Giảm tải có giảm thi?
Việc áp dụng tài liệu giảm tải khiến rất nhiều giáo viên cảm thấy khó khăn vì nếu phải cắt cúp nhiều kiến thức, liệu có đảm bảo được chất lượng của học sinh khi tình trạng thi cử không được điều chỉnh theo kịp thời?
Giáo viên lo lắng
Trong khi các trường tiêu hoc dám mạnh tay cắt bỏ các chương trình theo hướng dẫn của Bộ GDĐT thì với các trường bậc THCS và THPT, giáo viên khá bất an khi… giảm tải.
Lý do khiến giáo viên bất an chính là vì đề thi vào lớp 10 hay thi ĐH có rất nhiều câu yêu cầu kiến thức nâng cao. Tài liệu hướng dẫn giảm tải yêu cầu giáo viên không cho học sinh làm bài tập khó nhưng khi kiểm tra cuối học kỳ hoặc thi chuyển cấp hoặc thi vào trường chuyên, đề thi luôn có câu hỏi nâng cao. Nếu giáo viên không dạy thì học sinh không thể biết cách làm. Bộ yêu cầu giảm tải phần bài tập khó nhưng đề thi không “giảm tải” thì làm sao giáo viên yên tâm?
Một giáo viên dạy Vật lý Trường THPT Việt Đức cho biết, nội dung giảm tải môn Vật lý lớp 11 là bỏ hẳn phần năng lượng tụ điện, một trong những nội dung quan trọng của kỳ thi ĐH. Tương tự, trong chương trình lớp 12, phần con lắc đơn cũng không yêu cầu học sinh phải nắm bài tập. Với tài liệu giảm tải như vậy, các giáo viên rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng thi cử của học sinh nếu cách ra đề thi năm tới không được điều chỉnh.
Cô Tuyết Nga, nguyên giáo viên Trường THPT Kim Liên lo lắng: “Thực tế cho thấy, đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi ĐH, CĐ cách xa nhau một trời một vực. Không phải cứ tốt nghiệp thủ khoa THPT là đã chắc chắn đỗ ĐH. Chưa giảm tải mà học sinh đã phải lao vào các “lò” để luyện thi, giờ Bộ yêu cầu bỏ bớt kiến thức thì học sinh cuối cấp sẽ càng khổ hơn, nếu như Bộ không thay đổi hẳn cách thi như bao nhiêu năm qua”.
Một số giáo viên khác cho biết, do năm học mới bắt đầu từ 15.8, trong khi tài liệu giảm tải đến đầu tháng 9 mới có, nhiều bài giáo viên đã dạy nhưng nằm trong phần giảm tải khiến họ lúng túng, chưa biết sẽ thực hiện tiếp như thế nào.
Video đang HOT
Việc giảm tải cần phải được thực hiện đồng bộ.
Cần sắp xếp lại chương trình sách giáo khoa
Ông Hà Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ cho biết, việc giảm tải cần phải được thực hiện đồng bộ. Nếu cắt bớt đi phần kiến thức này thì phải có cầu nối với phần khác để mạch kiến thức học sinh đang tiếp nhận không bị “hổng”. Giảm tải không có nghĩa là bỏ cái này, bớt cái kia mà phải có sự chọn lọc, bỏ đi cái không cần thiết và thêm vào những cái hợp lý để chương trình học đơn giản hơn, dễ hiểu hơn mà học sinh vẫn đạt được điểm tốt.
Môn Vật lý hiện nay khá nặng về câu hỏi trắc nghiệm bài tập, có nhiều câu đến giáo viên còn thấy khó chứ đừng nói đến học sinh. Vì thế, giảm tải không chỉ là cắt cúp bài học một cách cơ học mà cần soạn lại, sắp xếp lại toàn bộ chương trình SGK hiện nay.
Bộ GDĐT thừa nhận SGK hiện hành còn nhiều bài tập, câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Việc giảm tải chỉ loại bỏ phần không hợp lý trong chương trình nhưng vẫn giữ được mạch, tính lôgic của kiến thức và thống nhất của các bộ môn. Vì thế sẽ không thay đổi SGK hiện hành và học sinh không cần mua SGK mới.
