Giám sát chặt nhóm cổ phiếu giao dịch bất thường
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang ngày càng có nhiều vụ việc thao túng, làm giá chứng khoán được phát hiện.
Không chỉ vậy, lợi dụng mạng xã hội, một số đối tượng đã phát tán những thông tin chưa có kiểm chứng, tin giả mạo trên các diễn đàn, hội, nhóm đầu tư để tung tin đồn, lôi kéo đầu tư.
Ông Nguyễn Công Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Trong 8 tháng năm 2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành 252 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 9,6 tỷ đồng. Ảnh: CTV.
-Giới chứng khoán đang phản ánh hiện tượng một số mã cổ phiếu giao dịch trên thị trường có dấu hiệu bất thường, “thổi giá” tăng mạnh lên đến vài trăm phần trăm trong thời gian ngắn, trong đó có các mã liên quan tới “nhóm Louis”. Cơ quan quản lý đã xác minh các thông tin này ra sao, thưa ông?
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã khiến TTCK Việt Nam biến động mạnh, nhưng cơ bản thị trường đã chứng minh được khả năng chống chịu, phục hồi và tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nói chung, UBCKNN nhận thấy gần đây, một số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch có biến động mạnh, có dấu hiệu bất thường về khối lượng giao dịch, về giá.
Không chỉ riêng một hay một nhóm cổ phiếu nào, bao gồm cả các mã có liên quan đến “nhóm Louis”, tất cả các cổ phiếu có dấu hiệu bất thường đều được cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ.
Theo Luật Chứng khoán mới, công tác giám sát thị trường chứng khoán được nâng lên theo 3 cấp, từ công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) và UBCKNN. Đây là công tác thường xuyên, liên tục nên các dấu hiệu giao dịch bất thường của cổ phiếu luôn được theo dõi rất chặt chẽ. UBCKNN cũng thường xuyên chỉ đạo các đơn vị chức năng, hai Sở GDCK giám sát chặt chẽ các cổ phiếu có dấu hiệu giao dịch bất thường trên thị trường.
Trên cơ sở kết quả giám sát, UBCKNN phối hợp với 2 Sở GDCK phân tích, đánh giá, tổ chức kiểm tra để làm rõ các giao dịch có dấu hiệu bất thường của cổ phiếu trên TTCK, phối hợp cơ quan chức năng xử lý nghiêm nếu phát hiện các hành vi vi phạm.
Công nghệ đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho xã hội nói chung và TTCK nói riêng nhưng cũng đang tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát, xử lý tin đồn, tin giả mạo liên quan tới thị trường. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Video đang HOT
Sự hỗ trợ của công nghệ đã làm thay đổi tích cực đối với TTCK, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia TTCK từ bước mở tài khoản, giao dịch, tra cứu thông tin, đào tạo… Công ty chứng khoán (CTCK) có thể cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, phát triển, cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại tới các khách hàng.
Đối với cơ quan quản lý, công nghệ cũng đã hỗ trợ rất tích cực trong công tác giám sát trên thị trường thông qua các hệ thống giám sát giao dịch, hệ thống công bố thông tin… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường, sự tác động của cuộc CMCN 4.0 cũng tạo ra rủi ro, nguy cơ về phát tán thông tin không chính thống, thậm chí thông tin sai lệch, tin giả về thị trường, tạo ra áp lực cho cơ quan quản lý trong việc kiểm soát, xử lý tin đồn, tin giả mạo trên TTCK.
Thời gian qua, rất nhiều các hội, nhóm liên quan tới chứng khoán được tạo ra trên mạng xã hội. Đây là nơi trao đổi, tham khảo thông tin, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc ra quyết định mua, bán trên TTCK nhưng đã xuất hiện hiện tượng lợi dụng các diễn đàn, hội, nhóm đầu tư để tung tin đồn, lôi kéo, phát tán thông tin chưa có kiểm chứng và cả tin giả mạo. Nhiều CTCK cũng đã phải gửi email cho khách hàng cảnh báo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nhằm thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin, lôi kéo khách hàng tham gia đầu tư không hợp pháp.
Trong quá trình giám sát, thanh tra, UBCKNN đã phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ việc; đồng thời xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi tạo dựng, lan truyền, cung cấp thông tin giả mạo, sai sự thật liên quan đến hoạt động chứng khoán trên không gian mạng.
Vừa qua, cơ quan công an đã hỗ trợ UBCKNN xác minh, truy tìm đối tượng cung cấp văn bản giả mạo của HoSE, cung cấp thông tin sai sự thật trên mạng. Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt đối với một cá nhân về hành vi này.
Thưa ông, dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Riêng đối với công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trên TTCK có ảnh hưởng thế nào khi nhiều tỉnh, thành trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội kéo dài?
Trong bối cảnh nhiều địa phương trong cả nước áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBCKNN đã có sự điều chỉnh linh hoạt hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành để đảm bảo các hoạt động không bị gián đoạn, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả. UBCKNN tạm thời giãn đoàn thanh kiểm tra trực tiếp, chủ động điều chỉnh kế hoạch kiểm tra theo hướng giảm số lượng các công ty dự kiến đi thanh tra có trụ sở đặt tại các tỉnh thành phía Nam nhưng tăng cường công tác giám sát, phối hợp giám sát thường xuyên và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK, góp phần tích cực để thị trường phát triển ổn định.
Đồng thời, vẫn quyết liệt triển khai đoàn kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân, nhất là các dấu hiệu thực hiện hành vi thao túng thị trường.
