Giảm tải nội dung vẫn chưa làm giảm áp lực việc học
Để giảm tải nội dung chương trình, ngay từ đầu năm học này, Bộ GD-ĐT đã chủ động yêu cầu nhà trường THCS và THPT điều chỉnh nội dung dạy học cả năm học theo tinh thần Công văn số 3280/BGDĐT, ngày 27.8.2020.
Giảm tải nội dung, giảm tải số bài kiểm tra nhưng chưa thật sự giảm tải áp lực cho người học – NGỌC DƯƠNG
Tuy nhiên, chỉ mới hết một nửa học kỳ 1, song chúng tôi thấy còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa giảm đáng kể áp lực việc học cho học sinh (HS).
Giáo viên dạy môn tin học tại một trường THPT ở Q.Tân Phú, TP.HCM cho biết: “Có những bài học khá đơn giản trong chương trình, đa số HS đều thành thạo. Vì thế, Bộ đã chủ động giảm tải. Nhưng nhiều giáo viên chưa thông tinh thần này của Bộ, nên bắt buộc HS phải tự học ở nhà, và còn ra thêm quá nhiều bài tập nặng nề, không cần thiết”.
Tất cả môn học đều được giảm tải bằng cách bỏ hẳn không dạy, khuyến khích tự học, giảm nội dung hoặc tích hợp thành các chủ đề. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi, nhiều giáo viên yêu cầu việc HS tự học quá nhiều, khiến các em cảm thấy nặng nề. Kèm theo đó là việc giao bài tập về nhà quá nhiều vì tâm lý chung của giáo viên là sợ giảm tải thì HS bỏ bài, mất bài. Đến nỗi đã có lãnh đạo trường phổ thông phải đưa ra quy định cho giáo viên về việc cho bài tập về nhà với HS.
Dạy học tích hợp theo chủ đề của giáo viên cũng chưa thật khoa học, nên việc học còn dàn trải. Trong khi đó cách kiểm tra đánh giá vẫn như cũ, nên chưa phù hợp với việc dạy học, không giảm được áp lực kiến thức. Chẳng hạn với môn ngữ văn, những kiến thức trọng tâm đa số được tích hợp theo chủ đề, nhưng khi kiểm tra thì đề ra theo yêu cầu đơn vị bài học là chưa hợp lý.
Song song với đó, theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung về quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học, thì mỗi học kỳ, ngoài các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra cuối kỳ, HS chỉ còn 1 bài kiểm tra giữa kỳ. Điều này làm cho HS áp lực rất lớn khi ôn tập và nhiều em làm bài điểm thấp trong đợt kiểm tra này không khỏi lo lắng. Lo vì không còn bài kiểm tra hệ số 2 khác để gỡ điểm thấp như trước đây. Cho nên áp lực bài kiểm tra giữa kỳ này giống như bài thi học kỳ lần 1. Áp lực điểm số này dồn vào các con điểm kiểm tra thường xuyên, và đặc biệt là bài kiểm tra cuối kỳ.
Như vậy, xem ra đã giảm tải nội dung, giảm tải số bài kiểm tra nhưng chưa thật sự giảm tải áp lực cho người học.
Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26.8.2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12.12.2011, trong đó có những điều chỉnh khá mạnh mẽ.
Video đang HOT
Một trong những điểm mới của thông tư là tổng số đầu điểm kiểm tra, đánh giá với HS giảm. Trong mỗi học kỳ, ở mỗi môn học, HS chỉ có một bài kiểm tra giữa học kỳ và một bài kiểm tra cuối học kỳ, không còn phải làm bài kiểm tra 1 tiết. Với môn có số lượng tiết nhiều nhất là toán, ngữ văn thì HS có 3 bài kiểm tra 1 tiết/học kỳ.
Hình thức kiểm tra, đánh giá cũng đa dạng hơn. Nếu như trước đây, HS được kiểm tra qua việc hỏi – đáp, viết, thì với quy định mới, việc kiểm tra, đánh giá có thể được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến với các hình thức như hỏi – đáp, viết, thực hành, dự án học tập… Điểm khác biệt nữa là bên cạnh hình thức viết trên giấy, bài kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ có thể được thực hiện trên máy tính.
Học trò làm bài kiểm tra trên điện thoại: Ngăn kẻ gian lận "đóng thế"
Còn 10 phút nữa mới hết giờ làm bài, cô học trò Minh Tâm, Trường THPT Tây Thạnh, TPHCM đã hoàn thành bài kiểm tra giữa kỳ môn Hóa. Em kết thúc bài làm và lập tức kết quả kiểm tra báo về với 9,17 điểm.
Biết điểm ngay lập tức
Gần 1.000 học sinh lớp 12 Trường THPT Tây Thạnh, TPHCM vừa kết thúc đợt kiểm tra đánh giá giữa kỳ 1 năm học 2020-2021. Trong đó, 3 môn Toán, Lý, Hóa các em làm bài kiểm tra trực tuyến qua điện thoại hoặc máy tính qua hệ thống Trường học Thông minh 789.
Học sinh sẽ làm trên bài điện thoại có kết nối mạng, em nào không có điện thoại sẽ làm bài tại phòng máy tính của trường.
