Giám sát sức khỏe ở tuổi trung niên
Khi bước vào độ tuổi trung niên (từ 45 đến 65), nhu cầu chăm sóc sức khỏe thay đổi, nên thói quen và sinh hoạt hàng ngày cũng cần thay đổi cho phù hợp.
Theo các chuyên gia, một số điều chỉnh trong lối sống sau đây có thể giúp người trung niên bảo vệ sức khỏe tổng thể hiệu quả hơn.
Các bài tập căng duỗi giúp người tuổi trung niên duy trì sự dẻo dai cho cơ thể, cải thiện phạm vi chuyển động.
1. Chú ý các triệu chứng và chủ động tầm soát bệnh
Tiến sĩ Darren P. Mareiniss, chuyên gia y học cấp cứu tại ại học Thomas Jefferson (Mỹ), nhấn mạnh người trung niên phải luôn chú ý đến các triệu chứng cảnh báo bệnh tật, bởi phớt lờ các triệu chứng như giảm cân ngoài ý muốn, đi phân lẫn máu, đau ngực, phù bàn chân hoặc khó thở có thể bỏ lỡ cơ hội chẩn đoán các bệnh nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người trung niên cũng cần chủ động thực hiện tầm soát các bệnh lý thường gặp ở độ tuổi này. Ví dụ, người từ 45 tuổi nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng, phụ nữ trung niên cần tầm soát ung thư vú, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
2. ể tâm đến giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ là một yếu tố quan trọng mà người trung niên cần quan tâm. Chẳng hạn, các triệu chứng như buồn ngủ vào ban ngày hoặc ngáy to có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Các biện pháp can thiệp thích hợp như dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) có thể giúp người mắc bệnh này phòng tránh những hậu quả lâu dài như suy tim và tăng huyết áp phổi.
3. Từ bỏ những thói quen không có lợi cho sức khỏe
Thói quen xấu có thể chuyển biến thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở tuổi trung niên. “Những thói quen như hút thuốc, uống rượu hằng ngày và lạm dụng thuốc tiếp tục gây ra các vấn đề sức khỏe ở tuổi trung niên. ối với người nghiện rượu, họ có thể bị xơ gan hoặc có vấn đề về phụ thuộc rượu nếu đột ngột ngừng uống. Còn người hút thuốc có khả năng phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư, tăng huyết áp hoặc bệnh động mạch vành” – Tiến sĩ Mareiniss cảnh báo.
Tương tự, Tiến sĩ Gbolahan Okubadejo – chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình và cột sống ở khu vực New York (Mỹ) – cho biết lối sống tĩnh tại có thể góp phần gây ra nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường tuýp 2, béo phì và tử vong sớm. Ít vận động còn làm giảm trao đổi chất, tổn thương khả năng điều chỉnh và kiểm soát đường huyết.
Video đang HOT
4. Thường xuyên giữ thẳng cơ thể
Theo chuyên gia Okubadejo, đứng/ngồi sai tư thế làm giảm khả năng vận động theo thời gian, đồng thời làm tăng áp lực lên phần hông gây cứng hông và đau đớn. Tư thế không đúng cũng làm tiêu hao năng lượng, khiến cơ bị hao mòn nhanh hơn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm giảm khả năng giữ thăng bằng và lưu thông máu kém, cũng như đau cổ và đau lưng mãn tính. Trái lại, giữ thẳng cơ thể khi đứng/ngồi không chỉ ngăn ngừa những nguy cơ nói trên mà còn duy trì sự linh hoạt của xương khớp.
5. Thực hiện các bài tập căng – duỗi cơ thể
Khi có tuổi, các gân và cơ dễ bị chấn thương hơn, nên việc luyện tập các bài tập kéo căng cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương và cải thiện sự linh hoạt cho cơ thể. Các bài tập căng duỗi còn giúp cải thiện tư thế và giảm đau nhức cơ về lâu dài, cũng như có thể cải thiện phạm vi chuyển động cơ thể bằng cách giữ cho cơ khỏe mạnh, linh hoạt và mạnh mẽ, không bị căng và co rút lại.
6. Tắm nắng
Duy trì sức khỏe xương tốt là điều cần thiết cho người lớn tuổi, nhằm làm giảm nguy cơ gãy xương. Phơi nắng sáng là biện pháp tự nhiên kích thích cơ thể tạo ra vitamin D – dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn và ngăn ngừa xương bị biến dạng, mỏng hoặc giòn.
Đàn ông sau 40 tuổi không nên quá tự phụ: Ăn đủ 4 loại thực phẩm này vừa bổ sung nội tiết tố, vừa giúp chống lão hóa, duy trì sức khoẻ quý ông
Sức khỏe nam giới tuổi 40 là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quý ông. Độ tuổi 40 nằm trong khoảng tuổi trung niên và cũng là mốc thời gian của những sự thay đổi.
Trong đó, những đổi thay về sức khỏe và nguy cơ mắc một số bệnh là vấn đề rất cần được xem trọng.
Có câu: "Đàn ông 40 như một bông hoa". Đây là câu nói khiến nhiều đấng mày râu tự hào, nhưng sự thật thì sao? Có lẽ không phải là những tín hiệu đáng vui mừng.