Việc tăng cường hoạt động giám sát, thu thập thông tin từ xa đảm bảo cho việc giám sát tuân thủ pháp luật mang tính liên tục, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, đảm bảo thực thi pháp luật trong bối cảnh hệ thống pháp luật chứng khoán mới có hiệu lực từ đầu năm 2021.
TTCK được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng và nhận được quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư cá nhân. Trên vai trò là cơ quan quản lý trực tiếp TTCK, ông có thông điệp gì gửi tới cộng đồng nhà đầu tư, đặc biệt là các NĐT nhỏ lẻ mới tham gia thị trường?
Trước diễn biến khó lường và tác động để lại của dịch COVID-19, diễn biến của TTCK được dự báo sẽ có nhiều biến động hơn. Để đầu tư an toàn hiệu quả, khi tham gia TTCK, nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức về chứng khoán, TTCK, tài chính doanh nghiệp; nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Việc đầu tư cần phải xem xét thấu đáo dựa trên đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư tìm hiểu thông tin và trao đổi thông tin liên quan đến TTCK cần lưu ý việc tham khảo, kiểm chứng dựa trên các kênh chính thống của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chức năng hoặc từ chính doanh nghiệp. Các luồng thông tin trên không gian mạng có thể xem là một kênh thông tin tham khảo và nhà đầu tư nên cẩn trọng để tránh bị lôi kéo, cuốn theo, từ đó đầu tư theo cảm tính. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, hạn chế khả năng tác động và việc lan truyền thông tin sai lệch, giả mạo trên không gian mạng.
Thống kê của UBCK Nhà nước, trong 8 tháng năm 2021, cơ quan này đã triển khai 7 đoàn kiểm tra đột xuất giao dịch của nhà đầu tư. Trên cơ sở kết quả giám sát thường xuyên và thanh kiểm tra, UBCK Nhà nước đã ban hành 252 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 9,6 tỷ đồng.
-Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thị trường chứng khoán ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm
Ngày 9/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.
Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán tại sàn HOSE. Ảnh: Hứa Chung/TTXVN
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tập trung đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, tạo động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoàn thành xây dựng, trình Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021- 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn về dài hạn.
"Ngành chứng khoán cần hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin KRX phục vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán nhằm triển khai các sản phẩm tài chính mới, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thị trường", Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải đề nghị.
Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải cũng đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục tăng cường năng lực giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; trong đó, ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm, có kịch bản phòng ngừa khủng hoảng, đảm bảo hoạt động ổn định của khu vực tài chính quốc gia.
Tại Hội nghị, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trên thị trường cổ phiếu, chỉ số liên tiếp lập đỉnh cao mới, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tăng mạnh thứ 2 trên thế giới. Tính đến ngày 30/6/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.408,55 điểm, tăng 27,6% so với cuối năm 2020.
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu tiếp tục bùng nổ, cán mốc trên 1 tỷ USD/phiên nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới đạt mức cao kỷ lục. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới đã tăng 58% so với cả năm 2020.
Thị trường trái phiếu duy trì ổn định với thanh khoản đạt 11,765 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 13,2%. Tổng mức huy động vốn thực tế trên thị trường chứng khoán ước đạt 176,745 nghìn tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả với khối lượng giao dịch bình quân đạt 188,865 nghìn hợp đồng/phiên, tăng 20% so với năm trước. Thị trường chứng khoán phái sinh đã có thêm sản phẩm mới là hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm. Sản phẩm này được chính thức đưa vào giao dịch từ ngày 28/6 vừa qua. Cùng đó, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm ngày càng thu hút đông đảo công chúng đầu tư.
Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 30/6, Mức vốn hóa thị trường đạt 6.838 nghìn tỷ đồng, tăng 29,2% so với cuối năm 2020, tương đương 108,7% GDP.
Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường tính đến cuối đạt 1,58 triệu tỷ đồng, tăng 4% với cuối năm 2020 với 753 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán và 907 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCOM.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức huy động vốn thực tế trên thị trường chứng khoán ước đạt 176,745 nghìn tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể so với cùng kỳ, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa tới 197%, ước đạt 26,857 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng ước đạt 8,394 nghìn tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ tăng 63% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 141,493 nghìn tỷ đồng.
Về hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn, từ đầu năm đến nay, 2 Sở Giao dịch chứng khoán đã tổ chức 5 phiên cổ phần hóa, 1 phiên thoái vốn và 2 phiên đấu giá khác với tổng giá trị đạt hơn 1,419 nghìn tỷ đồng.
Trong nửa đầu năm 2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp phép thành lập, chào bán cho 4 quỹ đầu tư mới, nâng tổng số quỹ đầu tư lên 58 quỹ. Tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ tăng 36% so với cuối năm 2020
Bên cạnh việc triển khai tái cấu trúc, việc quản lý hoạt động phát hành chứng khoán, quản lý công ty đại chúng cũng luôn được theo dõi tăng cường. Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng tinh vi, phức tạp.
Dù tình hình dịch COVID-19 gây ít nhiều khó khăn, nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai 7 đoàn kiểm tra đột xuất giao dịch của nhà đầu tư đối với 7 mã cổ phiếu. Trong nửa đầu năm 2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ban hành tổng cộng 190 quyết định xử phạt hành chính đối với 156 cá nhân và 34 tổ chức với tổng số tiền phạt là 5,66 tỷ đồng.
TIG dự kiến chào bán 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (mã Ck: TIG) vừa thông qua Nghị quyết thực hiện phương án phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá chào bán 10.500 đồng/cổ phiếu. Dự kiến thời gian thực hiện trong tháng 6 - 7/2021 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận....