Giảm sĩ số để nâng trường chuẩn quốc gia
Sắp tới, TP.HCM sẽ giảm sĩ số học sinh ở nhiều trường mầm non nhằm nâng tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Tại cuộc họp giao ban chuyên môn mầm non ngày 25.12 của Sở GD-ĐT TP.HCM, bà Nguyễn Thị Kim Dung – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non – cho biết hiện TP.HCM có tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia thấp nhất, dưới 10%, trong khi tỷ lệ này ở các tỉnh thành khác là khoảng 50%.
Theo bà Dung, nhiều trường tại TP.HCM đều đạt chuẩn về các tiêu chí nhưng sĩ số lại quá cao nên không thể đạt chuẩn. Do đó, sắp tới, các quận sẽ chọn ra vài trường để giảm sĩ số nhằm nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia.
Đại diện Sở GD-ĐT cho biết các trường mầm non có khả năng đạt chuẩn quốc gia nhưng đang vướng sĩ số cao là Hoa Lư (Q.1), Mầm non 6 (Q.3), Bông Sen (Q.8), Tân Hưng (Q.7), Bình Thọ (Q.Thủ Đức), Cẩm Tú (Q.Bình Tân), Mầm non 2, mầm non 15, Tuổi Xanh (Q.Tân Bình).
Hoàng Quyên
Theo thanh niên
Hà Nội công bố quy hoạch mạng lưới các trường học
Ngày 29/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội nghị "Công bố quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới trường học của Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn 2030."
Theo đó, ở bậc mầm non đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo đạt 90%; 100% trường mầm non thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non, 80% cơ sở giáo dục mầm non ứng dụng tin học trong quản lý và giáo dục trẻ; tỷ lệ trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.
Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu được đầu tư xây thêm phòng lớp mới. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Từ nay đến năm 2030, mục tiêu toàn thành phố xây dựng thêm 724 trường mầm non (bao gồm 500 trường công lập và 224 trường ngoài công lập); trong đó, mỗi xã, phường có ít nhất 1 trường mầm non công lập kiên cố.
Với bậc tiểu học, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020; tỷ lệ trường tiểu học công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%; giảm sĩ số bình quân từ 35 học sinh/lớp vào năm 2010 xuống 30 học sinh/lớp vào năm 2020.
Đồng thời, xây dựng thêm 234 trường tiểu học trong giai đoạn 2011-2030 bao gồm cả công lập và ngoài công lập; trong đó phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa; xây dựng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao.
Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, huy động thanh, thiếu niên đi học đúng độ tuổi đạt 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020; tỷ lệ trường trung học phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.
Đến năm 2030, dự kiến xây thêm 108 trường trung học cơ sở và 112 trường trung học phổ thông. Riêng với hệ giáo dục từ xa đến năm 2020, huy động trên 95% trẻ khuyết tật đi học các lớp phổ cập, trường chuyên biệt. Huy động trên 99% số người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi ra học lớp xóa mù chữ. 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động tốt. Ngoài ra, thu hút 99,5% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chưa học trung học phổ thông vào học chương trình giáo dục thường xuyên; phấn đấu đến năm 2030, xây dựng 3 cơ sở giáo dục từ xa cấp thành phố.
Theo TTXVN
Bất an đi học ở vùng động đất Tuy không nghỉ học hẳn nhưng do lo sợ động đất, các em đi học bữa được bữa mất. Cứ sau mỗi trận động đất mạnh, số học sinh hôm sau đi học giảm sút hẳn... Đó là tình trạng đến trường hiện nay của học sinh vùng động đất Bắc Trà My (Quảng Nam). Ở các huyện miền núi, để vận động...