Giảm tải các môn học trong chương trình mới
Nội dung các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giảm kiến thức quá khó và không thiết thực với học sinh.
ảnh minh họa
Đây là khẳng định được đưa ra trong cuộc họp báo công bố dự thảo chương trình các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chiều 19/1.
Việc không đưa các kiến thức quá khó, quá cao siêu là một trong những giải pháp để giảm tải cho chương trình phổ thông. Ngoài ra, kiến thức cũng được giảm bớt thông qua việc tổ chức lại nội dung kiến thức từng môn theo hướng khoa học, hợp lý và hấp dẫn hơn.
Video đang HOT
Phương pháp dạy học sẽ thiên về tổ chức hoạt động thay vì bắt học sinh nghe giảng bài thụ động, một chiều như hiện nay. Dự thảo chương trình các môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng công khai để lấy ý kiến dư luận khoảng 2 tháng. Dự kiến tháng 4 tới, sẽ công bố chương trình chính thức.
Theo VTV
Học gì ở chương trình phổ thông mới?
Các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình phổ thông mới, đến tháng 4 có thể ban hành chương trình môn học.
Chiều 19-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông. So với chương trình hiện hành, chương trình phổ thông mới có nhiều điểm thay đổi theo hướng trang bị năng lực, phẩm chất cho các học sinh. Vì vậy, chương trình mỗi môn học cũng thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu này.
Theo đó, các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.
Cụ thể, ở cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: tiếng Việt, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục lối sống, đạo đức, tự nhiên và xã hội, lịch sử và địa lý, khoa học, tin học và công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số và ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).
Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.
Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn: theo nhóm khoa học - xã hội (gồm các môn giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý), nhóm khoa học tự nhiên (gồm các môn vật lý, hóa học, sinh học), nhóm công nghệ và nghệ thuật (gồm công nghệ, tin học, nghệ thuật). Các môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.
Đặc biệt, hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt tất cả cấp học là hoạt động trải nghiệm.
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về môn ngoại ngữ, GS Nguyễn Lộc, chủ biên môn ngoại ngữ, cho biết chương trình mới kế thừa rất nhiều từ chương trình của Đề án 2020 như: giữ nguyên số tiết học, chuẩn năng lực vẫn dựa vào 6 chuẩn năng lực Việt Nam. "Chương trình đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia và đây là chương trình mở nên chúng tôi rất chờ đợi sự đóng góp của các chuyên gia trong việc viết sách với các chủ đề, chủ điểm mang tính chất gợi ý" - GS Lộc nói. Ông cho hay thêm thời lượng học tiếng Anh ở tiểu học là 140 tiết, tức 4 tiết/tuần, THCS và THPT là 105 tiết, trung bình 3 tiết/tuần.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình phổ thông mới, cho hay theo tiến độ, đến tháng 4 có thể ban hành chương trình môn học. Tuy nhiên, GS Thuyết chưa thể khẳng định thời điểm có sách giáo khoa (SGK) mới. Theo GS Thuyết, do chưa có chương trình môn học nên chưa khởi động việc viết SGK. Ông khẳng định nhiều tổ chức, cá nhân có thể tham gia viết SGK. Đây chỉ là tài liệu chính thức, không phải là pháp lệnh như quan niệm trước đây và giáo viên có thể dựa vào đó để có nhiều sáng tạo trong dạy học.
Liên quan đến việc giảm tải trong chương trình mới, GS Thuyết cho biết việc này tuân theo các nguyên tắc: Giảm kiến thức khó, bớt bài tập lắt léo; tổ chức lại nội dung môn học, tích hợp chương trình; thay đổi phương pháp dạy và học.
GS Thuyết cũng thêm với những môn học mới, tích hợp nhiều môn như khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý ở THCS, các giáo viên sẽ được học bồi dưỡng, học thêm một số tín chỉ để có thể một mình dạy một môn. Ông cho rằng các môn học không đòi hỏi cơ sở vật chất quá đặc biệt, chỉ cần các trường tiểu học bảo đảm học sinh học 6 buổi/tuần. Các địa phương bảo đảm đúng điều lệ trường học, theo đó 35 học sinh/lớp đối với bậc tiểu học và 45 học sinh/lớp đối với THCS.
Một trong những điều kiện để thực hiện thành công chương trình này là đổi mới thi cử, kiểm tra. GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết cách thi cử hiện tại sẽ ổn định đến năm 2020. Khi chương trình mới triển khai đến cấp trung học phổ thông thì sẽ có kiểm tra đánh giá theo cách mới.
Theo NLĐ
Thay đổi cách dạy, kiểm tra thế nào? Chiều 19/1, Bộ GD&ĐT chính thức công bố Dự thảo chương trình môn học mới từ tiểu học đến THPT. Trong đó, nội dung chương trình được giảm tải, hình thành một số môn học mới mang tính tích hợp. Mục tiêu của chương trình mới là giúp hình thành năng lực, phẩm chất nên sắp tới, cách dạy học, kiểm tra, đánh...