Giảm sức ép điểm số
Nhân dịp Bộ GDĐT lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo thông tư “Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số đối với các môn học” ở các trường THCS và THPT, cũng cần nhìn nhận ý nghĩa và giá trị việc đánh giá học sinh (HS) phổ thông bằng hình thức nhận xét.
Ảnh minh họa
Đánh giá kết quả học tập HS ở các trường học của chúng ta, một thời gian dài, hàng nửa thế kỷ nay vẫn duy trì một kiểu đánh giá cũ, lạc hậu đó là ra bài kiểm tra liên tục, chấm điểm và từ đó xếp loại đánh giá về chất lượng học tập, về chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Hình thức đánh giá này gọi là đánh giá kết quả học tập của HS (còn gọi là đánh giá tổng kết hay đánh giá cuối cùng) là dạng đánh giá phổ biến, truyền thống theo phương pháp dạy học cũ. Thực chất dạng đánh giá này là thông qua hình thức ra bài kiểm tra, thi cử, chấm điểm nhằm xem xét kết quả học của HS sau một giai đoạn học nhất định, tức là đánh giá HS khi các em đã học xong một nội dung kiến thức nào đó.
Cần lưu ý rằng, dạng thức đánh giá này thường bám sát vào mục tiêu học tập đã đề ra trong mục tiêu, kế hoạch giáo dục để tiến hành đánh giá, và như vậy, thường nó tách ra khỏi giáo viên trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên, thành tích học tập của HS, lại làm cơ sở đánh giá thành tích của giáo viên, xếp loại và đánh giá nhà trường, nên dạng thức đánh giá này thường gây ra những áp lực lớn trong trường học và xã hội, nguyên nhân chính dẫn tới gian dối, bệnh thành tích trong giáo dục.
Đối ngược với đánh giá kết quả học tập của HS, đánh giá theo quá trình học tập rất được đặc biệt chú ý, nhất là giáo dục tiếp cận năng lực của người học, bắt buộc phải sử dụng dạng thức đánh giá này. Đánh giá theo quá trình học tập là dạng đánh giá quá trình, sự tiến bộ của HS qua các hoạt động học, nó cho thấy sự phản hồi thường xuyên nhằm duy trì sự tiến bộ trong suốt quá trình học của của các em. Có lẽ vì thế, nên đôi khi người ta còn hiểu dạng đánh giá này là đánh giá phát triển. Để đánh giá theo quá trình học tập, giáo viên chủ yếu dùng biện pháp quan sát và ghi chép hay phản hồi thường xuyên thông qua nhận xét bằng lời nói hoặc chữ viết chuyển tới HS. Đánh giá kết hợp và tham khảo với cha mẹ HS, với HS tự đánh giá hoặc các em đánh giá lẫn nhau.
Nếu giáo viên có kỹ năng đánh giá quá trình học tập của HS một cách khoa học, cùng với ý thức trách nhiệm cao của của mình thì hình thức đánh giá ưu việt này có rất nhiều lợi ích, hiệu quả tích cực, chẳng hạn:
Video đang HOT
Tất cả HS đều tự mình thấy được sự tiến bộ của mình, không cảm thấy bị sức ép như khi đánh giá bằng điểm số. Thông qua tự nhận xét, HS tự thấy mình hạn chế ở phần nào, chi tiết nào trong quy trình học và sau đó bản thân đã cố gắng như thế nào để vượt qua những thiếu sót đó.
HS và giáo viên đều cùng cố gắng để thực hiện thành công các nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học. Một khi HS chưa đạt được mục tiêu học, ngoài sự cố gắng của mình thì giáo viên, các bạn trong nhóm hợp tác giúp đỡ để mỗi HS đều học tập tiến bộ. HS có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau cũng như san sẻ công việc dạy học, hoạt động đánh giá của giáo viên. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho trưởng nhóm, hoặc các nhóm đánh giá nhận xét các quy trình học tập đơn giản, hoặc giúp đỡ những HS không hoàn thành được mục tiêu nhỏ về học tập. HS có nhiều cơ hội tương tác, hợp tác, phát triển các kỹ năng, thái độ về giao tiếp, phương pháp trình bày, tạo niềm tin.
Qua đánh giá quá trình học tập của HS, có rất nhiều cơ hội để đánh giá các năng lực, phẩm chất cho HS.
Tóm lại, cách đánh giá quá trình học tập của HS, thông qua nhận xét giúp các em rèn luyện phương pháp học theo cách tư duy khoa học để giải quyết một vấn đề, một tình huống cụ thể. Từ đó hướng cho HS phát huy phương pháp học tập độc lập, sáng tạo và thói quen học tập suốt đời sau này.
TS Nguyễn Tùng Lâm: Tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh chưa khách quan
Trao đổi về dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Tùng Lâm nhận xét: Quy định cụ thể hơn nhưng chưa khách quan.