Trong lúc làm bài, nếu gặp sự cố, các em sẽ chuyển lên phòng máy. Khả năng đồng bộ dữ liệu theo thời gian đảm bảo thí sinh sẽ không bị mất hay sai điểm nếu có sự cố bất ngờ (mất mạng internet, mất điện,...) xảy ra trong quá trình làm bài.
Sau khi kết thúc bài làm, các em sẽ nhận kết quả kiểm tra ngay lập tức. Sau ngày thi một hôm, sẽ có đáp án chính thức, học sinh được phản hồi một cách tức thời về bài làm của mình.
Ngoài tự động chấm điểm, điểm thi cũng được tự động nhập vào sổ điểm. Giáo viên hoàn toàn không can thiệp vào quá trình này.
Học sinh lớp 12, Trường THPT Tây Thạnh, TPHCM làm bài kiểm tra giữa kỳ trên điện thoại
Đây là năm thứ hai, Trường THPT Trần Hữu Trang, TPHCM tổ chức các kỳ kiểm tra đánh giá trực tuyến cho học sinh. Năm nay, toàn bộ học sinh 3 khối 10,11,12 kiểm gia giữa kỳ 1 qua điện thoại, máy tính.
Sau thời gian đưa vào áp dụng, ông Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang cho hay, hình thức này mang lại rất nhiều tiện ích cho giáo viên, giúp giáo viên tiết giảm rất nhiều công sức.
Quản lý nhiều trường cũng đánh giá, với cách thức này , học sinh được làm quen với hình thức học tập, đánh giá trực tuyến. So với hình thức truyền thống, thi trực tuyến giúp tiết kiệm giấy, tài liệu, phô tô... Nhất là giáo viên giảm được những việc "ngốn" rất nhiều thời gian, gây căng thẳng như chấm điểm, vào sổ...
Các em biết điểm kiểm tra ngay sau khi kết thúc bài làm
Ngoài ra, cách thức thi này cũng đảm bảo tính khách quan. Đề thi do tổ bộ môn trường với nhiều giáo viên cùng thực hiện, đưa về hệ thống nhiều đề.
Từ đó, hệ thống sẽ tạo ra nhiều mã đề một cách khách quan, học trò không bị "lệ thuộc" vào cách ra đề, chấm điểm của bất cứ giáo viên nào.
Tìm cách ngăn "người đóng thế"
Theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung về đánh giá điểm số cấp tiểu học đến THPT, từ năm học này, lần đầu tiên cho phép kiểm tra, đánh giá học sinh trên máy tính.
Điều này, giúp các trường mạnh dạn hơn trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc học tập, kiểm tra đánh giá.
Được biết, tại TPHCM đến nay có 28 trường học, cả nước là trên 500 trường đưa vào áp dụng mô hình học tập, kiểm tra đánh giá trực tuyến này với khoảng 80.000 tài khoản giáo viên và 400.000 tài khoản học sinh.
Tuy nhiên, nhiều trường rất băn khoăn vì việc này đòi hỏi điều kiện hệ thống thiết bị, mạng nhất định. Nhất là lo lắng việc kiểm tra đánh giá trực tuyến là vấn đề gian lận thi cử khi học sinh làm bài ngay trên thiết bị của mình, có kết nối mạng internet.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai, Phó hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh cho biết, hệ thống có tính năng chống gian lận trong thi cử đảm bảo khi các em làm kiểm tra không thể làm việc khác.
Giám thị kiểm tra bài của học sinh để xác nhận quá trình các em làm bài trên chính thiết bị của mình
Khi các em vào bất kỳ trang nào khác, hay chát chít trao đổi, nghe điện thoại gọi đến... hệ thống sẽ cảnh báo các em "làm việc riêng". Nếu học sinh vẫn cố tình vào quá lần thứ 3, hệ thống sẽ tự đăng xuất và nộp bài của học sinh ngay lập tức.
Và khi đó, bài làm của các em tự động kết thúc, xuất nộp bài luôn. Không những không hoàn thành bài thi mà học sinh còn vi phạm quy chế thi.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai lưu ý một vấn đề khác, khi làm bài thi trực tuyến, người ngồi ở đâu cũng có thể làm bài. Học sinh hoàn toàn có thể chuyển tài khoản cho người ở nơi khác, đóng thế mình để làm bài.
Tại Trường THPT Tây Thạnh, nhà trường ngăn chặn nguy cơ này bằng cách nhắc giám thị tăng cường quan sát kỹ quá trình làm bài của học sinh và thêm một thao tác: yêu cầu các em xác nhận quá trình làm bài trên chính thiết bị của mình.
"Chúng tôi yêu cầu, trước khi học sinh nhấn nút nộp bài, các em giơ tay báo giám thị. Giám thị sẽ kiểm tra trên thiết bị của học sinh, xác nhận đúng là các em làm bài thiết bị này. Khi đó, người nơi khác làm bài cũng không được xác nhận", bà Mai cho hay.
Nhiều giải pháp giảm tải nội dung dạy học Để đạt được mục tiêu đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các sở GD&ĐT tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo môn học, xây dựng kế hoạch giáo dục của các môn học nhằm giảm tải nội dung dạy học. Cử tri tỉnh Quảng Bình đề nghị: Bộ GD&ĐT tiếp tục giảm tải nội dung giáo dục đi kèm với giảm tải thời...