Giảm tải chương trình: Phải đánh giá đúng việc tự học
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố nội dung giảm tải chương trình học các cấp, nhiều giáo viên (GV) tại TP HCM cho rằng giảm tải chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn này là cần thiết.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục và các nhà giáo cho rằng liệu nội dung giảm tải các môn học mà Bộ GD-ĐT công bố đã có sự tham khảo từ chính các GV trực tiếp giảng dạy hay chưa, hay chỉ là nhận định chủ quan của bộ? Sự giảm tải này có nghiên cứu, chọn lọc hay chỉ đơn thuần là rút ngắn theo hình thức cơ học?
Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 10, TP HCM cho biết năm học này diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nên vô cùng khó khăn cho học sinh (HS) lớp 12. Ở môn hóa học, nội dung giảm tải mà Bộ GD-ĐT vừa công bố nhìn chung có giảm tải một số nội dung như: không dạy một số thí nghiệm, bài tập, bài giáo khoa. “Tuy nhiên, có 2 khái niệm cũng làm cho HS, GV lo lắng đó là “khuyến khích tự học” và “tự học có hướng dẫn” vì cả hai đều có học, như vậy thì có thi hay không?” – vị này băn khoăn.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP HCM), cho rằng riêng với môn lịch sử, giảm tải chương trình lần này rất khéo léo và khoa học. Không “cắt cụt” chương trình theo thời gian cơ học mà lấy trọng tâm là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trên cơ sở đó, lược đi những kiến thức không trọng tâm để HS lớp 12 không quá vất vả chạy theo các kiến thức mới nhưng vẫn nắm được khái quát tiến trình lịch sử Việt Nam theo chiều dọc.
“Giảm tải tạo điều kiện cho GV và HS lên kế hoạch ôn tập ngay từ bây giờ và tận dụng các biện pháp online để nắm chắc các kiến thức của học kỳ I, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới” – thầy Du cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, ở môn văn, nhiều GV băn khoăn phần “tự học” của HS nhiều quá, nếu môn nào cũng tự học như vậy lại trở thành quá tải đối với HS.
Cô Văn Trịnh Quỳnh An, GV môn ngữ văn Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP HCM), cho rằng với môn văn thì nội dung giảm tải như vậy là ổn, có nội dung tự học, có cái không dạy. Tuy nhiên, cô An cũng băn khoăn rằng quan trọng là GV có đánh giá đúng tinh thần “tự học” hay không. Và liệu việc ngầm hiểu những bài tự học sẽ không nằm trong nội dung kiểm tra, đánh giá (đặc biệt với lớp 9 và lớp 12) thì có hợp lý không? Nếu vậy, cần có một hướng dẫn về tự học và cách kiểm tra, đánh giá với phần tự học rõ ràng hơn. Môn nào cũng tự học thì liệu có quá tải cho HS không?
Đặng Trinh
Lưu ý để đạt kết quả cao môn Hoá học lớp 8, 9 sau khi tinh giản kiến thức
Học sinh cần nắm rõ các mảng kiến trọng tâm, kiến thức cơ bản của học kì II, ghi chép cẩn thận từng nội dung và ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy theo chủ đề.
Một số nội dung thực hành trên lớp môn Hoá học lớp 8, 9 cũng được tinh giản cho phù hợp với việc học sinh nghỉ học kéo dài do tình hình dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Hải Nguyễn
Tinh giản khoảng 20% kiến thức
Theo bà Phạm Thị Thúy Ngọc, giáo viên Hóa học tại Hà Nội: Vê sô lượng kiên thức được giảm tải ở môn Hoá học cấp trung học cơ sở không nhiều, khoảng 20% lượng tiết học theo chương trình học kì II. Việc điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến học tập và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở các lớp trên.
Nữ giáo viên cho hay tinh thần điều chỉnh đang được áp dụng cho môn này là tinh giản nội dung luyện tập để học sinh tự học, tự luyện ở nhà; tinh giản nội dung thực hành trên lớp, học sinh tự tham khảo tài liệu; tinh giản nội dung bị trùng lặp ở các lớp trên nên cũng không ảnh hưởng đến việc học các lớp tiếp theo của học sinh.
"Việc điều chỉnh, tinh giản chương trình lần này của Bộ là rất hợp lí, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện tại của toàn ngành, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay của cả nước trong thời gian phòng chống dịch COVID-19. Việc cắt giảm chương trình tạo điều kiện cho học sinh hoàn thành tốt hơn nội dung học tập theo khung năm học", bà Ngọc chia sẻ.
Việc cắt giảm này cũng thuận tiện cho giáo viên khi giảng dạy: có thể tích hợp nội dung giữa các tiết học; một số nội dung trong chương trình có sự trùng lặp, nên việc cắt giảm cũng không bị ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh, giảm áp lực học dồn nén khi học sinh trở lại trường học.
Xây dựng lộ trình học ở nhà
Học sinh cần nắm rõ các mảng kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản của học kì II và ghi chép cẩn thận từng nội dung và ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy theo chủ đề.
Môn Hóa học lớp 8, học sinh cân lưu ý 4 chủ đề bao gôm: Oxi, Hiđro, Nước, Dung dịch.
Môn Hóa học lớp 9, học sinh cân lưu ý các chủ đề về Phi kim, Hiđrocacbon, Gluxit, Rượu và axit, Chất béo, Protein, Polime tách riêng.
Cô giáo Phạm Thị Thuý Ngọc nhấn mạnh học sinh cần gâp rút xây dựng lộ trình tự học tại nhà. Ảnh: HM
Với những điêu chỉnh này, học sinh cần gâp rút xây dựng lộ trình tự học tại nhà cho bản thân dựa trên các nội dung trọng tâm của môn học theo khung thời gian từ nay đến 15.7.2020. Mỗi tuần, các em cần lên kế hoạch cho 3 - 4 tiết học của bộ môn, có thể tham gia lớp học online một cách nghiêm túc, tích cực, đảm bảo hoàn thành chương trình với kết quả tốt.
Bên cạnh đó, đê viêc tự học tôt nhât, các em cũng nên xây dựng kế hoạch tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa cũng như học cách đọc sách hiêu quả, cách ghi nhớ bài học theo thẻ nhớ. Hãy cô gắng giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa theo bài và theo tuần, đông thời tích cực liên lạc xin hướng dẫn từ các thầy cô dạy bộ môn.
HUYÊN NGUYỄN
Học sinh thi vào lớp 10 có thể yên tâm với chương trình giảm tải Với chương trình giảm tải vừa được công bố, học sinh Hà Nội sẽ tự tin hơn nhiều trong kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Ảnh minh họa Trong kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới, học sinh Hà Nội sẽ thi 4 môn với nội dung thi nằm trong chương trình giảm tải mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành...