Giảm nguy cơ ung thư, mất trí nhớ ở bệnh nhân tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường vốn có nguy cơ cao mắc một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh thận, bệnh võng mạc và bệnh thần kinh.
Nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Úc còn phát hiện bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc một số loại ung thư cao gấp 3 lần và khả năng mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 60% so với dân số chung. Dựa vào nguyên nhân, họ đã đưa ra những khuyến cáo giúp người bệnh phòng ngừa những biến chứng này.
Đường huyết cao là yếu tố nguy cơ gây mất trí nhớ và ung thư. Ảnh: Empoweryourhealth
Đường huyết cao thúc đẩy chứng mất trí nhớ
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Tim và Bệnh tiểu đường Baker ở Melbourne nhận diện mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường với chứng mất trí nhớ dựa trên sự tổn thương của các mạch máu nhỏ, mà theo họ có thể dẫn đến “nhiều cơn đột quị nhỏ”. Điều này gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong não và hình thành chứng mất trí. Theo các chuyên gia, tất cả bắt nguồn từ các sản phẩm cuối cùng của quá trình glycat hóa (AGEs) và tình trạng viêm.
AGEs về cơ bản là glucose tích tụ và làm hỏng mạch máu cũng như các đầu dây thần kinh của toàn cơ thể. Nó tồn dư trong máu và góp phần làm tăng nồng độ HbA1c tổng thể, trong đó, xét nghiệm máu cho thấy chỉ số HbA1c càng cao thì khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể càng kém. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng tiểu đường ở mắt, thận, ngón tay, ngón chân và các bộ phận khác của cơ thể. Nghiên cứu do Tiến sĩ thần kinh học Alex Reeves dẫn đầu tại Đại học Y khoa Dartmouth ở New Hampshire (Anh) cho thấy những người mắc chứng mất trí nhớ có hàm lượng AGEs rất cao và có bệnh về các mạch máu nhỏ.
AGEs cũng song hành với chứng viêm – yếu tố chủ chốt góp phần gây ra hầu hết các bệnh mãn tính như tim mạch và mất trí nhớ. Lý do là AGEs cấu thành từ prôtêin, glucose và lipid-glucose, có tính gây viêm cao. Được biết, AGEs cũng là chất sinh ra khi chúng ta tiêu thụ thịt nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao như chiên, nướng.
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ung thư
Video đang HOT
Lượng đường dư thừa trong máu cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư. Nghiên cứu mới nhất của Viện Baker chứng minh lượng đường dôi dư trong máu sẽ nuôi dưỡng tế bào ung thư. Tiến sĩ Jonathan Shaw, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, tế bào ung thư rất thích đường, vì vậy lượng đường gia tăng đồng nghĩa bệnh ung thư dễ phát triển hơn.
Cụ thể, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao gấp 3 lần, ung thư gan hoặc nội mạc tử cung cao gấp đôi người bình thường. Nguy cơ phát triển ung thư ruột và ung thư vú của bệnh nhân tiểu đường cũng cao hơn lần lượt 30% và 20%.
Biện pháp giảm nguy cơ mất trí nhớ, ung thư
Các chuyên gia cho biết AGEs là một phần tất yếu của quá trình lão hóa và chúng ta không thể loại bỏ chúng 100%, bởi ai cũng cần glucose trong máu. Tuy nhiên, Tiến sĩ Reeves cho biết bạn có thể trì hoãn quá trình này bằng cách giảm lượng đường trong máu và giảm viêm tổng thể, qua đó giảm biến chứng do tiểu đường. Tập thể dục là cách đơn giản để giúp cơ thể loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, từ đó làm giảm nồng độ AGEs và cả chứng viêm.
Thói quen sống là một yếu tố quan trọng mà bạn có thể tập trung can thiệp để cải thiện sức khỏe hiện tại và bảo vệ sức khỏe tương lai. Theo đó, chuyên gia khuyên dùng chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn, giảm lượng đường trong thực phẩm và đồ uống, tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc, giảm cân (nếu cần).
Tiến sĩ Reeves cũng khuyến nghị bổ sung các chất chống ôxy hóa có khả năng giảm AGEs như rau quả giàu vitamin C, củ nghệ, bổ sung vitamin nhóm B và axít alphalipoic, quercetin (củ hành tím, bông cải xanh, đậu bắp), resveratrol (nho đỏ, việt quất, sô-cô-la đen)…
Can thiệp lối sống giúp đẩy lùi tiểu đường tuýp 2
Áp dụng chế độ ăn kiểm soát calo nghiêm ngặt và tập thể dục có thể đảo ngược bệnh tiểu đường tuýp 2.