Các Sở GDĐT điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết và chuyển tài liệu về các trường, giáo viên căn cứ vào chương trình – SGK và tài liệu giảm tải để điều chỉnh nội dung dạy học; chủ động chỉ đạo các nhà trường, giáo viên dành thời gian còn dư (do nội dung chương trình đã được cắt giảm) cho việc đổi mới phương pháp, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém.
Chủ trương giảm tải là bớt những nội dung kiến thức dàn trải, chưa cần thiết và không có kiểm tra, thi cử đánh giá những kiến thức đã giảm tải. Bộ GDĐT cho biết, trong các kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh ĐH-CĐ sắp tới, những nội dung giảm tải sẽ không xuất hiện trong đề thi.
Sở GDĐT Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đánh giá việc triển khai thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm ở các cấp học phổ thông sau khi kết thúc học kì I và tổng kết năm học 2011-2012, ghi nhận các ý kiến đóng góp về những điều chỉnh phù hợp, chưa phù hợp trong việc thực hiện dạy học theo hướng tinh giảm; qua đó, Sở sẽ tổng hợp, báo cáo Bộ GDĐT làm cơ sở hoàn thiện hướng dẫn này cho năm học tiếp theo.
Theo 24h.com.vn
Giảm tải cho giáo viên mầm non
Nhằm giải quyết tình trạng giáo viên mầm non ngoài biên chế đồng loạt nghỉ dạy, ngành giáo dục Thanh Hóa quyết định từ tháng 9, giáo viên đứng lớp nhà trẻ, mẫu giáo 3-4 tuổi sẽ chỉ dạy một buổi thay vì hai buổi như trước kia.
Bà Cao Thị Thái, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, tỉnh có gần 13.5000 cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc học mầm non. Trong đó số ngoài biên chế trên 10.300, gồm 8.000 người hưởng chế độ hợp đồng theo quyết định của UBND tỉnh, còn lại thuộc diện hợp đồng với xã và huyện.
Bà Thái cho hay, tháng 5 vừa qua, Sở GD&ĐT đã lập đề án chuyển đổi mô hình trường mầm non bán công sang công lập, tư thục và dân lập. Theo đó, nếu chuyển sang công lập hoàn toàn mà nằm trong vùng 135, 30a, xã bãi ngang ven biển và vùng đặc biệt khó khăn thì giáo viên sẽ được hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Nếu chuyển sang công lập tự chủ một phần ở vùng nông thôn, trung du thì theo tỷ lệ 75-25 (nhà nước hỗ trợ 75% lương còn lại là nhà trường tự lo 25%) còn ở thành phố, thị xã thì theo tỷ lệ 50-50.
Cô giáo bỏ lớp, nhiều trẻ nhỏ không có người trông nom. Ảnh: Lê Hoàng.
Dự kiến khi đề án được thông qua, khoảng 2.000 giáo viên ngoài hợp đồng sẽ được hưởng lương theo ngạch bậc. Để thực hiện đề án cần trên 200 tỷ đồng, tuy nhiên hiện tại kinh phí mới xin được 2/3 nên chưa triển khai được.
Trước mắt, để giảm tải cho giáo viên ngoài biên chế ở các điểm trường lẻ của huyện miền núi, từ tháng 9/2011, ngành giáo dục Thanh Hóa sẽ thực hiện giảm tải cho số giáo viên này từ dạy 2 buổi mỗi ngày xuống dạy một buổi đối với nhà trẻ, mẫu giáo 3-4 tuổi riêng mẫu giáo 5 tuổi vẫn thực hiện 2 buổi mỗi ngày để đảm bảo chương trình phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi.
Trước đó đúng ngày khai giảng 5/9, gần 40 giáo viên ở một số trường mầm non công lập của huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hoá) đã đồng loạt nghỉ việc. Nguyên nhân là chế độ tiền lương quá thấp.
Theo phản ánh của giáo viên, với mức lương thực nhận trên dưới 500.000 đồng một người một tháng (sau khi trừ các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn... hết 30,5%), họ không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Trung bình mỗi ngày công của giáo viên mầm non chỉ được 15.000 đồng trong khi họ phải đứng lớp cả hai buổi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Năm học 2011-2012: giảm tải ở nội dung nào? Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc giảm tải năm học 2011-2012 sẽ tập trung vào 5 nhóm nội dung chính nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nhóm thứ nhất là giảm tải những kiến thức được viết trong chương trình SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau. Chẳng hạn như: Cùng một kiến thức đó được dạy ở cả...