Khi người đàn ông bước qua tuổi 40, chức năng cơ thể suy giảm và các cơ quan khác nhau sẽ lão hóa nhanh hơn. Đặc biệt, đối với nam giới ở độ tuổi này có già có trẻ, công việc cũng đang trong giai đoạn phát triển nên gánh nặng đè lên vai rất nhiều.
Ngoài ra, lượng nội tiết tố nam trong cơ thể vào thời điểm này cũng sẽ giảm xuống. Khi thiếu hụt thì sức khỏe của người đàn ông cũng bị ảnh hưởng, thậm chí có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, mạch máu não. bệnh tật, loãng xương và tiểu đường.
Vì vậy, đàn ông khi bước qua tuổi 40 không nên tự phụ một cách mù quáng mà nên chú ý giữ gìn cơ thể nhiều hơn. Thực tế, đối với nam giới, nếu giữ được nội tiết tố nam trong cơ thể ở trạng thái đầy đủ thì thể chất sẽ tốt hơn. Vì nội tiết tố nam là chất chính để duy trì các đặc tính của nam giới.
Cơ thể sẽ phản ứng như thế nào khi nội tiết tố nam không đủ trong cơ thể?
1. Tính khí xấu
Khi còn trẻ, nội tiết tố nam tiết ra mạnh mẽ. Lúc này, hầu hết đàn ông vẫn tâm lý an phận, chăm lo vợ con, nghe theo sự sắp đặt của lãnh đạo. Nhưng sau một độ tuổi nhất định, nội tiết tố nam từ từ giảm đi, nhất là khi bước vào tuổi mãn kinh thì tính tình sẽ trở nên tồi tệ hơn, hay cáu gắt, bực mình vô cớ.
2. Suy giảm năng lượng
Trẻ và khỏe thường được dùng để mô tả một người đàn ông. Lý do chính là khi một người đàn ông còn trẻ, anh ta có đủ nội tiết tố nam, đặc điểm nam tính rất rõ ràng và con người cũng rất sung sức. Tuy nhiên, khi nội tiết tố nam không đủ, nam giới dễ bị mệt mỏi, sinh lực không được như trước. Cũng có một số nam giới bị mất ngủ, trí nhớ và hiệu quả công việc giảm sút.
3. Rụng lông trên cơ thể
Nam giới tiết ra đầy đủ nội tiết tố sẽ khiến lông trên cơ thể phát triển mạnh mẽ. Một số nam giới thậm chí còn cạo râu cách ngày. Tuy nhiên, nếu nam giới thiếu nội tiết tố thì lông trên cơ thể sẽ mọc chậm hơn, thậm chí còn có thể bị rụng, do đó nam giới không đủ nội tiết tố sẽ cho người ta cảm giác "đàn bà" hơn.
Vì vậy, nam giới khi nhận thấy nội tiết tố trong cơ thể không đủ thì nên bổ sung kịp thời. Thực phẩm bổ sung là một cách an toàn và hiệu quả để điều chỉnh nội tiết tố và tăng cường sức đề kháng.
Nam giới bổ sung nội tiết tố nam, đừng quá thanh đạm mà nên ăn nhiều những thực phẩm sau:
1. Hàu
Hàu là một loại thực phẩm rất giàu kẽm. Kẽm là chất không thể thiếu để bổ sung nội tiết tố cho nam giới. Tuy nhiên, so với các loại thực phẩm khác, giá hàu đắt hơn nên nam giới ít khi sử dụng.
2. Vừng đen
Vừng đen là một loại thực phẩm đặc trưng có màu đen, tuy nhỏ nhưng lại có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, bổ thận tráng dương. Vì vậy, nam giới có thể ăn một nắm nhỏ hạt vừng đen mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người không nhai kỹ được nên cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng của nó. Vì vậy, cách tốt nhất để ăn hạt mè đen là xay thành bột rồi ngâm với nước.
3. Nhân sâm
Còn về nhân sâm thì chắc hẳn nhiều người đã từng nghe qua, nó là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng. Chức năng chính của nó là bồi bổ sinh lực cho cơ thể và nâng cao tinh thần. Tất nhiên, bạn không thể ăn nhiều nhân sâm một lúc, tốt nhất nên cắt vài lát nhân sâm mỗi ngày để ngâm nước.
4. Tỏi tây
Tỏi tây có thể nói là một loại rau rất thông dụng trong cuộc sống, đi vào kinh lạc gan thận. Nó không chỉ được mệnh danh là "thực phẩm bổ gan" mà còn có tác dụng tráng dương nên nam giới rất thích hợp ăn tỏi tây thường xuyên. Tỏi tây có thể chế biến thành nhiều món ăn và kết hợp với một số thực phẩm để bổ thận tráng dương như trứng, tôm khô, cá...
Chàng trai 18 tuổi bị viêm tuyến tiền liệt vì thói quen "tự xử", bác sĩ cảnh báo người trẻ đừng chủ quan với 3 biểu hiện sau Viêm tuyến tiền liệt là 1 trong những bệnh nam khoa phổ biến trong xã hội hiện đại. Đáng báo động là nó đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh có thể tiến triển lên ung thư với tỷ lệ tử vong rất cao. Theo GLOBOCAN, 1 dự án của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y...