Đó là kết quả cuộc thử nghiệm lâm sàng do các chuyên gia tại Đại học Y Weill Cornell (Qatar) thực hiện từ năm 2017 trên 150 người, trung bình 42 tuổi, mới được chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2. Họ được chia ngẫu nhiên thành nhóm đối chứng có chế độ chăm sóc tiêu chuẩn và nhóm can thiệp với chương trình tập luyện và ăn kiêng. Trong đó, nhóm can thiệp áp dụng chế độ ăn ít calo 12 tuần, trước khi chuyển sang chế độ ăn lành mạnh nhưng vẫn kiểm soát hàm lượng calo 12 tuần tiếp theo, song song với tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần và đi bộ ít nhất 10.000 bước/ngày.
Sau 12 tháng, các nhà khoa học nhận thấy bệnh nhân nhóm can thiệp giảm trung bình 12kg so với 4kg ở nhóm đối chứng. Quan trọng hơn, 61% đối tượng trong nhóm thay đổi lối sống đã đẩy lùi căn bệnh so với chỉ 12% số người giảm bệnh ở nhóm được chăm sóc tiêu chuẩn. Kết quả trên ủng hộ nghiên cứu tại Anh năm 2018, trong đó ghi nhận 46% người tham gia đã thuyên giảm bệnh sau 12 tháng kiểm soát cân nặng nghiêm ngặt.
Tác giả nghiên cứu, Giáo sư Shahrad Taheri, xác định giảm cân có liên quan trực tiếp với cải thiện bệnh tiểu đường. Riêng với tiểu đường tuýp 2, dạng bệnh này có thể được đẩy lùi hoan toan nếu người bệnh sớm có biện pháp kiểm soát cân nặng, từ đó tránh những biến chứng nghiêm trọng làm giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Giáo sư Taheri khẳng định can thiệp chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp cho mọi lứa tuổi. – ĐƯỜNG THẤT
Làm thế nào để đánh bại chứng nghiện đường?
Đường có thể cho chúng ta cảm giác tăng sự tỉnh táo, tâm trạng và năng lượng. Nhưng khi chúng ta ăn nhiều đường hơn nhu cầu của cơ thể có thể dẫn đến béo phì, mất trí nhớ, bệnh tim, tiểu đường...
Khi chúng ta ăn nhiều đường hơn nhu cầu của cơ thể, nó sẽ được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen làm dự trữ nhiên liệu. Đường gây ra sự gia tăng insulin hormone và chúng ta càng ăn nhiều đường, càng nhiều insulin được sản xuất, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường có thể là nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường... Ảnh: Internet
Ngoài ra, lượng đường dư thừa góp phần gây ra stress ôxy hóa trong cơ thể dẫn đến viêm, viêm gây ra các bệnh mạn tính bao gồm: tiểu đường, bệnh tim, ung thư, béo phì, mất trí nhớ...
Với chế độ ăn uống sau đây có thể giúp bạn đánh bại cơn thèm đường hoặc mất kiểm soát với các món ăn ngọt.
Ăn nhiều trái cây tươi
Trái cây có vị ngọt tự nhiên, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa mạnh, chứa đầy chất xơ, nước và rất giàu hương vị.
Trái cây là một thực phẩm tuyệt vời, bổ dưỡng để đánh bại chứng nghiện đường của bạn. Bắt đầu bằng việc thêm một khẩu phần trái cây vào mỗi bữa ăn, bạn có thể thấy mình thèm ít đường hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái cây có tác dụng chống béo phì thông qua các cơ chế như cải thiện cảm giác no, giảm cảm giác thèm đường, điều chỉnh hệ thực vật đường ruột và ảnh hưởng đến cơn đói và hormone bão hòa.
Ăn thực phẩm chứa nhiều crom, magie và kẽm
Theo eMediHealth, crom, magie và kẽm giúp tăng cường độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, do đó ổn định lượng đường trong máu và giảm cảm giác thèm đồ ngọt. Chúng cũng có nhiều trong thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến, nên chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống hằng ngày của chúng ta.
Dưới đây là những thực phẩm phổ biến chứa các khoáng chất:
Thực phẩm giàu crom: Táo, chuối, bông cải xanh, ngũ cốc, mầm lúa mì, cam, hành tây, khoai tây, đậu xanh, cà chua sống, hạt tiêu đen, nước nho.
Thực phẩm giàu magie: Các loại hạt, rau lá xanh, quả sung, quả bơ, quả mâm xôi, các loại đậu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, ca cao thô, sôcôla đen, đậu phụ.
Thực phẩm giàu kẽm: Hàu, thịt bò, rau bina, hạt bí ngô, các loại hạt, sôcôla đen, thịt heo, thịt gà, đậu, nấm.
Chuyên gia nổi tiếng ngành y "tiết lộ" 10 quy tắc giúp cơ thể trường thọ và ngừa ung thư, riêng phụ nữ cần đặc biệt lưu ý điều số 5 "Nhóm người hay mắc ung thư thường là phụ nữ làm trong những ngành nghề cần sự tập trung cao độ như kiểm toán, nhân sự hay giáo viên..." - He Yumin, giáo sư tại Đại học Y cổ truyền Trung Quốc chia sẻ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng sức khỏe cần được định nghĩa chính xác trên cả...