con gái ăn học, Mẹ Mai đã phải làm việc rất vất vả, kể cả những công việc bẩn thỉu khổ sở nhất bà đều có thể làm. Thấy mẹ như vậy, Mai quyết tâm nỗ lực học tập để mẹ yên lòng. Thế nhưng, Mai càng học lên càng thì số tiền cô tiêu tốn càng nhiều hơn, 1 mình mẹ xoay sở vô cùng vất vả, lúc đó người hàng xóm nhà cô là Tuấn thấy thương hoàn cảnh mẹ con Mai nên ngỏ ý muốn giúp đỡ mẹ Mai. Ban đầu mẹ Mai không đồng ý nhưng sau nhiều lần bác Tuấn ngỏ lời, bà đã chấp thuận về chung 1 nhà với ông.
Bác Tuấn là 1 người chuyên làm hàng thủ công, mặc dù mới ngoài 40 nhưng vẫn ở vậy từ sau khi vợ chết. Cho đến khi gặp mẹ Mai ông mới chịu mở lòng và cuối cùng ông thành bố dượng của Mai. Ông đối xử với Mai rất tốt, còn tốt hơn nhiều lần so với bố đẻ của cô. Cũng bởi vì bố dượng có tiền nên cuộc sống gia đình của Mai cũng khá lên rất nhiều.
Đến năm Mai 13 tuổi thì mẹ cô đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, Lúc đó, bố dượng và cô nhận được 1 khoản tiền bảo hiểm của mẹ. Mọi người đều nói bố dượng không việc gì phải chăm sóc Mai mà nên đi tìm 1 người phụ nữ khác để lập gia đình mới. Không ngờ, bố dượng đã không làm thế, ông không tái hôn mà ở vậy chăm sóc con gái riêng của vợ.
Từ ngày mẹ mất, bố dượng không những không bỏ rơi Mai mà còn yêu thương cô nhiều hơn, ông làm việc chăm chỉ hơn để cho Mai có 1 cuộc sống tốt nhất. Cuối cùng cô cũng thuận lợi thi đỗ đại học và sau khi tốt nghiệp lại xin được 1 công việc ưng ý ở thành phố.
Tại nơi làm việc, Mai có gặp và yêu 1 người đồng nghiệp. Hơn 1 năm sau họ quyết định làm đám cưới. Nào ngờ, khi thấy con rể là con cái 1 gia đình thành phố giàu có thì bố dượng cô lại thách cưới 100 triệu, bắt buộc nhà trai phải đem sính lễ đủ 100 triệu đến ông mới gả con. Thế nhưng vào ngày tổ chức hôn lễ, ông lại chỉ tặng con gái 1 chiếc túi làm của hồi môn khiến Mai vừa bực mình vừa xấu hổ với gia đình chồng.
(Ảnh minh họa)
Đêm tân hôn, cầm chiếc túi xấu xí của bố dượng tặng về nhà, Mai hậm hực trong lòng nói với chồng:
-Thật chẳng hiểu sao bố dượng lại tặng e chiếc túi này, không lẽ bao nhiêu năm nay tình cảm của ông ta đối với em chỉ là giả? Hay là ông ấy chỉ chờ đến ngày em lấy chồng và đòi tiền thách cưới như thế này để bù lại quãng thời gian phải chăm sóc em?
Chồng cô bèn xoa tay vợ:
-Em bình tĩnh đã, nếu bố dượng đã ở vậy nuôi em đến giờ này thì 100 triệu liệu có đủ đền đáp ân tình đó không? Hơn nữa, bố tặng gì cũng quý rồi em cứ hằn học làm gì.
Mai ấm ức nói:
-Nhưng em chưa bao giờ tưởng tượng ra ông ấy lại có thể làm thế này, nếu mẹ em còn sống..chắc chắn bà sẽ khiến em nở mày nở mặt trong đám cưới.
Nói rồi cô rưng rưng nước mắt và vứt chiếc túi xuống sàn. Nhưng lúc đó chồng cô nhẹ nhàng nhặt lên rồi mở chiếc túi đó ra, anh bỗng thay đổi sắc mặt:
-Em lại mà xem này.
Rồi không để Mai đáp lời, anh kéo vợ lại gần:
-Đây, thì ra chiếc túi này không hề rẻ như em tưởng đâu, bên trong bố có để 1 cái thẻ ngân hàng và 1 lá thư gửi con gái yêu đây. Đọc đi.
Hóa ra, bố dượng cô vì không sinh được con nên luôn coi cô như con gái đẻ của mình, yêu thương hết mực. Ông chăm sóc cô cũng chỉ để thỏa mãn ước muốn được làm cha chứ không yêu cầu cô phải nuôi ông khi về già. Và trong chiếc thẻ kia là toàn bộ số tiền bố thách cưới cộng với số tiền bảo hiểm đền bù khi mẹ qua đời. Bố dượng đã không đụng đến 1 xu số tiền đó mà luôn cất giữ để dành cho con gái khi về nhà chồng.
Mai òa khóc trong vòng tay chồng, không ngờ cô lại có 1 người bố dượng vĩ đại đến thế. Vậy mà, đã có lúc cô nỡ lòng hiểu sai về ông. Mai gạt nước mắt quay sang nhìn chồng:
-Từ giờ trở đi anh nhất định phải cùng em hiếu thảo với bố nhớ chưa?
Chồng cô mỉm cười gật đầu còn Mai thì thở phào nhẹ nhõm. Đó là 1 đêm tân hôn hạnh phúc viên mãn.
Phong Thu/ Theo Thể thao Xã hội
Tôi chưa bao giờ được sống thanh thản khi sinh ra là phận gái Đôi khi nghĩ mình nên chết đi nhưng lại mọi người đau buồn. Tôi chỉ ước giá mình chưa hề tồn tại trên đời. ảnh minh họa Tôi 16 tuổi, bố mẹ sinh được hai người con, chị gái và tôi. Có lẽ không thoát khỏi hủ tục "trọng nam khinh nữ" nên bố mẹ đều mong muốn sinh được một trai một...