Giảm tải cho giáo viên mầm non
Nhằm giải quyết tình trạng giáo viên mầm non ngoài biên chế đồng loạt nghỉ dạy, ngành giáo dục Thanh Hóa quyết định từ tháng 9, giáo viên đứng lớp nhà trẻ, mẫu giáo 3-4 tuổi sẽ chỉ dạy một buổi thay vì hai buổi như trước kia.
Bà Cao Thị Thái, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, tỉnh có gần 13.5000 cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc học mầm non. Trong đó số ngoài biên chế trên 10.300, gồm 8.000 người hưởng chế độ hợp đồng theo quyết định của UBND tỉnh, còn lại thuộc diện hợp đồng với xã và huyện.
Bà Thái cho hay, tháng 5 vừa qua, Sở GD&ĐT đã lập đề án chuyển đổi mô hình trường mầm non bán công sang công lập, tư thục và dân lập. Theo đó, nếu chuyển sang công lập hoàn toàn mà nằm trong vùng 135, 30a, xã bãi ngang ven biển và vùng đặc biệt khó khăn thì giáo viên sẽ được hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Nếu chuyển sang công lập tự chủ một phần ở vùng nông thôn, trung du thì theo tỷ lệ 75-25 (nhà nước hỗ trợ 75% lương còn lại là nhà trường tự lo 25%) còn ở thành phố, thị xã thì theo tỷ lệ 50-50.
Video đang HOT
Cô giáo bỏ lớp, nhiều trẻ nhỏ không có người trông nom. Ảnh: Lê Hoàng.
Dự kiến khi đề án được thông qua, khoảng 2.000 giáo viên ngoài hợp đồng sẽ được hưởng lương theo ngạch bậc. Để thực hiện đề án cần trên 200 tỷ đồng, tuy nhiên hiện tại kinh phí mới xin được 2/3 nên chưa triển khai được.
Trước mắt, để giảm tải cho giáo viên ngoài biên chế ở các điểm trường lẻ của huyện miền núi, từ tháng 9/2011, ngành giáo dục Thanh Hóa sẽ thực hiện giảm tải cho số giáo viên này từ dạy 2 buổi mỗi ngày xuống dạy một buổi đối với nhà trẻ, mẫu giáo 3-4 tuổi riêng mẫu giáo 5 tuổi vẫn thực hiện 2 buổi mỗi ngày để đảm bảo chương trình phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi.
Trước đó đúng ngày khai giảng 5/9, gần 40 giáo viên ở một số trường mầm non công lập của huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hoá) đã đồng loạt nghỉ việc. Nguyên nhân là chế độ tiền lương quá thấp.
Theo phản ánh của giáo viên, với mức lương thực nhận trên dưới 500.000 đồng một người một tháng (sau khi trừ các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn… hết 30,5%), họ không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Trung bình mỗi ngày công của giáo viên mầm non chỉ được 15.000 đồng trong khi họ phải đứng lớp cả hai buổi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Năm học 2011-2012: giảm tải ở nội dung nào?
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc giảm tải năm học 2011-2012 sẽ tập trung vào 5 nhóm nội dung chính nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Nhóm thứ nhất là giảm tải những kiến thức được viết trong chương trình SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau. Chẳng hạn như: Cùng một kiến thức đó được dạy ở cả môn sinh học, môn hoá học, công nghệ hay cùng một nội dung đó được dạy ở cả môn giáo dục công dân và cả hoạt động ngoài giờ lên lớp (chủ yếu ở cấp THCS và THPT). Ví dụ: Bài 6: mục IV. Trạng thái của chất (trang 24 SGK hóa học lớp 8 THCS) đã được học ở môn Vật Lý THCS; Bài 11. Mục I: Những nhu cầu của cây trồng (trang 37 SGK hóa học lớp 9 THCS) đã được học ở môn Sinh THCS;...
Nhóm thứ hai là giảm tải thứ hai là những nội dung trùng lặp dạy cả ở lớp dưới và lớp trên do chưa lường hết hạn chế của cách xây dựng chương trình SGK theo quan điểm đồng tâm. Ví dụ: Mục I. Ôn tập hàm số bậc nhất và mục II. Hàm số hằng y = b của 2. Hàm số y = ax b (Tr. 39-41), Chương II. Hàm số bậc nhất và bậc hai, Toán lớp 10 sẽ Không dạy vì HS đã học ở 2 và 3 (tr 46-51), Chương II, Đại số lớp 9.
Việc giảm tải sẽ diễn ra ở tất cả các cấp học giúp đẩy cao chất lượng dạy và học
Nhóm thứ ba là giảm tải những bài tập, câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Trong ở cấp Tiểu học, không yêu cầu học sinh xây dựng tiểu phẩm khi học môn đạo đức ; Ở môn Địa lý lớp 6 Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí, câu hỏi 2. Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa? Câu hỏi này yêu cầu kiến thức chuyên sâu, không phù hợp với HS lớp 6 và nội dung của bài không đủ kiến thức để trả lời.
Nhóm thứ tư là rà soát, điều chỉnh những kiến thức mang đặc điểm địa phương. Ví dụ, đối với môn công nghệ thì ở các thành phố có thể dạy về kĩ thuật trồng cây cảnh hay kĩ thuật thuỷ canh thay vì phải dạy kiến thức về trồng cây gây rừng.
Nhóm thứ năm là những bài học trước đây sắp xếp chưa hợp lý nay sẽ được sắp xếp lại. Điều này rõ nhất ở môn Mĩ thuật cấp THCS. Ví dụ: Bài "Mỹ thuật thời Trần" của lớp 7 và bài "Một số công trình mỹ thuật thời Trần" trước đây được dạy cách nhau 8 tuần thì nay sắp xếp hai tiết này ở hai tuần liền nhau để GV và HS thuận tiện hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy - học và mạch kiến thức được liên tục, không ngắt quãng.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc giảm tải lần này sẽ mang lại hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục được sự khó khăn cho HS bởi thời gian học tập ít mà cứ phải học các kiến thức trùng lặp hay vì bài tập, yêu cầu quá cao nên nảy sinh chuyện dạy thêm, học thêm...
Giảm tải cũng sẽ giúp các GV có đủ điều kiện để chủ động dạy học sát với từng nhóm đối tượng, có thêm thời gian cho việc dạy và học tốt hơn các yêu cầu kiến thức phổ thông cần thiết hoặc việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS...
Theo VTC
Bộ GD-ĐT xin ý kiến đóng góp về giảm tải chương trình SGK Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo tài liệu hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học, THCS, THPT theo hướng tinh giảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế. Ảnh minhhoaj Mục đích của việc công bố dự thảo này để cho...