Ông có ý kiến gì về dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (HS) THCS và THPT của Bộ GD&ĐT đang được lấy ý kiến đến hết ngày 16/7/2020?
- Dự thảo này đã được bổ sung những quy định cụ thể hơn so với Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐTvàtiếp cận được cách đánh giá hiện đại. Bên cạnh hình thức chấm điểm thì có đánh giá khuyến khích HS, chẳng hạn như: HS có tiến bộ, HS có cố gắng, HS thực hiện được những yêu cầu học tập.... Tuy nhiên, với cách đánh giá bằng nhận xét, giáo viên sẽ thêm phần vất vả vì phải mất thời gian làm công việc này.
Đọc hết bản dự thảo Thông tư, tôi nhận thấy Bộ GD&ĐT có quy định cụ thể về điểm kiểm tra đánh giá (KTĐG) thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ. Đặc biệt là, Bộ chấp nhận hình thức kiểm tra qua máy tính, bài tập hỏi đáp, chứ không phải chỉ một kiểu làm bài kiểm tra viết.
Bộ cũng chú ý đến việc đánh giá HS khuyết tật và đưa ra những quy định để động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của các em. Chẳng hạn như những môn HS khuyết tật được miễn sẽ không KTĐG. Nhưng, các môn học hoặc hoạt động giáo dục HS khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu, thì đánh giá theo kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân. Như vậy là cụ thể và rất tốt.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, dự thảo tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ GD&ĐT xây dựng chưa khách quan.
Nhiều ý kiến cho rằng, đánh giá HS bằng nhận xét là nhân văn nhưng làm sao đảm bảo công bằng khách quan khi có yếu tố cảm tính?
- Việc đặt ra vấn đề không khách quan là có. Bất cứ một nhận xét nào cũng đều có cảm tính. Nhưng ở đây chúng ta đặt ra hai vấn đề khác nhau. Thứ nhất, giáo viên phải quan tâm đến sự phát triển của học trò cả phẩm chất và năng lực mới là quan trọng. Giáo viên có thể lúc đầu chưa làm quen với cách đánh giá bằng nhận xét nhưng sau đó sẽ thay đổi dần, chứ không phải chỉ ghi chung chung là HS có tiến bộ.
Nhưng để đảm bảo quyền lợi của HS, Bộ GD&ĐT nên cần đưa thêm quy định: HS được quyền khiếu nại với những nhận xét của thầy cô mà em đó cảm thấy chưa thật đúng, thỏa đáng. Như thế sẽ khách quan, đảm bảo quyền dân chủ của người học; tránh được tình trạng giáo viên trù úm, thành kiến với học trò.
Với quy định, KTĐG định kỳ gồm giữa kỳ và cuối kỳ có đủ? Việc không giới hạn KTĐG thường xuyên, có dẫn đến trường lạm dụng khiến HS bị áp lực?
- Quy định KTĐG định kỳ gồm giữa kỳ và cuối kỳ là đủ vì có tính hệ số. Còn kiểm tra thường xuyên, Bộ GD&ĐT quy định rõ, môn học có 35 tiết trở xuống/năm học có 2 điểm KTĐG thường xuyên, từ 35 tiết đến 70 tiết có 3 điểm KTĐG thường xuyên, môn học từ 70 tiết trở lên có 4 điểm KTĐG thường xuyên.
Ở đây Bộ GD&ĐT cũng đặt vấn đề khuyến khích HS nếu các em làm bài KTĐG thường xuyên chưa đạt yêu cầu được phép làm lại, để lấy điểm tốt nhất. Cho dù Bộ không quy định số lần nhưng chúng ta không lo HS bị áp lực vì giáo viên cũng không thích thú kiểm tra nhiều. KTĐG thêm chỉ áp dụng phần lớn cho HS học kém để các em có cơ hội cải thiện điểm số.
Với yêu cầu thêm cách đánh giá, xếp loại HS bằng điểm số, giáo viên phải thay đổi thế nào?
- Quy định KTĐG HS bằng điểm số và nhận xét có tiến bộ nhưng giáo viên phải được làm quen để thực hiện; và có hướng dẫn cho giáo viên cách nhận xét rất cụ thể theo từng học kỳ, chứ không chỉ ghi chung chung. Thực tế, có những trường hợp giáo viên rất ngại khi nhận xét vào học bạ, chỉ ghi chung chung vài chữ loằng ngoằng như: Tiến bộ, đạt yêu cầu...
Xin cảm ơn ông!
Giáo viên sẵn sàng nhận xét học sinh nhưng lo 'chê thế nào cho đúng' Nhiều giáo viên đồng tình với việc cần phải có sự kết hợp giữa nhận xét và cho điểm mới đảm bảo đánh giá đúng phẩm chất, năng lực học sinh. Tuy nhiên, một số người lại bày tỏ lo ngại "không biết chê thế nào cho đúng". Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Thông tư Sửa đổi,...